Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 gồm 2 đề thi có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác kèm theo ma trận. Thông qua đề thi giữa kì 2 Tin học 8 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TOP 2 Đề thi giữa kì 2 Tin học 8 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 2 đề thi giữa kì 2 Tin học 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

Đề thi giữa kì 2 Tin học 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024

    Đề thi Tin học lớp 8 giữa kì 2

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)

    Câu 1. Một bản mẫu bài trình chiếu thường bao gồm?

    A. Một hiệu ứng được thiết kế sẵn theo một mục đích cụ thể
    B. Một số hình ảnh được thiết kế sẵn theo một mục đích cụ thể
    C. Một số trang chiếu đã được thiết kế sẵn theo một mục đích cụ thể
    D. Một số nội dung được thiết kế sẵn theo một mục đích cụ thể

    Câu 2. Trong Powerpoint, bản mẫu có tên là gì?

    A. Templates
    B. Themes.
    C. Apply to selected slides.
    D. Design.

    Câu 3. Màu sắc trong trang chiếu cần?

    A. Đảm bảo tính tương phản giữa màu nền và màu chữ
    B. Phối màu theo quy tắc cơ bản
    C. Cả hai đáp án trên đều đúng
    D. Cả hai đáp án trên đều sai

    Câu 4. Cỡ chữ trong bài trình chiếu có gì đặc biệt?

    A. Cỡ chữ của tiêu đề nhỏ hơn cỡ chữ phần nội dung
    B. Cỡ chữ của tiêu đề lớn hơn cỡ chữ phần nội dung
    C. Cỡ chữ của tiêu đề bằng cỡ chữ phần nội dung
    D. Đáp án khác

    Câu 5. Nâng cao hơn, phần mềm trình chiếu còn cung cấp các . . . . . có sẵn?

    A. Mẫu định dạng
    B. Hiệu ứng
    C. Bản mẫu (Template)
    D. Cả ba đáp án trên đều sai

    Câu 6. Để thay đổi bố cục của trang chiếu thì ta chọn lệnh?

    A. Create
    B. New
    C. Layout
    D. Đáp án khác

    Câu 7. Phương án nào sau đây mô tả các bước sử dụng bản mẫu?

    A. Nháy chuột chọn Design/ Themes, chọn bản mẫu
    B. Nháy chuột chọn File/ New, chọn bản mẫu
    C. Nháy chuột chọn Desigh/Variants, chọn bản mẫu
    D. Nháy chuột chọn Insert/Text, chọn bản mẫu

    Câu 8. Cỡ chữ phần nội dung trang chiếu nên nằm trng khoảng nào dưới đây?

    A. 18 đến 32
    B. 16 đến 30
    C. 20 đến 34
    D. 19 đến 33

    Câu 9. Lệnh nào dưới đây dùng để hiệu chỉnh mẫu định dạng?

    A. Variants
    B. Customize
    C. Cả hai đáp án trên đều đúng
    D. Cả hai đáp ấn trên đều sai

    Câu 10. Các màu lạnh sẽ đem lại cảm giác gì cho người xem?

    A. Cảm giác lịch sự, nhẹ nhàng
    B. Cảm giác ấm áp, giúp người xem phấn chấn, hoạt bát, năng nổ
    C. Cảm giác lạnh, giúp người xem bình tĩnh, hiền hòa, lắng dịu
    D. Đáp án khác

    Câu 11. Bài trình chiếu về chủ đề giải trí, lễ hội. . . nên dùng màu sắc nào?

    A. Gam màu lạnh
    B. Gam màu trung tính
    C. Gam màu nóng
    D. Đáp án khác

    Câu 12. Sử dụng lệnh Hyperlink trên dải lệnh nào để gắn siêu liên kết?

    A. Home
    B. Page Layout
    C. Insert
    D. View

    Câu 13. Khi nháy chuột phải vào đối tượng đang có gắn siêu liên kết thì sẽ xuất hiện?

    A. Bảng có các lệnh để sửa đổi siêu liên kết
    B. Bảng có lệnh để hủy bỏ siêu liên kết
    C. Bảng chọn có các lệnh để chỉnh sửa hoặc hủy bỏ siêu liên kết
    D. Đáp án khác

    Câu 14. Khi cần mở một trang web thì nháy chuột vào lựa chọn?

    A. Place in This Document
    B. Existing File or Web Page
    C. Hyperlink
    D. Cả ba đáp án trên đều đúng

    Câu 15. Để gắn siêu liên kết ta chọn?

    A. Existing File or Web Page
    B. Hyperlink
    C. Place in This Document
    D. Đáp án khác

    Câu 16. Siêu liên kết giúp người đọc?

    A. Nhanh chóng mở một tài liệu liên quan
    B. Chuyển đến một trang web khác
    C. Cả hai đáp án trên đều đúng
    D. Cả hai đáp án trên đều sai

    Câu 17. Lệnh Hyperlink không có tác dụng nào dưới đây?

    A. Gắn siêu liên kết cho một đối tượng cho trang trình chiếu
    B. Dẫn đến địa chỉ một trang web
    C. Dẫn đến địa chỉ một tệp tài liệu, video trong máy tính hoặc một trang chiếu khác
    D. Dẫn đếm một bài viết trên Facebook

    Câu 18. Tiêu đề chân trang cung cấp các thông tin gì?

    A. Tên tác giả
    B. Chủ đề trình chiều
    C. Cả hai đáp án trên đều đúng
    D. Cả hai đáp án trên đều sai

    Câu 19. Thông tin nào thường được sử dụng để thêm vào đầu trang, chân trang?

    A. Tên người trình chiếu, tên công ty
    B. Tiêu đề bài trình ciếu
    C. Số trang hay thời gian trình chiếu. . . .
    D. Cả ba đáp án trên đều đúng

    Câu 20. Thông tin ở tiêu đề chân trang thường là?

    A. Các thông tin quan trọng
    B. Các thông tin đặc biệt
    C. Các thông tin ngắn gọn
    D. Các thông tin mới lạ

    Câu 21. Chọn thêm thông tin về ngày trình bày chọn?

    A. Footer
    B. Slide number
    C. Update automatically
    D. Date and time

    Câu 22. Chọn để không thêm chân trang vào trang tiêu đề là vào ô ?

    A. Footer
    B. Slide number
    C. Update automatically
    D. Don’t show on title slide

    Câu 23. Hãy chọn đáp án đúng?

    A. Có thể mô tả một kịch bản dưới dạng các bước tuần tự của một thuật toán.
    B. Không thể mô tả một kịch bản dưới dạng các bước tuần tự của một thuật toán
    C. Trong một kịch bản, thứ tự thực hiện các bước rất quan trọng, nhưng trong mô tả thuật toán thì thứ tự các bước không quan trọng
    D. Thứ tự các bước trong một thuật toán không quy định thứ tự các lệnh (hay khối lệnh) trong chương trình thể hiện thuật toán đó

    Câu 24. Mỗi chương trình máy tính là?

    A. Một dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện nhiều thuật toán
    B. Một dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện hai thuật toán
    C. Một dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán
    D. Đáp án khác

    Câu 25. Biến có tên gọi đầy đủ là?

    A. Biến thiên
    B. Biến hằng
    C. Biến nhớ
    D. Cả ba đáp án trên đều đúng

    Câu 26. Biến là nơi?

    A. Lưu trữ các hình ảnh trong chương trình
    B. Lưu trữ các con chữ trong chương trình
    C. Lưu trữ các dữ liệu trong chương trình
    D. Đáp án khác

    Câu 27. Blank là dữ liệu thuộc kiểu?

    A. Số
    B. Logic
    C. Xâu kí tự
    D. Kí tự

    Câu 28. Đáp án nào dưới đây là đúng?

    A. Scratch không hỗ trợ tạo ra hằng
    B. Scratch hỗ trợ tạo ra hằng
    C. Scratch hỗ trợ tạo ra một vài hằng
    D. Scratch không hỗ trợ tạo ra một vài hằng

    B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2 điểm).

    PowerPoint có sẵn những bản mẫu để tạo album ảnh cho những sự kiện, nhu cầu khác nhau. Em muốn sử dụng bản mẫu để tạo album ảnh tặng người thân nhân ngày sinh nhật. Em làm thế nào để tìm được bản mẫu phù hợp?

    Câu 2. (1 điểm)

    Một vận động viên chạy hết quãng đường dài s km, trong thời gian t giây gồm cả n giây nghỉ giữa đường chạy. Hãy tính tốc độ chạy của vận động viên đó.

    Em hãy cho biết:

    1) Có những dữ liệu nào đã cho và những dữ liệu nào cần tính?

    2) Nếu dùng Scratch để giải bài toán trên, em làm thế nào để lưu các giá trị đã cho và kết quả lời giải?

    Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Tin học 8

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0ĐIỂM)

    (Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm)

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    Đáp án

    C

    A

    C

    B

    C

    C

    B

    A

    C

    C

    C

    C

    C

    B

    Câu

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    21

    22

    23

    24

    25

    26

    27

    28

    Đáp án

    B

    C

    D

    C

    D

    C

    D

    D

    A

    C

    C

    C

    C

    A

    B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    Câu 1

    (2,0 điểm)

    Để tìm được bản mẫu phù hợp

    Bước 1: Mở thẻ File, chọn New.

    Bước 2: Nhập từ khóa “Album” vào ô tìm kiếm.

    Bước 3: Lựa chọn bản mẫu phù hợp.

    Bước 4: Chọn Creat.

    0,5đ

    0,5đ

    0,5đ

    0,5đ

    Câu 2

    (1,0 điểm)

    1) Những dữ liệu đã cho là: quãng đường dài s km, trong thời gian t giây gồm cả n giây nghỉ giữa đường chạy.

    Những dữ liệu cần tính là: tốc độ chạy của vận động viên.

    2) Để lưu các giá trị đã cho và kết quả lời giải:

    Để lưu các giá trị đã cho và kết quả lời giải khi tính toán vận tốc bằng Scratch, em có thể sử dụng các biến.

    Đầu tiên, em cần tạo ra hai biến để lưu giá trị quãng đường và thời gian:

    – Tạo biến “quang_duong”, “thoi_gian” để lưu giá trị quãng đường đã cho.

    Sau đó, em cần tính toán vận tốc bằng cách chia giá trị quãng đường cho giá trị thời gian và lưu kết quả vào một biến khác:

    – Tạo biến “van_toc” để lưu giá trị vận tốc tính được. Tương tự như trên, bấm vào “Data” và tạo biến “van_toc”.

    – Tạo một block lệnh để tính toán vận tốc. Sử dụng block “set” (gán giá trị) để gán giá trị vận tốc bằng phép chia giá trị quãng đường cho giá trị thời gian.

    – Sử dụng block “join” để tạo một chuỗi thông báo với giá trị vận tốc và hiển thị lên màn hình.

    – Sử dụng block “set” để gán giá trị quãng đường và thời gian vào các biến đã tạo ở bước 1 và 2.

    – Sử dụng block “set” để gán giá trị vận tốc vào biến đã tạo ở bước 3.

    Sau khi thực hiện các bước trên, các giá trị quãng đường, thời gian và vận tốc sẽ được lưu vào các biến tương ứng và hiển thị trên màn hình Scratch.

    0,5đ

    0,25đ

    0,25đ

    Ma trận đề thi giữa kì 2 Tin học 8

    TT

    Chương/chủ đề

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng %

    điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng

    cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Chủ đề E. ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC

    E2. SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU NÂNG CAO

    Sử dụng các bản mẫu trong tạo bài trình chiếu

    6

    5

    75%

    (7,5đ)

    Kết nối đa phương tiện và hoàn thiện trang chiếu

    6

    5

    1

    2

    Chủ đề F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

    LẬP TRÌNH TRỰC QUAN

    Thể hiện cấu trúc tuần tự trong chương trình

    4

    1

    25%

    (2,5đ)

    Sử dụng biến trong chương trình

    2

    Tổng

    16

    12

    1

    1

    10

    Tỉ lệ %

    40%

    30%

    20%

    10%

    100%

    Tỉ lệ chung

    70%

    30%

    100%

    ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

    MÔN: TIN HỌC LỚP 8

    TT

    Chương/

    Chủ đề

    Nội dung/ Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng

    1

    Chủ đề E. ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC

    E2. SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU NÂNG CAO

    Sử dụng các bản mẫu trong tạo bài trình chiếu

    Nhận biết

    Biết được cách sử dụng các bản mẫu (template) khi tạo bài trình chiếu mới.

    Thông hiểu

    Hiểu được cách áp dụng các mẫu định dạng (theme) trong định dạng bài trình chiếu

    6 (TN)

    5(TN)

    Kết nối đa phương tiện và hoàn thiện trang chiếu

    Nhận biết

    Biết được cách tạo siêu liên kết đến một tài liệu có sẵn, một địa chỉ trang web hoặc một trang khác trong bài.

    Thông hiểu

    Hiểu được cách thêm tiêu đề đầu trang, chân trang, ngày tháng và số trang vào trang chiếu hoặc trang in.

    Vận dụng

    Sử dụng được và biết cách hiệu chỉnh bản mẫu.

    6(TN)

    5(TN)

    1(TL)

    2

    Chủ đề F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

    LẬP TRÌNH TRỰC QUAN

    Thể hiện cấu trúc tuần tự trong chương trình

    Thông hiểu

    Hiểu được mỗi chương trình là dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán.

    2 (TN)

    Sử dụng biến trong chương trình

    Nhận biết

    Nêu được khái niệm về biến và hằng

    Nêu được các kiểu dữ liệu trong Scratch.

    Vận dụng

    Sử dụng được biến trong chương trình Scratch đơn giản.

    4(TN)

    1(TL)

    …………..

    Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Tin học 8 Kết nối tri thức

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *