Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

TOP 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều gồm có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều (Có đáp án, ma trận)

    Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

    Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
    Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
    Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
    Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

    Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
    Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
    Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
    Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

    Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
    Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
    Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
    Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

    (Chiều xuân – Anh Thơ)

    Câu 1 (1.0 điểm): Bức tranh chiều xuân hiện lên trong bài thơ có đặc điểm gì?

    Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Đò biếng nằm lười mặc nước sông trôi/Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng”?

    Câu 3 (1.0 điểm): Tâm trạng của tác giả hiện lên như thế nào qua bài thơ?

    Câu 4 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn (7 – 10 dòng) thể hiện cảm nhận của anh/chị về bức tranh quê buổi chiều xuân được tác giả phác họa trong bài thơ.

    PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

    Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.

    Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Câu 1

    Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên với vẻ bình dị, mộc mạc nhưng vẫn tràn đầy sức sống.

    Câu 2 (1.0 điểm):

    Biện pháp tu từ: Nhân hóa

    Tác dụng: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp cho các sự vật đò, quán tranh trở nên sinh động, có hồn và góp phần khắc họa thiên nhiên làng quê yên bình, đượm buồn

    Câu 3 (1.0 điểm):

    Bài thơ đã khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ Bắc đẹp nên thơ, thi vị, phảng phất cái buồn dìu dịu.

    Câu 4 (2.0 điểm):

    Chúng ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu cảnh chiều xuân dẹp đẽ đặt biệt là qua bài thơ “Chiều xuân”. Chiều xuân là một bức tranh đẹp đầy thi vị và chất thơ. Bức tranh chiều xuân ấy có thể bắt gặp bất cứ đâu cũng như rất dễ bắt gặp cảnh mưa bụi, bến vắng, con đò trong trạng thái nghỉ ngơi. Xa xa là quán tranh im lìm bên cạnh chòm xoan tím rụng tơi bời,ư. Ta có thể nói đây mà một bức tranh chiều xuân vắng lặng yên bình. Cảnh thiên nhiên hiện lên thật thơ mộng đẹp đẽ nhưng có chút đượm buồn. Qua đoạn thơ trên có thể cảm nhận được tâm hồn tinh tế nhạy cảm của tác giải trước cảnh chiều xuân. Đồng thòi người đọc còn cảm nhận được tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả.

    II.PHẦN VIẾT (5 Điểm)

    Các em tham khảo dàn ý dưới đây

    1. Mở bài

    Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương và dẫn dắt vào bài Vịnh khoa thi Hương.

    2. Thân bài

    a. Hai câu đề

    Nhà nước ba năm mở một khoa: lời thông báo, giới thiệu của tác giả về quy định bình thường của lệ thi cử nước nhà xưa nay.

    Trường Nam thi lẫn với trường Hà: Vốn là hai nơi khác nhau, hai trường thi khác nhau, nhưng năm nay thí sinh của hai trường này lại ngồi trộn lẫn với nhau.

    Từ “lẫn” diễn tả khung cảnh nhốn nháo, ô hợp của trường thi, đối lập với sự trang nghiêm cần có trong một kì thi hương quan trọng của triều đình.

    → Dẫn dắt vào bối cảnh của kì thi một cách tài tình, độc đáo, phần nào phản ánh được thực trạng kì thi lúc bấy giờ.

    b. Hai câu thực

    Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ: Sĩ tử” là những người đi thi, đáng ra phải trông thật nho nhã, trang trọng, vậy mà ở đây toàn thấy là sự luộm thuộm, lôi thôi. Đảo chữ “lôi thôi” lên đầu câu để nhấn mạnh cái sự nhếch nhác của các sĩ tử trong mùa thi hương lần này → gợi lên sự xiêu vẹo, sự đổ gãy, lếch thếch của những kẻ sau này vốn sẽ trở thành những trụ cột tương lai của đất nước.

    Ậm ọe quan trường miệng thét loa: Cái âm thanh “ậm ọe” ấy chỉ là những thanh âm ú ớ, không rõ tiếng rõ lời, nhưng lại được gân lên bằng sự la lối của đám quan lại trường thi. Sự trang trọng trong việc gọi tên vào thi của kì thi hương ấy đã bị những kẻ làm quan kia lấn át, làm lu mờ bởi sự phách lối, vênh váo của những kẻ dựa hơi mà chẳng có chút thực quyền nào.

    → Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật lên khung cảnh của trường thi. Nhưng trong đó, người ta thấy không chỉ là bóng dáng của trường thi với kì thi hương mà còn thấy khung cảnh hỗn tạp, nhốn nháo của đất nước khi rơi vào tình nửa thực dân nửa phong kiến.

    c. Hai câu luận

    Hình ảnh của một “ông Tây” với “bà đầm” phản ánh thật đúng với cái tình cảnh của nước ta thời bấy giờ: người dân trở thành nô lệ, triều đình là một bức bình phong còn thực quyền ở trong tay người Pháp.

    Tú Xương đặt cái “váy” của bà đầm và cái “lọng” của ông quan Tây được đặt ngang bằng, ghép hai hình ảnh đó lại, người ta thấy đó là mỉa mai đầy châm biếm

    Từ “quan sứ” để nói về ông quan tây nhưng lại dùng từ “mụ đầm” khi nói về vợ của ông ta, đây chẳng phải là một sự khinh bỉ, một sự “chơi xỏ” mà Tú Xương dành cho viên Toàn quyền Pháp.

    d. Hai câu kết

    “Đất Bắc” vốn là từ chỉ Hà Nội, là nơi hội tụ của ngàn năm kinh đô, là nơi của bậc đế vương ngự trị.

    “Nhân tài” ở đây là một từ phiếm chỉ, là những kẻ đã từng một lần mơ ước được bước qua cánh cửa thi hương này và cũng là những kẻ đã từng đặt chân đến đây hãy nhìn xem “cảnh nước nhà”.

    → Lời thơ như một tiếng than đau xót vô vàn của Tú Xương khi mắt phải nhìn thấy đất nước đang dần rơi vào tay giặc.

    3. Kết bài

    Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ; đồng thời nêu lên cảm nghĩ của bản thân.

    Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8

    CHỦ ĐỀ

    MỨC ĐỘ

    Tổng số câu

    Điểm số

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VD cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    Đọc hiểu văn bản

    0

    1

    0

    1

    0

    2

    2

    Thực hành tiếng Việt

    0

    1

    0

    1

    1

    Viết

    0

    2

    0

    1

    7

    Tổng số câu TN/TL

    0

    1

    0

    1

    0

    2

    0

    1

    0

    5

    10

    Điểm số

    0

    1

    0

    1

    0

    7

    0

    1

    0

    10

    10

    Tổng số điểm

    1.0 điểm

    10%

    1.0 điểm

    10%

    7.0 điểm

    70%

    1.0 điểm

    10%

    10 điểm

    100 %

    10 điểm

    BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

    MÔN: NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU

    Nội dung

    Mức độ

    Yêu cầu cần đạt

    Số ý TL/

    Số câu hỏi TN

    Câu hỏi

    TL

    (số ý)

    TN

    (số câu)

    TL

    (số ý)

    TN

    (số câu)

    ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

    4

    0

    Nhận biết

    – Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

    – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

    – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

    1

    0

    C1

    Thông hiểu

    – Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

    – Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

    1

    0

    C3

    Vận dụng

    – Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

    – Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

    – Thông điệp từ văn bản

    1

    0

    C4

    Vận dụng cao

    – Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ cũng như tác dụng của biện pháp đó.

    1

    0

    C2

    VIẾT

    1

    0

    Vận dụng

    Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

    *Nhận biết

    – Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

    – Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

    *Thông hiểu

    – Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

    – Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

    – Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

    * Vận dụng

    – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

    – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

    1

    0

    C1 phần tự luận

    ………..

    Tải file tài liệu để xem thêm đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *