Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi giữa kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 bao gồm 2 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TOP 2 Đề kiểm tra học kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Tin học 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 2 môn Vật lí 10 Kết nối tri thức.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024

    Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10

    SỞ GD- ĐT …

    TRƯỜNG THPT …

    ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

    NĂM HỌC 2023-2024

    MÔN TIN HỌC – KHỐI 10

    Bộ: Kết nối tri thức với cuộc sống

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Câu 1. Cho đoạn chương trình python sau:

    Tong = 0
    while Tong Tong = Tong + 1

    Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:

    A. 9.
    B. 10.
    C. 11.
    D. 12.

    Câu 2. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?

    A. Ngày tắm hai lần.
    B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
    C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần.
    D. Ngày đánh răng hai lần.

    Câu 3. Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước có dạng như thế nào?

    A. while :

    B. while

    C. while :
    D. while to

    Câu 4. Để khởi tạo danh sách b có 5 phần tử 1, 2, 3, 4, 5 ta dùng cú pháp:

    A. b = 1, 2, 3, 4, 5
    B. b = (1, 2, 3, 4, 5)
    C. b = [1,5]D. b = [1, 2, 3, 4, 5]

    Câu 5. Để xóa 2 phần tử ở vị trí 1 và 2 trong danh sách a hiện tại ta dùng lệnh nào?

    A. del a[1:2]B. del a[0:2]
    C. del a[0:3]D. del a[1:3]

    Câu 6. Vòng lặp nào trả về kết quả dưới đây?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    A. for i in range(1,6):
    print(i,i,i,i,i)
    B. for i in range(1,5):
    print(str(i)*5)
    C. for i in range(1,6):
    print(str(i)*5)
    D. for i in range(0,5):
    print(str(i)*5)

    Câu 7. Sau khi thực hiện các câu lệnh sau, mảng A như thế nào?

    >>> A = [1, 2, 3, 4, 5]>>> A. remove(2)
    >>> print(A)

    A. [1, 2, 3, 4].
    B. [2, 3, 4, 5].
    C. [1, 2, 4, 5].
    D. [1, 3, 4, 5].

    Câu 8. Kết quả khi thực hiện chương trình sau?

    >>> A = [1, 2, 3, 5]>>> A.insert(2, 4)
    >>> print(A)

    A. 1, 2, 3, 4.
    B. 1, 2, 4, 3, 5.
    C. 1, 2, 3, 4, 5.
    D. 1, 2, 4, 5.

    Câu 9. Giả sử A = [2, 4, ‘5’, ‘Hà Nội’, ‘Việt Nam’, 9]. Hãy cho biết kết quả của câu lệnh 4 in A là gì?

    A. True
    B. False
    C. true
    D. false

    Câu 10. Số phát biểu đúng là:

    1) Sau khi thực hiện lệnh clear(), các phần tử trả về giá trị 0.

    2) Lệnh remove trả về giá trị False nếu không có trong danh sách.

    3) remove() có tác dụng xoá một phần tử có giá trị cho trước trong list.

    4) Lệnh remove() có tác dụng xoá một phần tử ở vị trí cho trước.

    A. 1.
    B. 2.
    C. 0.
    D. 3.

    Câu 11. Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?

    >>> s = “abcdefg”
    >>> print(s[2])

    A. c
    B. b
    C. a
    D. d

    Câu 12. Để chuyển s về xâu kí tự ta dùng hàm gì?

    A. length(s)
    B. len(s)
    C. str(s)
    D. s.len()

    Câu 13. Xâu “1234%^^%TFRESDRG” có độ dài bằng bao nhiêu?

    A. 16.
    B. 17.
    C. 18.
    D. 15.

    Câu 14. Nếu S = “1234567890” thì S[0:4] là gì?

    A. “123”
    B. “0123”
    C. “01234”
    D. “1234”

    Câu 15. Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm nào?

    A. lower()
    B. len()
    C. upper()
    D. srt()

    Câu 16. Để thay thế kí tự ‘a’ trong xâu s bằng một xâu mới rỗng ta dùng lệnh nào?

    A. s=s.replace(‘a’, “”)
    B. s=s.replace(‘a’)
    C. s=replace(a, “”)
    D. s=s.replace()

    Câu 17. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    A. 2, 6
    B. 1, 3
    C. 0, 4
    D. 1, 4

    Câu 18. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    A. ‘Ngôn ngữ lập trình Python’
    B. [‘Ngôn’, ‘ngữ’, ‘lập’, ‘trình’, ‘Python’]C. ‘Ngôn’, ‘ngữ’, ‘lập’, ‘trình’, ‘Python’
    D. [Ngôn, ngữ, lập, trình, Python]

    Câu 19. Để tách một xâu thành danh sách các từ ta dùng lệnh nào?

    A. Lệnh join()
    B. Lệnh split()
    C. Lệnh len()
    D. Lệnh find()

    Câu 20. Trong định nghĩa của hàm có thể có bao nhiêu từ khóa return?

    A. 1
    B. 2
    C. 5
    D. Không hạn chế

    Câu 21. Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng quan hệ giữa hàm và thủ tục?

    A. Hàm và thủ tục là hai khái niệm hoàn toán khác nhau.
    B. Hàm là thủ tục nhưng thủ tục có thể không phải là hàm.
    C. Trong Python, hàm và thủ tục là hai khái niệm đồng nhất.
    D. Thủ tục là hàm nhưng hàm có thể không là thủ tục.

    Câu 22. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    A. -2
    B. 4
    C. 2
    D. 6

    Câu 23. Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị là gì?

    A. def ([tham số]):
    return
    B. def ([tham số]):

    C. def ([tham số]):

    return
    D. def : []return

    Câu 24. Hàm tự định nghĩa trong Python có thể có bao nhiêu tham số?

    A. 0
    B. 1
    C. 2
    D. Không hạn chế

    Câu 25. Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?

    A. Tham số
    B. Hiệu số
    C. Đối số
    D. Hàm số

    Câu 26. Đoạn chương trình sau sẽ in ra số nào?

    >>> def f(x, y):
    z = x + y
    return x*y*z
    >>> f(1, 4)

    A. 10
    B. 18
    C. 20
    D. 30

    Câu 27. Hàm f được khai báo như sau f(a, b, c). Số lượng đối số truyền vào là:

    A. 3.
    B. 2.
    C. 1.
    D. 4.

    Câu 28. Phát biểu nào bị sai?

    A. Một hàm khi khai báo có một tham số nhưng khi gọi hàm có thể có 2 đối số.
    B. Tham số được định nghĩa khi khai báo hàm.
    C. Tham số và đối số có một số điểm khác nhau.
    D. Khi gọi hàm, các tham số sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số của hàm.

    II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

    Câu 1. (1 điểm) Cho A là một danh sách gồm các số nguyên. Em hãy viết các câu lệnh tạo và in ra danh sách B chỉ gồm các số chẵn có trong A.

    Câu 2. (1 điểm) Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ của người dùng, sau đó in thông báo tên và họ đệm của người đó.

    Câu 3. (1 điểm) Hai số tự nhiên m, n được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu UCLN(m, n) = 1.

    Viết chương trình thực hiện công việc sau:

    Nhập từ bàn phím số tự nhiên n và đếm số các số nguyên tố cùng nhau với n tính trong khoảng từ 1 đến n.

    Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 10

    I. Trắc nghiệm (7 điểm)

    – Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

    1. B 2. B 3. A 4. D 5. D 6. C 7. D 8. B 9. A 10. A
    11. A 12. C 13. A 14. D 15. C 16. A 17. C 18. B 19. B 20. D
    21. C 22. C 23. C 24. D 25. C 26. C 27. A 28. A

    II. Tự luận (3 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Điểm

    Câu 1

    (1 điểm)

    Các câu lệnh đó có thể viết như sau:

    B = []

    for k in A:

    if k % 2 == 0:

    B.append(k)

    print(“Danh sách các số chẵn có trong A là: “, B)

    0,25

    0,5

    0,25

    Câu 2

    (1 điểm)

    hoten = input(“Nhập họ tên đầy đủ: “)

    A = hoten.split()

    ten = A[len(A) – 1]

    hodem = ” “.join(A[0:len(A) – 1])

    print(“Tên bạn là: ” , ten)

    Print(“Họ đệm là: ” , hodem)

    1,0

    Câu 3

    (1 điểm)

    Chương trình có thể viết như sau:

    n = int(input(“Nhập số tự nhiên n: “))

    c = 0

    for i in range(1, n+1):

    if UCLN(i, n) == 1:

    c = c + 1

    print(c)

    Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học 10

    Chủ đề

    Nội dung kiến thức/ kĩ năng

    Mức độ nhận thức

    Tổng số câu

    Tổng % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

    Bài 21. Câu lệnh cặp while.

    2

    1

    3

    0

    7,5 %

    (0,75 đ)

    Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách.

    2

    1

    3

    0

    7,5 %

    (0,75 đ)

    Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách.

    3

    1

    1

    4

    1

    20,0 %

    (2,0 đ)

    Bài 24. Xâu kí tự.

    2

    2

    4

    0

    10,0 %

    (1,0 đ)

    Bài 25. Một số lệnh làm việc với xâu kí tự.

    2

    3

    1

    5

    1

    22,5 %

    (2,25 đ)

    Bài 26. Hàm trong Python

    2

    2

    4

    0

    10,0 %

    (1,0 đ)

    Bài 27. Tham số của hàm

    3

    2

    1

    5

    1

    22,5 %

    (2,25 đ)

    Tổng

    16

    0

    12

    0

    0

    2

    0

    1

    28

    3

    100%

    (10,0 điểm)

    Tỉ lệ %

    40%

    30%

    20%

    10%

    70%

    30%

    Tỉ lệ chung

    70%

    30%

    100%

    ………….

    Tải file tài liệu để xem thêm đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *