Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024 gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22
Với 5 Đề thi giữa kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024
1. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 theo Thông tư 22 – Đề 1
1.1. Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
TRƯỜNG TIỂU HỌC………. |
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II |
I. PHẦN ĐỌC: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi
Sưu tầm
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8.
Câu 1: Cuộc thi chạy hàng năm thường diễn ra vào thời gian nào? (0,5đ)
a. Mùa xuân.
b. Mùa hè.
c. Mùa đông.
d. Mùa thu
Câu 2: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: (0,5đ)
a. Đi thi chạy.
b. Đi cổ vũ.
c. Đi diễu hành.
d. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
Câu 3: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? (0,5đ)
a. Là một em bé.
b. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.
c. Là một cụ già.
d. Là một người đàn ông mập mạp.
Câu 4: Những chi tiết nào cho thấy người phụ nữ quyết tâm chạy về đích? (0,5đ)
a. Reo hò cổ động, tiến lên, kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua.
b. Reo hò cổ động, chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt sợi dây.
c. Kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua, chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt sợi dây.
d. Tăng tốc, kiên trì tiến tới, vượt lên trước, băng qua, giật đứt sợi dây.
Câu 5: Nội dung chính của câu chuyện là: (1đ)
Câu 6: Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1đ)
Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân:
a. Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
b. Người dân của một nước, có quyền lợi với đất nước.
c. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
d. Người lao động chân tay làm công ăn lương.
Câu 8: Trong hai câu: “Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng” liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Thay thế từ ngữ
b. Lặp từ ngữ
c. Dùng từ ngữ nối
d. Dùng dấu câu
Câu 9: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ để phân tích câu ghép sau: (1đ)
Chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà tôi tự dưng thở dùm cho chị.
……………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10: Em hãy đặt một câu ghép có dùng 1 cặp quan hệ từ (1đ)
PHẦN 2: KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: 2 điểm. (20 phút).
2. Tập làm văn: 8 điểm (35 phút)
Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả về một đồ vật mà em yêu quý nhất .
1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
I. PHẦN ĐỌC: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, đúng tốc độ, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
2. Đọc hiểu: (7 điểm).
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 7 | 8 |
Đáp án | b | d | b | c | c | a |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Câu 5: (1 điểm)
Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã vượt lên chính mình chạy về đích trong cuộc thi chạy.
Câu 6: (1 điểm) Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn phải có ý chí, nghị lực để vươn lên vượt qua khó khăn đó.
Câu 9: (1 điểm) Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ để phân tích câu ghép sau:
Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ
– Viết được câu ghép 0,5 đ
– Dùng cặp quan hệ từ phù hợp 0,5đ
II. PHẦN VIẾT: 10 điểm
1. Chính tả: (2 điểm):
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm).
- Viết sai 3- 4 lỗi (trừ 0,5đ)
- Viết sai 5 – 7 lỗi (trừ 1 điểm).
- Bài viết có từ 8 lỗi trở lên cho 0,5 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 đ)
· Mở bài: giới thiệu được đồ vật định tả (1đ)
· Thân bài: ( 4 đ )
- Nội dung: Tả hình dáng bên ngoài, bên trong, màu sắc, chất liệu (1,5 đ)
- Kĩ năng: Miêu tả bằng nhiều giác quan. Sử dụng đồ vật được tả ứng dụng vào cuộc sống. (1,5 đ)
- Cảm xúc: Nêu được tình cảm của bản thân hoặc kỉ niệm gắn bó với đồ vật (1 đ)
· Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về đồ vật mà em đang tả, cách bảo quản. (1 đ)
- Chữ viết chính tả (0,5 đ)
- Dùng từ đặt câu: câu văn phải rõ nghĩa, từ ngữ rõ ràng. Dùng từ liên kết câu. (0,5 đ)
- Sáng tạo: Dùng các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa (1 đ)
GIỚI HẠN BÀI THI
1. Người công dân số Một
2. Tiếng rao đêm
3. Lập làng giữ biển
4. Hộp thư mật
5. Nghĩa thầy trò
Bài viết chính tả
Chiếc kén bướm
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.
Theo Nông Lương Hoài
1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
TT | Chủ đề Mạch KT – KN |
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 | 2 | 1 | 1 | 6 | ||||
Câu số | 1, 2 | 3, 4 | 5 | 6 | |||||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | ||||||
2 | Kiến thức tiếng Việt | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | ||||
Câu số | 7 | 8 | 9 | 10 | |||||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 1 | 3 | ||||||
Tổng số câu | 3 | 3 | 2 | 2 | 10 | ||||||
Tổng số điểm | 1,5 | 1,5 | 2 | 2 | 7 |
2. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 theo Thông tư 22 – Đề 2
2.1. Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
TRƯỜNG TIỂU HỌC………. |
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II |
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
Cho văn bản sau:
Nghĩa thầy trò
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:
– Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:
– Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
Theo HÀ ÂN
A.I. (3 điểm) Đọc thành tiếng: Đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đã đọc trong các bài tập đọc đã học.
A.II. (7 điểm) Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (35 phút)
1. Đọc hiểu văn bản: (4 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho câu hỏi 1, 2 và 3
Câu 1. Học trò của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? (0,5đ)(M1)
A. Để được thầy dạy chữ.
B. Để mừng thọ thầy.
C. Để xin thầy được đi học.
D. Để nghe thầy giảng bài.
Câu 2. Cụ giáo dẫn học trò của mình đến thăm ai? (0,5đ)(M1)
A. Một cụ già râu tóc bạc phơ.
B. Một ông thầy giáo cũ ở cùng thôn.
C. Một cụ đồ xưa kia đã dạy học cho thầy.
D. Một người bạn cũ của thầy.
Câu 3. Chi tiết “Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: – Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.” cho thấy thái độ của thầy giáo Chu như thế nào?(1đ) (M2)
A. Thầy lễ phép, tôn kính biết ơn thầy giáo của mình.
B. Thầy biết ơn cụ đồ đã dạy thầy lúc nhỏ.
C. Thầy đang cảm ơn thầy của mình.
D. Thể hiện tình cảm đối với thầy.
Câu 4. Bài văn cho em biết điều gì về nghĩa thầy trò? (1đ)(M3)
Câu 5. Từ tấm lòng của cụ giáo Chu trong bài, em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 đến 4 câu thể hiện lòng biết ơn của mình đối với thầy giáo hoặc cô giáo đã dạy em trong những năm học vừa qua? (1đ) (M4)
2. Kiến thức Tiếng việt (3 điểm)
Câu 6. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng: Trong câu “Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau”. Cặp từ trước – sau trong câu trên là: (1đ)(M1)
☐ Cặp từ đồng nghĩa.
☐ Cặp từ trái nghĩa.
☐ Cặp từ nhiều nghĩa.
☐ Cặp từ đồng âm.
Câu 7. Trong câu: “Trời vừa hửng nắng, nông dân đã ra đồng.” Em hãy tìm cặp từ hô ứng trong câu ghép trên? (1đ) (M2)
Câu 8. Cho câu “Hạn hán kéo dài, bác nông dân vẫn xuống giống cho vụ đông xuân” em hãy tạo ra một câu ghép mới thể hiện quan hệ tương phản? (1đ)(M3)
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết bài văn (55 phút)
B.I. Chính tả (nghe – viết) (20 phút) (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Phong cảnh đền Hùng Tiếng việt 5 tập 2 trang 68, 69 Viết đoạn: “Trước đền …… đến rửa mặt, soi gương.”
Phong cảnh đền Hùng
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
Theo Đoàn Minh Tuấn
B.II. Viết bài văn (8 điểm): (35 phút)
Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
A.I. Kiểm tra đọc thành tiếng. (3 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn trong bài tập đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc.
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
A.II. (7 điểm) Đọc thầm và làm bài tập (20 phút)
Câu |
1 (M1) (0,5đ) |
2 (M1) (0,5đ) |
3 (M2) (1đ) |
Đáp án |
b Để mừng thọ thầy. |
C Một cụ đồ xưa kia đã dạy học cho thầy. |
b Thầy biết ơn cụ đồ đã dạy thầy lúc nhỏ. |
Câu 4: (M3 – 1đ) Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
Câu 5: (M4 – 1đ) Học sinh viết được đoạn văn đúng theo yêu cầu, đủ số câu. Đoạn văn phải có câu mở đoạn và câu kết đoạn, trình bày sạch, đẹp.
Câu 6: (M1 – 1đ) Đáp án: cặp từ trái nghĩa
Câu 7: (M2 – 1đ) Đáp án: a) vừa…. đã……
Câu 8: (M3 – 1đ) Mặc dù…………… nhưng…..
B. Kiểm tra viết: 10đ
I. Chính tả (nghe – viết): 2đ
- Bài viết đúng chính tả, đúng tốc độ, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, viết đúng kỹ thuật độ cao con chữ và khoảng cách, viết liền nét …
- Viết xấu, sai kích thước, trình bày bẩn, sai chính tả từ 5 lỗi trở lên trừ 1 điểm.
II. Tập làm văn: 8đ
* Viết đúng theo yêu cầu đề bài, bài viết đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tả đầy đủ ý, gãy gọn, mạch lạc; lời văn tự nhiên, chân thực, có cảm xúc, không sai chính tả, trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. (8 điểm);
* Tùy theo mức độ sai sót về nội dung, về ý, về câu, từ, chính tả, cách diễn đạt và chữ viết mà trừ điểm dần: 8 0,25.
a. Mở bài: 1 điểm
Giới thiệu được đồ vật định tả; lời lẽ mạch lạc, gãy gọn, tự nhiên,…..
b.Thân bài: 4 điểm
– Nội dung: tả đầy đủ, chi tiết từ bao quát đến từng bộ phận.
- Tả bao quát: tả được hình dáng, kích thước, màu sắc
- Tả chi tiết: tả các bộ phận của đồ vật.
– Kỹ năng: lời văn tự nhiên, chân thực, gãy gọn, mạch lạc. (1,5 đ)
– Cảm xúc: có cảm xúc, giàu hình ảnh .(1đ)
c. Kết bài: 1 điểm
Nêu được tình cảm của mình đối với đồ vật mình tả.
- Chữ viết, chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, đặt câu: 0.5 điểm
- Có sáng tạo: 1 điểm
2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
STT |
CHỦ ĐỀ |
SỐ CÂU SỐ ĐIỂM CÂU SỐ |
MỨC 1 |
MỨC 2 |
MỨC 3 |
MỨC 4 |
TỔNG |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
|||
01 |
Đọc hiểu văn bản: -Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc, nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong bài . -Hiểu nội dung chính của bài văn. -Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. -Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc, biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. |
Số câu |
02 |
01 |
01 |
01 |
05 |
||||
Câu số |
1,2 |
3 |
4 |
5 |
|||||||
Số điểm |
01 |
01 |
01 |
01 |
04 |
||||||
02 |
Kiến thức tiếng Việt -Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học. -Nhận biết được quan hệ từ và cặp quan hệ từ – Đặt được các dạng câu theo yêu cầu. |
Số câu |
01 |
01 |
01 |
03 |
|||||
Câu số |
6 |
7 |
08 |
||||||||
Số điểm |
01 |
01 |
01 |
03 |
|||||||
04 |
Tổng số câu |
03 |
02 |
02 |
01 |
08 |
|||||
05 |
Tổng số câu |
03 |
02 |
02 |
01 |
08 |
|||||
06 |
Tổng số điểm |
02 |
|
02 |
|
|
02 |
|
01 |
07 |
3. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 theo Thông tư 22 – Đề 3
3.1. Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . |
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HK2 LỚP 5 |
A. Đọc hiểu văn bản:
I. Đọc thầm và hoàn thành bài tập:
VẾT SẸO
Chú bé đưa cho người mẹ tờ giấy mời họp cha mẹ học sinh của trường. Lạ thay, khi mẹ bảo sẽ tham dự, chú bé lộ vẻ sững sờ. Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mặt mẹ, mà chú thì chẳng muốn chút nào. Chú rất ngượng ngập vì vẻ ngoài của mẹ. Mặc dù khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn. Chú bé chưa bao giờ hỏi tại sao và trong trường hợp nào mà mẹ bị như vậy.
Suốt buổi họp, chẳng ai để ý đến vết sẹo ấy mà chỉ ấn tượng về vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp của bà. Tuy vậy, chú bé vẫn bối rối và lẩn tránh mọi người. Tình cờ, chú nghe lỏm được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm:
– Dạ, vì sao bà bị vết sẹo trên mặt ạ? – Cô giáo rụt rè hỏi.
– Khi con trai tôi còn đỏ hỏn, nó kẹt trong căn phòng bị hỏa hoạn. Lửa bén dữ quá nên không ai dám xông vào, thế là tôi liều mình. Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu, tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống. Không kịp suy nghĩ, tôi liền ghé thân che cho con rồi bất tỉnh luôn. May mà một anh cứu hỏa đến kịp và cứu hai mẹ con tôi ra. Vết sẹo đã thành vĩnh viễn nhưng tôi không bao giờ hối hận về điều đó.
Nghe xong, chú nhỏ ùa tới ôm chầm lấy mẹ, nước mắt lưng tròng. Người cậu run lên vì xúc động. Đức hy sinh của mẹ thanh cao quá! Cả ngày, chú bé cứ nắm riết lấy mẹ không rời.
Theo Những hạt giống tâm hồn
II. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: (câu 1, 2, 3, 4, 7, 9)
Câu 1: Chú bé đưa cho mẹ tờ giấy gì?
a. Giấy thông báo tình hình học tập của chú bé.
b. Giấy thông báo chú bé vi phạm kỉ luật.
c. Giấy thông báo mới dự Hội thi Nghi thức Đội.
d. Giấy mời họp phụ huynh học sinh.
Câu 2: Vì sao chú bé lại sợ cô giáo gặp mẹ?
a. Vì chú bé sợ cô giáo thông báo tình hình học tập không tốt của mình.
b. Vì chú bé sợ cô giáo và các bạn thấy vết sẹo trên má của mẹ.
c. Vì ở lớp cậu thường bị cô giáo trách phạt.
d. Vì mẹ chú bé không biết cách nói chuyện.
Câu 3: Trong suốt buổi họp, mọi người đã ấn tượng điều gì ở mẹ chú bé?
a. Cách nói chuyện hoạt bát, thu hút người nghe.
b. Vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp.
c. Vết sẹo rất lớn bên má phải
d. Vẻ sang trọng, quý phái.
Câu 4: Khi nghe xong câu chuyện giữa mẹ và cô giáo cậu bé đã làm gì? Vì sao?
a. Chạy vụt đi vì rất tức giận.
b. Chạy tới ôm mẹ khóc vì rất ân hận.
c. Chạy tới ôm chầm lấy mẹ và khóc vì xúc động.
d. Chạy tới ôm và hôn lên vết sẹo của mẹ vì ân hận.
Câu 5: Theo em, nội dung chính của câu chuyện là gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Hãy viết một đoạn văn ngắn (4 đến 5 câu) thể hiện tình cảm của em đối với mẹ.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Hai câu: “Chú rất ngượng ngập vì vẻ ngoài của mẹ. Mặc dù khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn.” được liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ
b. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ
c. Liên kết bằng từ ngữ nối.
Câu 8: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu “Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu, tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống.”
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Từ trong ở từ “trong gió” và từ “trong xanh” có quan hệ với nhau như thế nào?
a. Đó là một từ nhiều nghĩa
b. Đó là hai từ đồng nghĩa
c. Đó là hai từ đồng âm
d. Đó là hai từ gần nghĩa
Câu 10: Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ điều kiện (giả thiết) – kết quả nói về việc học tập của em và gạch dưới cặp quan hệ từ đó ?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
B. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT: 10 ĐIỂM
I. Chính tả: (Nghe – viết): 2 điểm
Bài viết: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Một ngày mới bắt đầu.
Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm.
Theo Nguyễn Mạnh Tuấn
2. Tập làm văn: (8 điểm): Em hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. Đọc hiểu văn bản:
CON SÔNG QUÊ TÔI
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
d. Giấy mời họp phụ huynh học sinh. |
0,5đ |
Câu 2 |
b. Vì chú bé sợ cô giáo và các bạn thấy vết sẹo trên má của mẹ. |
0,5đ |
Câu 3 |
b. Vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp. |
0,5đ |
Câu 4 |
c. Chạy tới ôm mẹ khóc vì rất ân hận. |
0,5đ |
Câu 5 |
Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương, sự hy sinh quên mình của người mẹ dành cho con cái. |
1đ |
Câu 6 |
Học sinh viết được đoạn văn ngắn thể hiện tình cảm chân thật của mình đối với mẹ.(Câu văn viết gãy gọn, diễn đạt rõ nghĩa, cảm xúc và bộc lộ được tình cảm đối với mẹ.) |
1đ |
Câu 7 |
b. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ |
0,5đ |
Câu 8 |
Câu “Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu, tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống.” có: – TN: Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu – CN: tôi – VN: thấy một thanh xà sắp rơi xuống |
1 đ |
Câu 9 |
c. Đó là hai từ đồng âm |
0,5đ |
Câu 10 |
Đặt câu: Nếu em học hành chăm chỉ thì em sẽ vươn lên tốp đầu của lớp. |
1đ |
B. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT:
Tập làm văn: 8 điểm
1. Mở bài: 1 điểm
Giới thiệu đồ vật hoặc một món quà mà em sẽ tả.
2. Thân bài : 4 điểm
- Nội dung: (1,5 điểm)
- Tả hình dáng với đặc điểm nổi bật. (1 điểm)
- Tả công dụng. (0,5 điểm)
- Kĩ năng: (1,5 điểm)
- Bố cục bài văn. (0,5 điểm)
- Trình tự miêu tả. (1 điểm)
- Cảm xúc: (1 điểm)
- Câu văn thể hiện tình cảm chân thật.
3. Kết bài: 1 điểm
- Nêu được cảm nghĩ của mình về đồ vật hoặc món quà được tả. Điểm trình bày và sử dụng các hình ảnh khi miêu tả: 2 điểm
- Trình bày sạch đẹp, không mắc quá 5 lỗi chính tả. (0,5 điểm)
- Dùng từ, đặt câu nổi bật được hình dáng, công dụng của đồ vật hoặc món quà được tả. (0,5 điểm)
- Thể hiện được sự sáng tạo trong cách dùng từ miêu tả, hình ảnh so sánh, nhân hóa. (1 điểm)
3.3. Bảng ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
TT |
Mạch kiến thức kĩ năng |
Số câu Số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
1 |
Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2(1,3) | 1(2) | 1(4) | 1(5) | 4 | 1 | ||||
Số điểm | 1. 0 | 0.5 | 0.5 | 1.0 | 2.0 | 1.0 | ||||||
2 | Kiến thức tiếng Việt | Số câu | 2(7,9) | 2(8,10) | 1(6) | 2 | 3 | |||||
Số điểm | 1.0 | 2.0 | 1.0 | 1.0 | 3.0 | |||||||
Tổng số câu | 2 | 3 | 1 | 2 | 2 | 6 | 4 |
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5