Bộ đề thi giữa học kỳ 2 lớp 4 và 5 năm học 2017 – 2018 theo Thông tư 22

Bộ đề thi giữa học kỳ 2 lớp 4 và 5 năm học 2017 – 2018 theo Thông tư 22

Bộ đề thi giữa học kỳ 2 lớp 4 và 5 năm học 2017 – 2018 theo Thông tư 22 là tài liệu ôn thi giữa học kì 2 rất hiệu quả dành cho các em học sinh lớp 4 và lớp 5. Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 và 5 được ban hành theo thông tư 22 có đáp án và bảng ma trận đề thi kèm theo. Vì thế các thầy cô giáo có thể tải về bộ tài liệu này để làm căn cứ xây dựng đề thi, đề kiểm tra, thang bảng điểm, câu hỏi cho đề thi chính thức sao cho phù hợp và chất lượng nhất.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kỳ 2 lớp 4 và 5 năm học 2017 – 2018 theo Thông tư 22

Đề thi giữa học kỳ 2 lớp 5 môn Toán

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn Toán- Lớp 5

(Thời gian làm bài: 40 phút)

Phần I. Trắc Nghiệm

Câu 1: Phân số 5/8 viết dưới dạng số thập phân là:

A. 62,5 B. 6,25 C. 0,625 D. 0,0625

Câu 2: Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 3 m3 76 dm3 = ……… m3 là:

A. 3,76 B. 3,760 C. 37,6 D. 3,076

Câu 3: Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 1 giờ 25 phút = ……..phút là:

A. 85 B. 125 C. 49 D. 1,25

Câu 4: Thể tích hình lập phương có cạnh 2,1 cm là:

A. 4,41 cm3 B. 44,1 cm3 C. 9,261 cm3 D. 92,61 cm3

Câu 5: Diện tích hình tròn có đường kính d = 5dm là:

A. 78,5 dm2 B. 196,25 dm2 C. 7,85 dm2 D. 19,625 dm2

Câu 6: Một hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 26cm và 64cm. Chiều cao hình thang 30 cm thì diện tích hình thang là:

A. 2700cm B. 2700cm2 C. 1350cm D. 1350cm2

Câu 7: Một lớp học có 30 học sinh, trong đó có 12 bạn nữ. Hỏi số bạn nữ chiếm bao nhiêu phần trăm so với số học sinh cả lớp?

A. 40% B. 60% C. 25% D. 125%

Câu 8: Một hình tam giác có diện tích 600cm2, độ dài đáy 40cm. Chiều cao của tam giác là:

A. 15cm B. 30cm C. 30 D. 15

PHẦN II: TỰ LUẬN

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

a) 17phút 21giây + 22 phút 15 giây

b) 25 ngày 6 giờ – 4 ngày 9 giờ

c) 17 năm 6 tháng – 15 năm 4 tháng

d) 16 giờ 21 phút + 7 giờ 42 phút

Bài 2: Tìm y:

a) y x 4,5 = 55,8 b) y : 2,5 = 25,42

Bài 3: Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m, chiều rộng 6m, chiều cao 5m. Người ta quét vôi bên trong bốn bức tường xung quanh phòng học và trần nhà. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông, biết tổng diện tích các cửa là 7,8 m2.

Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

13,25 : 0,5 + 13,25 : 0,25 + 13,25: 0,125

Đáp án và hướng dẫn giải

Phần I. Trắc nghiệm (4đ) Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm

Câu 1: Đáp án C. 0,625

Câu 2: Đáp án D. 3,076

Câu 3: Đáp án A. 85

Câu 4: Đáp án C. 9,261cm3

Câu 5: Đáp án D. 19,625 dm2

Câu 6: Đáp án: D. 1350 cm2

Câu 7: Đáp án A. 40%

Câu 8: Đáp án B. 30cm

Phần II. Tự luận:

Bài 1 (2 đ): Đặt tính và tính đúng mỗi câu được 0,5 điểm

a) 39 phút 36 giây b) 20 ngày 21 giờ c) 2 năm 2 tháng d) 24 giờ 3 phút

Bài 2 (1 đ): Làm đúng mỗi câu được 0,5 điểm

a) y x 4,5 = 55,8 b) y : 2,5 = 25,42

y = 55,8 : 4,5 y = 25,42 x 2,5

y = 12,4 y = 63,55

Bài 3: (2 đ):

Bài giải

Diện tích xung quanh lớp học là:

(10 + 6) x 2 x 5 = 160 (m2)

Diện tích trần nhà là:

10 x 6 = 60 (m2)

Diện tích cần quát vôi là:

(160 + 60) – 7,8 = 212,2 (m2)

Đáp số: 212,2 m2

Bài 4 (1 đ):

13,25 : 0,5 + 13,25 : 0,25 + 13,25 : 0,125

= 13,25 x 2 + 13,25 x 4 + 13,25 x 8

= 13,25 x (2 + 4+8)

= 13,25 x 14

= 185,5

MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT 4 GIỮA HKII

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu,

số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Kiến thức làm BT

Chính tả

Số câu

1

3

2

4

Số điểm

0,5đ

2,5đ

5

Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

2

Số điểm

2

Tổng

Số câu

3

5

2

10

Số điểm

1,5

3,5

2

7

MA TRẬN CÂU HỎI TIẾNG VIỆT 4

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu VB

Số câu

2

2

4

Câu số

3,5

2,4

2

Kiến thức

Tiếng Việt

Số câu

1

2

1

2

6

Câu số

1

7,8

6

9,10

3

4

1

2

10

Đề thi giữa học kỳ 2 lớp 4 môn Tiếng Việt

(Thời gian 40 phút không kể thời gian chép đề)

Tên học sinh:…………………………………..

Lớp : ………………………………….

GTI:…………………………………

GTII:………………………………

………………………………………………………………………………………….

Giám khảo

Điểm số

Điểm bằng chữ

Nhận xét

A. Kiểm tra đọc: (10đ)

1. Kiểm tra đọc hiểu: (7điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ:

– Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?

Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

– Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?

Bát sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

– Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

– Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

– Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

– Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyển

Câu 1: Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? (0,5 đ) (M1)

  1. tác dụng của nước
  2. Hình dáng của nước
  3. Mùi vị của nước
  4. Màu sắc của nước

Câu 2: Ý kiến của Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? (0,5đ) (M2)

  1. nước có hình chiếc cốc
  2. Nước có hình cái bát
  3. Nước có hình như vật chứa nó
  4. Nước có hình cái chai

Câu 3: Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước ? (0,5đ) (M1)

  1. Nước không có hình dáng cố định
  2. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó
  3. Nước tồn tại ở thể rắn và thể lỏng và khí
  4. Nước tồn tại ở thể lỏng và thể khí

Câu 4: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt ? (0,5đ)(M2)

  1. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình
  2. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác
  3. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận
  4. Cả ba ý trên

Câu 5: Câu: “Bác Tủ Gỗ lúc nầy mới lên tiếng” thuộc mẫu câu nào ? (0,5đ) (M1)

  1. Ai làm gì?
  2. Ai là gì?
  3. Ai thế nào?
  4. Không thuộc các mẫu câu trên.

Câu 6: Trong giờ học, cô giáo yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhóm đôi về một vấn đề. Em và người bạn cùng bàn có ý kiến khác nhau. Khi đó em sẽ làm gì và có thái độ như thế nào ? (0,5đ) (M2)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc………….à? (1đ) (M2)

  1. nhỏ xinh
  2. xinh xinh
  3. xinh tươi
  4. xinh xắn

Câu 8: Dòng nào nêu đúng chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.(1đ) (M2)

  1. Cô chủ
  2. Cô chủ nhỏ
  3. Cô chủ nhỏ lúc nào
  4. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi

Câu 9: Chuyển câu khiến của bác Tủ Gỗ “Các cháu đừng cãi nhau nữa!” thành hai câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác.(1đ) (M3)

a…………………………………………………………………………………

b…………………………………………………………………………………

Câu 10: Viết câu văn tả một giọt sương trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh. (1đ) (M3)

…………………………………………………………………………………………

2. Đọc thành tiếng: (3đ) GV tự chọn

Mời các bạn tải về để xem trọn bộ tài liệu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *