Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 gồm 6 đề thi có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác kèm theo ma trận. Thông qua đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

TOP 6 Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 6 đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán 8 Chân trời sáng tạo.

Bộ đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

    1. Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo – Đề 1

    1.1 Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8

    PHÒNG GD&ĐT………..

    TRƯỜNG THCS…………….

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2
    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN NGỮ VĂN 8

    Thời gian: 90 phút

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

    … “ Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ.Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.”

    (Trích “ Đi bộ ngao du”)

    Câu 1 (1.0 điểm). Khái quát nội dung chính của đoạn văn trên.

    Câu 2 (1.0 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

    Câu 3 ( 2.0 điểm). Câu văn:Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả.” Câu văn trên sử dụng những nghệ thuật gì? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy trong câu?

    Câu 4 ( 1.0 điểm). Đặt một câu cầu khiến với mục đích khuyên bảo.

    II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

    Câu 1 (5.0 điểm). Từ thực tế cuộc sống hãy chứng minh: Lợi ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.

    1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Câu 1 (1.0 điểm).

    Khái quát nội dung chính của đoạn văn: Lợi ích, vai trò quan trọng của việc đi bộ ngao du : tăng cường sức khỏe, tinh thần vui vẻ, thoải mái; đời sống tinh thần cũng từ thế mà tốt hơn.

    Câu 2 (1.0 điểm).

    Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận

    Câu 3 ( 2.0 điểm).

    Câu văn trên sử dụng những nghệ thuật là so sánh

    Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy trong câu là nói lên cảm nhận của người ngồi trong xe cỗ xe tốt và những người đi bộ. Thể hiện cảm xúc của q họ qua phép so sánh

    Câu 4 ( 1.0 điểm).

    Đặt một câu cầu khiến với mục đích khuyên bảo.

    Hãy biết trân quý những điều tốt đẹp, giá trị cao đẹp xung quanh mình!

    II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

    Gợi ý dàn ý tham khảo 

    A, Mở bài:

    Nêu lợi ích khái quát của việc tham quan du lịch đối với học sinh:

    – Trạng thái tinh thần và sức khỏe luôn tốt hơn sau mỗi lẫn tham quan

    – Là sự mở mang trí óc và khơi gợi tình cảm của con người với thiên nhiên

    B, Thân bài:

    Chứng minh rằng tham quan du lịch rất bổ ích với học sinh

    1, Những chuyến tham quan du lịch đem lại sức khỏe rất tốt cho học sinh

    a, Là cơ hội rất tốt để học sinh được hoạt động và vui chơi hết mình và lành mạnh

    – Vận động và vui chơi luôn là những vấn đề hạn chế ở các trường học, đặc biệt là trung học cơ sở và trung học phổ thông.

    – Những dịp đi tham quan du lịch là những dịp để học sinh cùng hoạt động và chơi đùa với các bạn; hơn nữa thiên nhiên và bầu không khí trong lành của địa điểm tham quan luôn làm học sinh cảm thấy thích thú hoạt động.

    – Hoạt động thoải mái và tùy thích:

    + Tự do thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên

    + Tự do khám phá, chơi đùa

    b, Gây ảnh hưởng tích cực đến học sinh sau khi tham gia các hoạt động trên:

    – Sau những chuyến tham quan như vậy, học sinh sẽ ăn ngon miệng hơn và có giấc ngủ sâu hơn, đấy chính là lợi ích của tham quan du lịch đối với học sinh.

    2, Những chuyến tham quan du lịch đem lại sự sảng khoái về tinh thần cho học sinh

    a, Là sự thay đổi không khí rất cần thiết, giúp học sinh thư giãn và giải tỏa căng thẳng:

    – Tham quan và du lịch ngoài thiên nhiên giúp ta hít thở bầu không khí trong lành, làm tinh thần sảng khoái và tâm trạng thoải mái

    b, Là sự tự do và thoải mái về tâm lí về tâm lí:

    – Thoát ly khỏi những căng thẳng và lo toan thường ngày

    – Những hoạt động đầy bổ ích cùng bạn bè sẽ góp phần làm cho học sinh thêm hứng khởi, nhiệt tình và trạng thái tinh thân luôn thả lỏng, thoải mái

    3, Là cơ hội để học sinh mở mang trí tuệ, hiểu thêm, kiến thức mới và có ví dụ thực tế cho những kiến thức đã học:

    a, Hiểu biết thêm về lịch sử và quá trình hình thành, phát triển của địa điểm tham quan:

    Ví dụ: Khi đi thăm đền thờ Thánh Gióng, học sinh sẽ được phổ biến về lịch sử , sự tích của địa điểm, cụ thể là nhân vật truyền thuyết Thánh Gióng, một trong những tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam: là một anh hùng dân gian với công đánh đuổi giặc Ân trên lưng con ngựa sắt, cùng với bộ quần áo và cây giáp sắt.

    – Nghe những mẫu chuyện hoặc những tích nhỏ của những người hướng dẫn viên du lịch hay những người bản xứ không chỉ tạo niềm hứng thú đơn thuần mà còn là dịp giúp học sinh củng cố và đào sâu kiến thức.

    b, Hiểu biết về đại lí hoặc có thêm những ví dụ thực tiễn minh họa cho những gì đã được học:

    – Được tận mắt chứng kiến địa hình, tự nhiên và đời sống con người nơi tham du lịch

    – Học sinh có thể có cơ hội tự khám phá ra những nét văn hóa vô cùng độc đáo trong đời sống của con người mà chưa được nhắc đến trong sách vở ( ví dụ như những tập tục, lễ lạt, ngôn ngữ, trang phục, nghi thức của người dân bản xứ)

    Ví dụ: cũng ở đền thờ Thánh Gióng, nếu học sinh có dịp tham dự hội Gióng vào ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch hẳn sẽ vô cùng bổ ích và lý thú bởi một nét văn hóa vô cùng thú vị.

    c, Hiểu biết về sinh học và tự nhiên

    – Một điểm tham quan thú vị luôn gợi cảm hứng tìm tòi và khám phá của học sinh:

    + Những loài thực vật lạ mắt thiên nhiên kỳ thú xung quanh

    + Những con côn trùng đầy thích thú chúng ta

    – Một cơ hội để học sinh vận dụng những hiểu biết về khoa học nói chung và sinh học nói riêng và thực tế: học sinh có thể thích thú nói về đặc điểm của những loài hoa và động vật khác nhau, là một hình thức trao đổi tri thức với nhau.

    4, Đem đến cho học sinh những tình cảm vô cùng quý báo với thiên nhiên và con người.

    a, Khơi gợi tình cảm yêu thương và ý thức gìn giữ thiên nhiên của học sinh

    – Phải đi đến với thiên nhiên, cách xa những tòa nhà cao tầng hay đường xá tấp nập xe cộ mới thấy được thiên nhiên lý thú, quan trọng, giản dị mà đẹp đẽ đến nhường nào => thêm yêu thiên nhiên xung quanh chúng ta

    b, Là bài học quý báu về tính độc lập và tinh thần đoàn kết tương trợ:

    – Bài học về tính độc lập:

    + Những chuyến du lịch sẽ rèn luyện cho học sinh tính độc lập và tự chủ trong tập thể (độc lập trong cả hoạt động và tư duy)

    – Là bài học về tinh thần đoàn kết tương trợ:

    + Tham quan du lịch ở lứa tuổi học sinh là một hoạt động mang tính tập thể, vì thế hoạt động tham quan du lịch sẽ đạt hiệu quả cao khi mỗi cá nhân có tinh thần đoàn kết trong tập thể.=> tình bạn giữa các cá nhân trong tập thể

    C, Kết bài:

    Khẳng định lại những lợi ích không thể chối cãi của họa động tham quan du lịch ở lứa tuổi học sinh.

    1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8

    CHỦ ĐỀ

    MỨC ĐỘ

    Tổng số câu

    Điểm số

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VD cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    Đọc hiểu văn bản

    0

    1

    0

    1

    0

    2

    3

    Thực hành tiếng Việt

    0

    1

    0

    1

    1

    Viết

    0

    1

    0

    1

    0

    2

    6

    Tổng số câu TN/TL

    0

    1

    0

    2

    0

    1

    0

    1

    0

    5

    10

    Điểm số

    0

    1

    0

    3

    0

    1

    0

    1

    0

    10

    10

    Tổng số điểm

    1.0 điểm

    10%

    3.0 điểm

    30%

    5.0 điểm

    50%

    1.0 điểm

    10%

    10 điểm

    100 %

    10 điểm

    BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

    MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    Nội dung

    Mức độ

    Yêu cầu cần đạt

    Số ý TL/

    Số câu hỏi TN

    Câu hỏi

    TL

    (số ý)

    TN

    (số câu)

    TL

    (số ý)

    TN

    (số câu)

    ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

    4

    0

    Nhận biết

    – Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

    – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

    – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

    2

    0

    C1,2

    Thông hiểu

    – Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

    – Hiểu được nội dung chính của văn bản

    – Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

    Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

    1

    C3

    Vận dụng cao

    – Xác định được câu cầu khiến và đặt được câu cầu khiến với mục đích nhất định.

    1

    0

    C4

    VIẾT

    1

    0

    Vận dụng

    Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

    *Nhận biết

    – Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

    – Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

    *Thông hiểu

    – Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

    – Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

    – Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

    * Vận dụng

    – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

    – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

    1

    0

    C1 phần tự luận

    2. Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo – Đề 2

    2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 8

    I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc ngữ liệu sau:

    Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
    Lom khom dưới núi tiều vài chú,
    Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
    Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
    Dừng chân đứng lại trời non nước,
    Một mảnh tình riêng ta với ta.

    (Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ trên được viết bằng thể thơ gì?

    A. Lục bát
    B. Song thất lục bát
    C. Thất ngôn bát cú luật Đường
    D. Tứ tuyệt luật Đường

    Câu 2 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là

    A. tự sự.
    B. biểu cảm.
    C. nghị luận.
    D. biểu cảm, nghị luận.

    Câu 3 (0,5 điểm) Bài thơ được làm bằng luật bằng. Đúng hay sai?

    A. Đúng
    B. Sai

    Câu 4 (0,5 điểm) Vần của bài thơ là

    A. tà-hoa.
    B. tà-hoa-nhà.
    C. tà-hoa-nhà-gia.
    D. tà-hoa-nhà-gia-ta.

    Câu 5 (0,5 điểm) Nhịp đúng của câu thơ cuối là

    A. 4/3.
    B. ¾.
    C. 4/1/1/1.
    D. 2/2/1/1/1.

    Câu 6 (0,5 điểm) Câu 3 và Câu 4 của bài thơ có đặc điểm gì?

    A. Hiệp vần với nhau.
    B. Niêm với nhau.
    C. Đối nhau.
    D. Hai câu Đề.

    Câu 7 (0,5 điểm) Bố cục của bài thơ là

    A. 4-4.
    B. đề-thực-luận-kết.
    C. khai-thừa-chuyển-hợp.
    D. A và B đều đúng.

    Câu 8 (0,5 điểm) Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

    A. Cảnh Đèo Ngang cô liêu.
    B. Lòng yêu nước.
    C. Nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi của nhà thơ trước Đèo Ngang hoang vắng, đìu hiu và tâm trạng nhớ nước, thương nhà.
    D. Ý thức về chủ quyền lãnh thổ.

    Câu 9 (0,5 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ đã học ở lớp 8 có trong hai câu thơ sau:

    Lom khom dưới núi tiều vài chú,
    Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

    Câu 10 (1,0 điểm) Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày những việc làm cụ thể của bản thân để thể hiện lòng yêu nước.

    II. VIẾT (4,0 điểm)

    Chọn 1 trong 2 câu sau:

    Câu 1

    Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Trong bài viết có kết hợp kể với hai yếu tố miêu tả và biểu cảm.

    Câu 2

    Viết bài văn phân tích tác phẩm “Bồng chanh đỏ” của Đỗ Chu.

    ——-HẾT——-

    (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)

    2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    C

    0,5

    2

    B

    0,5

    3

    B

    0,5

    4

    D

    0,5

    5

    C

    0,5

    6

    C

    0,5

    7

    D

    0,5

    8

    C

    0,5

    9

    – Biện pháp tu từ: đảo ngữ (0,5 điểm)

    – Tác dụng: nhấn mạnh cảnh Đèo Ngang vắng vẻ, đìu hiu; câu thơ gợi hình, sinh động, giàu âm hưởng (0,5 điểm)

    1,0

    10

    Biểu hiện của lòng yêu nước:

    – Yêu gia đình, quê hương, đất nước.

    – Tự hào về truyền thống dân tộc.

    – Nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân.

    1,0

    II.

    VIẾT

    4,0

    Câu 1

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

    Mở đoạn giới thiệu hoạt động xã hội.

    Thân đoạn trình bày diễn biến của hoạt động xã hội.

    Kết đoạn nêu suy nghĩ của bản thân sau khi tham gia hoạt động xã hội.

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một hoạt động xã hội.

    0,25

    c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

    Mở bài (0,25 điểm):

    – Giới thiệu được hoạt động xã hội sẽ kể.

    Thân bài (2,0 điểm):

    – Hoạt động được kể lại theo ngôi thứ nhất.

    – Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động.

    – Kể lại chân thực sự việc theo trình tự hợp lí.

    – Sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm, hoặc kết hợp cả hai yếu tố này.

    Kết bài (0,25 điểm):

    – Khẳng định ý nghĩa của hoạt động.

    – Nêu được suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân.

    2,5

    d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    Hướng dẫn chấm:

    Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

    0,5

    e. Sáng tạo: Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm.

    0,5

    Câu 2

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

    Mở đoạn giới thiệu tác phẩm, tác giả, chủ đề, nghệ thuật.

    Thân đoạn trình bày ý kiến về chủ đề, nghệ thuật của tác phẩm.

    Kết đoạn khẳng định lại chủ đề, nghệ thuật, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích tác phẩm ”Bồng chanh đỏ”

    0,25

    c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

    Mở bài (0,25 điểm):

    – Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả).

    + Tên tác phẩm: “Bồng chanh đỏ”

    + Tên tác giả: Đỗ Chu.

    – Nêu khái quát chủ đề và một vài nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

    Chủ đề tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống tự do đối với loài vật được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc.

    Thân bài (2,0 điểm):

    – Phân tích chủ đề của tác phẩm.

    + Hoài phát hiện chim bồng chanh, đi bắt giống chim quý, trả chim về tổ cũ, lén đi bắt chim một mình, mong ước cuộc sống yên bình cho chim bồng chanh đỏ.

    + Mối quan hệ giữa Hoài với làng quê, đầm sen thơ mộng, nơi sinh sống của giống chim quý, giữa Hoài với anh trai.

    – Chỉ ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

    + Ngôi kể: ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện khách quan, chân thực.

    + Chi tiêt tiêu biểu: Lời nhân vật tôi cuối truyện “Bồng chanh…làm dáng” góp phần thể hiện tình yêu loài vật của Hoài, góp phần thể hiện chủ đề của truyện.

    + Nhan đề: “Bồng chanh đỏ” là nhan đề hợp lí gắn với chuyện trong tác phẩm: yêu thương, tôn trọng, bảo vệ bồng chanh đỏ.

    Kết bài (0,25 điểm):

    – Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

    + “Bồng chanh đỏ” là truyện giàu ý nghĩa, phù hợp để giáo dục trẻ em biết yêu quý loài vật.

    – Nêu được suy nghĩ, cảm xúc về tác phẩm, chia sẻ bài học rút ra cho bản thân.

    + Tìm hiểu, yêu quý thế giới loài vật.

    + Sống chan hòa với loài vật.

    + Tôn trọng, bảo vệ cuộc sống của loài vật.

    c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    Hướng dẫn chấm:

    Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

    0,5

    d. Sáng tạo: Diễn đạt giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

    0,5

    TỔNG ĐIỂM

    10,00

    2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 8

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tỉ lệ

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TN

    KQ

    TL

    TN

    KQ

    TL

    TN

    KQ

    TL

    TN

    KQ

    TL

    1

    Đọc hiểu

    Bài 6. Tình yêu Tổ quốc/Bài 7. Yêu thương và hi vọng

    3

    0

    5

    0

    0

    2

    0

    0

    60

    2

    Viết

    Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội/Viết bài văn phân tích tác phẩm văn học

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    40

    Tổng

    15

    5

    25

    15

    0

    30

    0

    10

    100

    Tỉ lệ %

    20%

    40%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024

    MÔN: NGỮ VĂN 8 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/

    đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Đọc hiểu

    Bài 6. Tình yêu Tổ quốc/Bài 7. Yêu thương và hi vọng

    Nhận biết:

    – Thơ: nhận biết được thể thơ, vần, nhịp, niêm, đối, …

    – Nhận biết được biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ.

    Thông hiểu:

    – Hiểu được chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

    – Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ.

    Vận dụng:

    Vận dụng đọc hiểu ngữ liệu trong một hoàn cảnh mới.

    – Từ ngữ liệu rút ra cách ứng xử/bài học của bản thân.

    3 TN

    5 TN

    2 TL

    2

    Viết

    Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

    Nhận biết:

    – Xác định được kiểu bài.

    – Giới thiệu được hoạt động xã hội.

    Thông hiểu:

    trình bày được sự việc theo trình tự hợp lí.

    Vận dụng:

    Vận dụng kiến thức kiểu bài để hoàn chỉnh bài viết.

    Vận dụng cao:

    – Văn tự sự: kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả, biểu cảm.

    1TL*

    1TL*

    1TL*

    1 TL*

    Viết bài văn phân tích tác phẩm văn học

    Nhận biết:

    – Xác định được kiểu bài.

    – Giới thiệu được chủ đề, nghệ thuật của tác phẩm

    Thông hiểu:

    – Hiểu được cụ thể chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

    Vận dụng:

    Vận dụng kiến thức kiểu bài để hoàn chỉnh bài viết.

    – Cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm.

    Vận dụng cao:

    Cảm nhận sâu sắc, mới mẻ vể tác phẩm

    1TL*

    1TL*

    1TL*

    1 TL*

    Tổng

    3TN

    5 TN

    2TL

    1 TL

    Tỉ lệ %

    20%

    40%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    …………….

    Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *