Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 Vật lí 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 bao gồm 5 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Vật lí 10 Cánh diều giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

TOP 5 Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí 10 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa tập 2. Thông qua đề thi Vật lí 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 Cánh diều, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 10 Cánh diều.

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10 Cánh diều (Có đáp án)

    Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10

    I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

    Câu 1: Công thức tính công của một lực là:

    A. A = F.d.
    B. A = mgh.
    C. A = F.s.sinα.
    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    Câu 2: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là:

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    Câu 3: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì

    A. động lượng và động năng của vật không đổi.
    B. động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
    C. động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.
    D. động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.

    Câu 4: Một quả đạn pháo đang chuyển động thì nổ và bắn thành hai mảnh:

    A. Động lượng và cơ năng toàn phần đều không bảo toàn.
    B. Động lượng và động năng được bảo toàn.
    C. Chỉ cơ năng được bảo toàn.
    D. Chỉ động lượng được bảo toàn.

    Câu 5: Công là đại lượng

    A. vô hướng, có thể âm hoặc dương.
    B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
    C. vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.
    D. vectơ, có thể âm hoặc dương.

    Câu 6: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:

    A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
    B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
    C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
    D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi.

    Câu 7: Động lượng của một hệ kín là đại lượng:

    A. không xác định.
    B. bảo toàn.
    C. không bảo toàn.
    D. biến thiên.

    Câu 8: Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của viên đạn và tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là:

    A. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
    B. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
    C. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
    D. 6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.

    Câu 9: Một người nhấc một vật lên đều có khối lượng 6 kg lên độ cao 1 m rồi mang vật đó đi ngang được một độ dịch chuyển 30 m. Công tổng cộng mà người đó là:

    A. 1860 J.
    B. 1800 J.
    C. 160 J.
    D. 60 J.

    Câu 10: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 6 m/s, bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Vị trí mà thế năng bằng động năng có độ cao là:

    A. 0,9 m.
    B. 1,8 m.
    C. 3 m.
    D. 5 m.

    Câu 11: Một vật có khối lượng M chuyển động với vận tốc v Vectơ động lượng của vật là:

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    Câu 12: Công suất của một người kéo một thùng nước chuyển động đều khối lượng 15 kg từ giếng sâu 6 m lên trong 20 giây (g = 10 m/s2) là:

    A. 90 W.
    B. 45 W.
    C. 15 W.
    D. 4,5 W.

    Câu 13: Một vật khối lượng 1 kg đang có thế năng 1,0 J đối với mặt đất, lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao là bao nhiêu so với mặt đất.

    A. 0,102 m.
    B. 1,0 m.
    C. 9,8 m.
    D. 32 m

    ……………

    Câu 23. Một vật khối lượng 200 g có động năng là 10 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật là:

    A. 10 m/s.
    B. 100m/s.
    C. 15m/s.
    D. 20 m/s.

    Câu 24. Một vật được thả rơi từ độ cao 10 m xuống mặt đất. Biết khối lượng của vật là 1 kg, lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Thế năng của vật ở độ cao 5 m là bao nhiêu?

    A. 10 J.
    B. 50J.
    C. 100 J.
    D. 500J.

    Câu 25. Động lượng liên hệ chặt chẽ nhất với

    A. công suất.
    B. thế năng.
    C. động năng.
    D. xung của lực.

    Câu 26. Một quả bóng khối lượng 200g được ném xuống từ độ cao 20 m theo phương thẳng đứng. Khi chạm đất quả bóng nảy lên đến độ cao 40 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm, vận tốc ném vật là?

    A. 15 m/s.
    B. 20m/s.
    C. 25m/s.
    D. 10 m/s.

    Câu 27. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

    A. J.s.
    B. N.m/s.
    C. W.
    D. HP.

    Câu 28. Động năng là một đại lượng

    A. luôn luôn khác không.
    B. luôn luôn dương.
    C. có thể âm, dương hoặc bằng không.
    D. có thể dương hoặc bằng không.

    II. TỰ LUẬN ( 3 điểm)

    Bài 1: Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng M = 75 kg đang đi bộ ngoài không gian. Do một sự cố, dây nối người với con tàu bị tuột. Để quay về con tàu vũ trụ, người đó ném một bình ôxi mang theo người có khối lượng m = 10 kg về phía ngược với tàu với tốc độ 12 m/s. Giả sử ban đầu người đang đứng yên so với tàu, hỏi sau khi ném bình khí, người sẽ chuyển động về phía tàu với tốc độ là bao nhiêu?

    Bài 2. Một ô tô, khối lượng là 4 tấn đang chuyển động đều trên con đường thẳng nằm ngang với vận tốc 10 m/s, với công suất của động cơ ô tô là 20 kW. Sau đó ô tô tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi thêm được quãng đường 250 m vận tốc ô tô tăng lên đến 54 km/h. Tính công suất trung bình của động cơ ô tô trên quãng đường này và công suất tức thời của động cơ ô tô ở cuối quãng đường. Lấy g = 10 m/s2.

    Bài 3. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 6 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Nếu có lực cản 5 N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?

    Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lí 10

    I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    1A 4D 7B 10A 13A 16B 19D 21C
    2D 5C 8B 11C 14B 17C 20D 22A
    3B 6C 9D 12B 15C 18A 21D 22B
    23A 24B 25D 26B 27A 28D

    II. TỰ LUẬN

    ………..

    Xem thêm đáp án chi tiết trong file tải về

    Ma trận đề thi giữa kì 2 Vật lí 10

    TT

    Nội dung kiến thức

    Đơn vị kiến thức, kĩ năng

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Tổng số câu

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Trắc nghiệm

    Tự luận

    1

    Năng lượng

    1.1. Năng lượng

    1

    1

    2

    4

    1.2. Công

    1

    1

    2

    4

    1.3. Bảo toàn năng lượng

    1

    1

    2

    1 (TL)

    4

    1

    1.4. Chuyển hoá năng lượng

    1

    1

    1

    1

    4

    2

    Động lượng

    2.1. Động lượng

    1

    2

    1

    1

    5

    2.2. Định luật bảo toàn động lượng

    1

    1

    2

    1 (TL)

    4

    1

    2.3. Động lượng và năng lượng trong va chạm

    1

    1

    1

    1 (TL)

    3

    1

    Tổng số câu

    28

    3

    Tỉ lệ điểm

    7,0

    3,0

    ……….

    Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa học kì 2 Vật lí 10

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *