Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 – 2024 gồm 13 đề thi sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Với 13 Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 6 sách mới, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử – Địa lí. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 sách mới

    1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức

    1.1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    PHÒNG GD&ĐT ……

    TRƯỜNG THCS….

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023
    MÔN: GDCD – LỚP: 6
    Thời gian:45 phút (Không kể thời gian giao đề)

    I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.

    Câu 1. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?

    A. Khoan dung.
    B. Vô cảm
    C. Nhỏ nhen.
    D. Ích kỷ

    Câu 2. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng….

    A. Niềm tin
    B. Sở thích.
    C. Sự thật.
    D. Mệnh lệnh

    Câu 3. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc………

    A. mưu cầu lợi ích cá nhân.
    B. gặp khó khăn và hoạn nạn.
    C. cần đánh bóng tên tuổi.
    D. vì mục đích vụ lợi.

    Câu 4. Hành động nào biểu hiện của lòng yêu thương con người?

    A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
    B. Trêu chọc bạn khuyết tật.
    C. Không chơi với bạn nghèo.
    D. Chỉ chơi với những bạn học giỏi hơn mình.

    Câu 5. Câu danh ngôn: ”Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình” nói về giá trị của điều gì?

    A. Tự nhận thức bản thân.
    B. Kiên trì.
    C. Chí công vô tư.
    D. Yêu thương con người.

    Câu 6. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ và làm theo đúng sự thật, luôn luôn bảo vệ…..

    A. số đông.
    B. số ít.
    C. tự do.
    D. sự thật.

    Câu 7. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là……

    A. Chỉ cần trung thực với cấp trên
    B. Chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.
    C. Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
    D. Có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

    Câu 8: Biểu hiện nào mang tính tự lập?

    A. Bạn A tự hoàn thành bài tập thầy cô giao.
    B. Bạn N sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.
    C. Bạn L đợi ba mẹ nhắc nhở mới ngồi vào học.
    D. Bạn C thường ỷ lại vào người khác khi lao động.

    Câu 9: Câu tục ngữ: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì?

    A. Đoàn kết.
    B. Trung thực.
    C. Tự lập.
    D. Tiết kiệm.

    Câu 10: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự lập?

    A. Tự học tập mà không đợi nhắc nhở.
    B. Đợi ba mẹ nhắc mới đi làm.
    C. Nhà giàu nên A không cần làm gì cả 24 tuổi vẫn chưa có việc làm.
    D. Mặc dù học lớp 8 nhưng Hoa vẫn nhờ người khác giặt đồ và dọn phòng cho mình.

    Câu 11: Trái với tự lập là?

    A. Tự tin.
    B. Ích kỉ.
    C. Tự chủ.
    D. Ỷ lại.

    Câu 12: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là……

    A. thông minh.
    B. tự nhận thức về bản thân.
    C. có kĩ năng sống.
    D. tự trọng.

    Câu 13. Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

    A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
    B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
    C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
    D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.

    Câu 14. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta……….

    A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.
    B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.
    C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.
    D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

    Câu 15. Tự nhận thức về bản thân là………

    A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.
    B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.
    C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.
    D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh.

    Câu 16. Tự nhận thức bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải trải qua…..

    A. rèn luyện.
    B. học tập.
    C. thực hành.
    D. lao động.

    II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

    Câu 17 (3,0 điểm) Nêu ý nghĩa của tự lập đối với mỗi người, gia đình và xã hội?

    Câu 18 (2,0 điểm) Để nhận thức đúng bản thân em cần phải làm gì?

    Câu 19 (1,0 điểm) Em hãy viết về việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc chưa tôn trọng sự thật của bản thân và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em sau mỗi việc làm đó?

    1.2. Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD 6

    I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

    Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
    Đáp án A C B A A D C A
    Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
    Đáp án C A D B A D A A

    II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    Câu 17

    (3,0 điểm)

    – Đối với mỗi người

    + Giúp thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.

    + Có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong công việc.

    + Rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại để vượt lên hoàn cảnh.

    – Đối với gia đình

    + Khi con cái biết tự lập, cha mẹ vui và hạnh phúc.

    + Bố mẹ không phải lo lắng vì con mình đã trưởng thành, tự lo cho mình, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

    – Đối với Xã hội:

    + Góp phần phát triển xã hội.

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    Câu 18

    (2,0 điểm)

    – Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần

    + Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả của từng hoạt động

    + Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác.

    + So sánh nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.

    + Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    Câu 19

    (1,0 điểm)

    – Một hôm em giúp mẹ dọn nhà không may làm vỡ lọ hoa. Em rất lo lắng, sợ bị mẹ mắng, nhưng khi mẹ về em đã tự nhận lỗi, mẹ xoa đầu em và bảo: “Không sao, con đã làm việc tốt

    – Em cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm khi nói ra sự thật và được mẹ tha lỗi. Em hứa với mẹ lần sau sẽ cẩn thận hơn.

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    TT

    Chủ đề

    Nội dung

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Tỉ lệ

    Tổng câu/ điểm

    TN

    TL

    TL

    TL

    TN

    TL

    1

    Giáo dục đạo đức

    1. Yêu thương con người

    4 câu

    10%

    4,0

    2. Tôn trọng sự thật

    4 câu

    1câu

    10%

    10%

    5,0

    3. Tự lập

    4 câu

    1 câu

    10%

    30%

    5,0

    4. Tự nhận thức bản thân.

    4 câu

    1 câu

    10%

    20%

    5,0

    Tổng

    16 câu

    1 câu

    1 câu

    1 câu

    100%

    19/10

    Tỉ lệ chung

    40%

    60%

    1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    TT

    Mạch nội dung

    Nội dung

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    NB

    TH

    VD

    VDC

    1

    Giáo dục đạo đức

    1. Yêu thương con người

    Nhận biết:

    Nêu được khái niệm tình yêu thương con người

    – Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người .

    Thông hiểu:

    – Giải thích được giá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội.

    – Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người .

    4 câu

    2. Tôn trọng sự thật

    Nhận biết:

    Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.

    4 câu

    1 câu

    3. Tự lập

    Nhận biết:

    – Nêu được khái niệm tự lập

    – Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập.

    Vận dụng:

    – Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

    4 câu

    1 câu

    4. Tự nhận thức bản thân.

    Nhận biết:

    Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.

    Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.

    Vận dụng:

    Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.

    4 câu

    1 câu

    2. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều

    2.1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    Phần I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

    (Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất)

    Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

    A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống.
    B. Lưu giữ nghề làm gốm.
    C. Không truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.
    D. Lãng quyên nghề của cha ông

    Câu 2: Trong cuộc sống, việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và

    A. động lực.
    B. tiền bạc.
    C. của cải.
    D. tuổi thọ.

    Câu 3: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc……..

    A. cần đánh bóng tên tuổi.
    B. mưu cầu lợi ích cá nhân.
    C. gặp khó khăn và hoạn nạn.
    D. vì mục đích vụ lợi.

    Câu 4: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?

    A. Nhỏ nhen.
    B. Ích kỷ
    C. Tha thứ.
    D. Vô cảm

    Câu 5: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người

    A. cho rằng năng lực kém.
    B. đánh giá là kém thông minh.
    C. tư chất chưa tốt lắm.
    D. tin tưởng và yêu quý.

    Câu 6: Cá nhân có tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính

    A. siêng năng.
    B. tự ti.
    C. tự ái.
    D. lam lũ.

    Câu 7: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách

    A. hời hợt.
    B. cần cù.
    C. nông nổi.
    D. lười biếng.

    Câu 8: Biểu hiện của sự kiên trì là

    A. làm việc miệt mài.
    B. tham gia làm việc
    C. làm việc nhiều công việc.
    D. lười biếng làm việc.

    Câu 9. Dấu hiệu nào sau đây không phải là tự nhận thức bản thân?

    A. Tự nhận ra những đặc điểm riêng của mình.
    B.Tự nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
    C. Không nhận ra điểm yếu của bản thân.
    D. Nhận thức được bản thân để tự hoàn thiện bản thân.

    Câu 10: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

    A. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
    B. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
    C. làm theo lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.
    D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.

    Câu 11: Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác

    A. mọi người
    B. bạn bè
    C. bản thân
    D. người thân

    Câu 12: Cá nhân biết đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, quyết tâm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh là biểu hiện nào dưới đây của mỗi người

    A. sống có mục đích.
    B. tự nhận thức bản thân.
    C. sống có ý chí.
    D. tự hoàn thiện bản thân.

    Phần I – Tự luận (7 điểm)

    Câu 1 (2.5 điểm). Cho tình huống: Phát hiện C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận.

    a. Em có nhận xét gì về việc làm của C vì sao?

    b. Trong tình huống trên, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm như thế nào?

    Câu 2 (1,5 điểm). Hãy chia sẻ cùng với bạn về 3 việc làm của em thể hiện sự nỗ lực kiên trì vượt qua khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống của bản thân.

    Câu 3 (3.0 điểm). Cho tình huống: H suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình, mọi việc H đều ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, H thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì H cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp. Nhiều lần như vậy, lớp trưởng góp ý thì H nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa!”.

    Em có tán thành với suy nghĩ và việc làm của bạn H hay không? Vì sao? Là bạn của H em sẽ làm gì để giúp bạn?

    2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3.0 điểm)

    Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 3.0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0.25 điểm)

    Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
    B A C C D A B A
    Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12
    C B C B

    Phần I – Tự luận (7.0 điểm)

    Câu 1 (1.5 điểm).

    Yêu cầu

    Điểm

    Mục a

    1.5 điểm

    Giải thích được cần tôn trọng sự thật vì:

    – Đây là đức tính cần thiết, quý bàu,

    – Giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân;

    – Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng

    0.5 điểm

    0.5 điểm

    0.5 điểm

    Mục b

    1.0 điểm

    Học sinh tự do nêu ý kiến cá nhân.

    – Ví dụ: Khuyên bạn chỉ đăng những bài viết lành mạnh, đúng sự thật và phù hợp với lứa tuổi.

    – Khuyên không nên nói dối, không tôn trọng sự thật, nếu mọi người biết sự thật thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn nữa;

    1.0 điểm

    Câu 2 (1.5 điểm)

    Yêu cầu

    Điểm

    Học sinh tự do nêu ý kiến mỗi ý kiến 0.5 điểm

    Ví dụ: trong học tập khi gặp một bài tập khó em sẽ cố gắng tìm cách giải, nếu không được em sẽ hỏi thầy cô hướng dẫn

    1.5 điểm

    Câu 3 (3.0 điểm)

    Yêu cầu

    Điểm

    * Học sinh nêu được:

    – Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của H

    0.5 điểm

    Vì: – Trong cuộc sống và học tập bạn đều ỷ lại vào người khác, cụ thể: Suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ, mọi việc H đều ỷ lại vào bác giúp việc.

    + Trên lớp, H thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra.

    + Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì H cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp.

    – Không tự lo liệu, xây dựng cho cuộc sống tương lai của mình: H có suy nghĩ gia đình rất giàu, có bố mẹ chuẩn bị sẵn cả tương lai nên không cần phải khổ sở, vất vả học hành.

    0.5 điểm

    0.5 điểm

    0.5 điểm

    0.5 điểm

    – Hùng thiếu đức tính tự lập

    0.5 điểm

    2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    TT Chủ đề Nội dung Mức độ nhận thức Tổng
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ Tổng điểm
    TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL

    1

    Giáo dục đạo đức

    Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

    2 câu

    (0.5đ)

    2 câu

    0.5

    Yêu thương con người

    2 câu

    (0.5đ)

    2 câu

    0.5

    Siêng năng kiên trì

    4 câu

    (1đ)

    1 câu

    (1.5đ)

    4 câu

    1 câu

    2.5

    Tôn trọng sự thật

    1/2 câu

    (1.5đ)

    1/2 câu

    (1đ)

    1 câu

    2.5

    Tự lập

    1 câu

    (3 đ)

    1 câu

    3.0

    2

    Giáo dục kĩ năng sống

    Tự nhận thức bản thân

    4 câu

    (1đ)

    4 câu

    1.0

    Tổng

    12

    1.5

    1

    1/2

    12

    3

    10 điểm

    Tỉ lệ %

    30%

    30%

    30%

    10%

    30%

    70%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    100%

    2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn GDCD 6

    TT Mạch nội dung Nội dung Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

    1

    Giáo dục đạo đức

    Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

    Nhận biết:

    Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ

    2 TN

    Yêu thương con người

    Nhận biết:

    Nêu được khái niệm tình yêu thương con người

    – Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người

    2 TN

    Siêng năng, kiên trì

    Nhận biết:

    – Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì

    – Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì

    – Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

    4 TN

    Thông hiểu:

    – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

    1 TL

    Tôn trọng sự thật

    Thông hiểu:

    Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật.

    1/2 TL

    Vận dụng cao:

    Thực hiện được một số việc làm tôn trọng sự thật thông qua các mối quan hệ XH.

    1/2 TL

    Tự lập

    Vận dụng:

    – Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với bản thân

    1 TL

    2

    Giáo dục kĩ năng sống

    Tự nhận thức bản thân

    Nhận biết:

    Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.

    Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.

    4 TN

    Tổng

    12 TN

    1.5 TL

    1 TL

    1/2 TL

    Tỉ lệ %

    30

    30

    30

    10

    Tỉ lệ chung

    60

    40

    3. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo

    3.1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    PHÒNG GD VÀ ĐT….
    TRƯỜNG THCS…

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2023 – 2024
    Môn: Giáo dục công dân 6
    Thời gian: 45 phút

    Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

    Câu 1. Tự lập là

    A. tự làm lấy những việc mình hứng thú.
    B. tự làm việc không cần quan tâm tới khó khăn.
    C. tự làm việc thường xuyên, miệt mài.
    D. tự làm lấy công việc của mình.

    Câu 2. Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra hoặc xác định được

    A. những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
    B. những đặc điểm đặc trưng của bản thân.
    C. phong cách của bản thân.
    D. thế mạnh của bản thân.

    Câu 3. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của phẩm chất kiên trì?

    A. Ngoài giờ học, bạn M thường giúp mẹ làm việc nhà.
    B. Khi có bài tập khó, H thường nhờ chị làm giúp.
    C. Mỗi ngày, bạn T đều dành 60 phút tập thể dục.
    D. B luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

    Câu 4. Việc rèn luyện được đức tính siêng năng, kiên trì sẽ có ý nghĩa nào dưới đây?

    A. Giúp con người thành công trong học tập và trong cuộc sống.
    B. Giúp con người luôn hoàn thành tốt các mục tiêu đã đạt ra.
    C. Được mọi người tin tưởng, kính trọng.
    D. Được mọi người tôn trọng.

    Câu 5. Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?

    A. Hỗ trợ bạn làm bài tập về nhà
    B. Góp ý với người hay nản lòng để họ khắc phục hạn chế.
    C. Cùng bố mẹ, người thân giúp đỡ người gặp khó khăn.
    D. Tri ân gia đình có công với cách mạng.

    Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng sự thật?

    A. Dù không bằng lòng nhưng luôn đồng ý theo số đông trong tập thể.
    B. Nói đúng những gì mình được chứng kiến.
    C. Luôn bảo vệ mọi ý kiến, việc làm của mình.
    D. Phê phán những việc mà mình không thích.

    Câu 7. Việc bác trưởng họ khen thưởng, động viên con cháu có thành tích học tập tốt hằng năm là thể hiện truyền thống nào dưới đây của dòng họ?

    A. Tương thân tương ái.
    B. Uống nước nhớ nguồn.
    C. Hiếu học.
    D. Siêng năng.

    Câu 8. Việc con cháu quan tâm, chăm sóc ông bà, bố mẹ là thể hiện truyền thống nào dưới đây của gia đình?

    A. Hiếu nghĩa.
    B. Lễ phép.
    C. Kính trên, nhường dưới.
    D. Yêu thương, chia sẻ.

    Câu 9. Việc làm nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người?

    A. Nhận nuôi người khuyết tật, cô đơn để bản thân được hạnh phúc.
    B. Nhận người khuyết tật vào làm việc để giúp họ tự nuôi sống bản thân.
    C. Nhận người khuyết tật vào làm việc để được cơ quan nhà nước giảm thuế.
    D. Giúp đỡ người khuyết tật để noi gương cho con cháu học tập.

    Câu 10. Tự nhận thức bản thân sẽ giúp chúng ta thực hiện được những việc làm nào dưới đây?

    A. Tìm cách khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của bản thân.
    B. Tự hào về bản thân và tìm cách phát huy những ưu điểm của bản thân.
    C. Nhận ra được đặc trưng nổi bật của bản thân so với mọi người
    D. Tìm cách che dấu những điểm hạn chế của bản thân

    Câu 11. Tôn trọng sự thật giúp

    A. bảo vệ các giá trị đúng đắn.
    B. trưởng thành trong cuộc sống.
    C. tôn trọng bản thân.
    D. bảo vệ bản thân.

    Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

    A. Thực hiện công việc được giao khi được nhắc nhở.
    B. Luôn tìm cách nhờ người khác giúp hoàn thành công việc cá nhân .
    C. Tự hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
    D. Luôn tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

    Phần I. Tự luận (7 điểm)

    Câu 13 (1.5 điểm). Em hãy hãy giải thích vì sao phải siêng năng kiên trì và nêu ví dụ.

    Câu 14 (1,5 điểm). Em hãy cho biết câu ca dao dưới đây nói đến ý nghĩa của đức tính nào?

    “Thấy ai đói rách thì thương
    Rét thường cho mặc đói thường cho ăn.”

    Em hãy lấy một số ví dụ minh hoạ cho ý nghĩa đó.

    Câu 15 (4 điểm).

    Em hãy:

    a) Liệt kê những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và đặt ra những mục tiêu rèn luyện, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.

    b) Trình bày những việc em đã làm để thực hiện mục tiêu tự rèn luyện, hoàn thiện bản thân

    3.2. Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    TT Chủ đề Nội dung Mức độ nhận thức Tổng
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ Tổng điểm
    TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL

    1

    Giáo dục đạo đức

    Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ

    2 câu

    1 câu

    1 câu

    1/2 câu

    1/2 câu

    2 câu

    0.5

    Yêu thương con. người

    2 câu

    2 câu

    1 câu

    2.5

    Siêng năng kiên trì

    2 câu

    2 câu

    1 câu

    2.5

    Tôn trọng sự thật

    2 câu

    2 câu

    0.5

    Tự lập

    2 câu

    2 câu

    0.5

    2

    Giáo dục kĩ năng sống

    Tự nhận thức bản thân

    2 câu

    2 câu

    1 câu

    3.5

    Tổng

    12

    2

    1/2

    1/2

    12

    3

    10 điểm

    Tỉ lệ %

    30%

    30%

    30%

    10%

    30%

    70%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    100%

    3.3. Bản đặc tả đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    TT Mạch nội dung Nội dung Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

    1

    Giáo dục đạo đức

    Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ

    Nhận biết:

    Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

    Thông hiểu:

    Giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ một cách đơn giản.

    Vận dụng:

    Xác định được một số việc làm thể hiện truyền thống gia đình, dòng họ phù hợp với bản thân.

    Vận dụng cao:

    Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

    2 TN

    Yêu thương con người

    Nhận biết:

    – Nêu được khái niệm tình yêu thương con người

    – Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người

    Thông hiểu:

    – Giải thích được vì sao phải tình yêu thương con người.

    – Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người

    Vận dụng:

    – Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người

    – Xác định được một số việc làm thể hiện tình yêu thương con người phù hợp với bản thân.

    Vận dụng cao:

    Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện tình yêu thương con người

    2 TN

    1 TL

    Siêng năng kiên trì

    Nhận biết:

    – Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì

    – Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì

    – Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

    Thông hiểu:

    – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

    – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động.

    – Giải thích được vì sao phải siêng năng kiên trì.

    Vận dụng:

    – Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.

    – Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

    – Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân.

    Vận dụng cao:

    Thực hiện được siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

    2 TN

    1 TL

    Tôn trọng sự thật

    Nhận biết:

    Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.

    Thông hiểu:

    Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật.

    Vận dụng:

    – Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.

    – Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

    2 TN

    Tự lập

    Nhận biết:

    – Nêu được khái niệm tự lập

    – Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập

    Thông hiểu:

    – Đánh giá được khả năng tự lập của người khác.

    – Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân

    – Giải thích được vì sao phải tự lập.

    Vận dụng:

    – Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với bản thân

    – Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

    2 TN

    2

    Kĩ năng sống

    Tự nhận thức bản thân

    Nhận biết:

    Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.

    Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.

    Thông hiểu:

    – Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

    – Xác định được giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân

    Vận dụng:

    Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.

    Vận dụng cao:

    Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự tôn trọng bản thân.

    2 TN

    1/2 TL

    1/2 TL

    Tổng

    12 TN

    2 TL

    1/2 TL

    1/2 TL

    Tỉ lệ %

    30

    30

    30

    10

    Tỉ lệ chung

    60

    40

    >> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 – 2024

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *