Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm 7 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 7 đề thi học kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Lưu ý: Trong 7 đề thi thì có 2 đề biên soạn riêng phân môn Địa lí và 3 đề riêng theo phân môn Lịch sử.
Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024
1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức – Đề 1
1.1 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8
A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?
“Vua nào đại phá quân Thanh,
Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?”
A. Quang Trung.
B. Gia Long.
C. Minh Mệnh.
D. Duy Tân.
Câu 2. Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng, đồng thời gấp rút xây dựng phòng tuyến chống giặc ở
A. sông Như Nguyệt.
B. Tam Điệp – Biện Sơn.
C. sông Bạch Đằng.
D. Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 3. Quân Xiêm dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1784?
A. Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Xiêm.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
D. Chính quyền chúa Nguyễn lấn chiếm lãnh thổ của Xiêm.
Câu 4. Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?
A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.
B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.
D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.
Câu 5. Đầu thế kỉ XVI, tôn giáo nào mới được du nhập vào Việt Nam?
A. Thiên Chúa giáo.
B. Đạo giáo.
C. Phật giáo.
D. Nho giáo.
Câu 6. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, những nguyên nhân nào đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn.
B. Không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.
C. Các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực.
D. Chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.
Câu 7. Vào cuối thế kỉ XIX, nhân vật nào dưới đây được gọi là “vua ô tô” của nước Mỹ?
A. Rốc-phe-lơ.
B. Moóc-gân.
C. Pho.
D. Clin-tơn.
Câu 8. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là
A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 9. Một trong những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc là sự xuất hiện của
A. tầng lớp tư bản ngân hàng.
B. tầng lớp tư bản công nghiệp.
C. các công trường thủ công.
D. các công ty độc quyền.
Câu 10. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
B. Tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
C. Cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.
D. Tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.
Câu 11. Trên lĩnh vực chính trị – quân sự, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách nào sau đây?
A. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.
B. Giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.
C. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.
D. Phân chia những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.
Câu 12. Việc công bố văn kiện Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của
A. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
B. trào lưu Triết học Ánh sáng.
C. chủ nghĩa xã hội khoa học.
D. chủ nghĩa duy vật biện chứng.
II. Tự luận (2,0 điểm)
a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
b) Đánh giá vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
B – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta có đặc điểm gì?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa.
B. Nhiệt độ không khí cao, trên 80%.
C. Nhiệt độ trung bình năm lớn, số giờ nắng đạt 1400-3000 giờ/năm, cán cân bức xạ luôn dương.
D. Lượng mưa trung bình năm dao động 1500-2000 mm/năm.
Câu 2. Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho những khu vực nào ở nước ta?
A. Vùng biển Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc.
D. Cả nước.
Câu 3. Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam gây mưa lớn cho những khu vực nào ở nước ta?
A. Vùng biển Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc.
D. Cả nước.
Câu 4. Ở miền khí hậu phía Bắc vào mùa hạ, khí hậu có đặc điểm gì?
A. lạnh và khô.
B. lạnh và ẩm ướt.
C. nóng, ẩm và mưa nhiều.
D. khô, nóng.
Câu 5. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta không biểu hiện qua đặc điểm nào dưới đây?
A. Tính chất nhiệt đới.
B. Phân hóa theo độ cao.
C. Tính chất ẩm.
D. Tính chất gió mùa.
Câu 6. Tại sao vào mùa đông miền Bắc nước ta có 2-3 tháng lạnh và nhiệt độ trung bình tháng dưới 18 ℃?
A. Ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc.
B. Ảnh hưởng gió mùa Tây Nam.
C. Ảnh hưởng gió Tây khô nóng.
D. Ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 7. Mạng lưới sông có dạng nan quạt khi mưa lớn sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.
B. Lũ lên rất nhanh và đột ngột.
C. Nước tập trung chậm, không gây ngập úng.
D. Lũ lên nhanh và rút nhanh
Câu 8. Tại sao hệ thống sông Mê Công vào mùa lũ nước lên và xuống chậm?
A. Do địa hình dốc, nhiều sông.
B. Mạng lưới sông có dạng nan quạt.
C. Mạng lưới sông dạng lông chim và được điều tiết và được điều tiết bởi hồ Tôn lê Sáp.
D. Hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng chưa đảm bảo vào mùa mưa.
Câu 9. Mùa cạn sông Hồng diễn ra trong ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ tháng 1 đến tháng 8.
B. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
C. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
D. Từ tháng 6 đến tháng 10.
Câu 10. Mùa cạn sông Thu Bồn diễn ra trong ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ tháng 1 đến tháng 8.
B. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
C. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
D. Từ tháng 6 đến tháng 10.
Câu 11. Mùa cạn sông Mê Công diễn ra trong ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ tháng 1 đến tháng 8.
B. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
C. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
D. Từ tháng 6 đến tháng 10.
Câu 12. Thị xã Sa Pa (Lào Cai) có thế mạnh gì về phát triển kinh tế?
A. Du lịch tham quan nghỉ dưỡng.
B. Du lịch biển.
C. Phát triển thủy điện.
D. Nuôi trồng và đánh bắt thủy – hải sản.
II. Tự luận (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8
A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
1- A |
2- B |
3- C |
4- D |
5- A |
6- A |
7- C |
8- A |
9- D |
10- B |
11- C |
12- C |
II. Tự luận (2,0 điểm)
♦ Yêu cầu a) Ý nghĩa lịch sử
+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.
+ Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
+ Với việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.
♦ Yêu cầu b)
– Vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ:
+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.
B – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
1- C |
2- B |
3- D |
4- C |
5- B |
6- A |
7- A |
8- C |
9- B |
10- A |
11- C |
12- A |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
* Đặc điểm chung sông ngòi nước ta:
– Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Cả nước có 2360 con sông có chiều dài trên 10km.
– Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
– Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Trung bình mùa lũ chiếm 70-80% lưu lượng nước cả năm.
– Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m 3 / năm) và hàm lượng phù sa lớn ( khoảng 200 triệu tấn/năm).
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8
TT |
Nội dung |
Mức độ đánh giá |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Phân môn Lịch sử |
|||||||||
1 |
Phong trào nông dân Tây Sơn |
2 |
2 |
1/2 |
1/2 |
||||
2 |
Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII |
1 |
1 |
||||||
3 |
Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mĩ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) |
2 |
2 |
||||||
4 |
Phong trào Công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học |
1 |
1 |
||||||
Tổng số câu hỏi |
6 |
0 |
6 |
0 |
0 |
1/2 |
0 |
1/2 |
|
Tỉ lệ |
15% |
15% |
10% |
10% |
|||||
Phân môn Địa lí |
|||||||||
1 |
Khí hậu Việt Nam |
3 |
3 |
||||||
2 |
Thủy văn Việt Nam |
2 |
3 |
1/2 |
1/2 |
||||
3 |
Vai trò của tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước đối với đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta |
1 |
|||||||
Tổng số câu hỏi |
6 |
0 |
6 |
0 |
0 |
1/2 |
0 |
1/2 |
|
Tỉ lệ |
15% |
15% |
10% |
10% |
|||||
Tỉ lệ chung |
30% |
30% |
20% |
20% |
2. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức – Đề 2
2.1 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8
UỶ BAN NHÂN DÂN ,…………. TRƯỜNG THCS ………….
|
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ 8 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề) |
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn đáp án đúng nất
Câu 1. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của nước nào?
A. Nước Anh, Pháp, Mĩ.
B. Nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
C. Nước Mĩ, Hà Lan, Pháp.
D. Nước Anh và Pháp.
Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước ở Đông Nam Á là
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
Câu 3. Vị thủ lĩnh nào còn có tên là “quận He”?
A. Hoàng Công Chất.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Lê Duy Mật.
D. Nguyễn Danh Phương.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?
A. Thăng Long.
B. Thanh Hóa và Nghệ An.
C. Hải Dương và Bắc Ninh.
D. Tuyên Quang.
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp sản xuất của Anh đứng thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ ba.
B. Thứ tư.
C. Thứ hai.
D. Thứ nhất.
Câu 6. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
Câu 7. Chính quyền thành lập sau cách mạng tháng Hai là
A. chính quyền tư sản .
B. chính quyền phong kiến.
C. chính quyền vô sản .
D. chính quyền tư sản và chính quyền Xô Viết song song tồn tại .
Câu 8. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là gì?
A. Cách mạng tư sản.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân tộc dân chủ.
D. Cách mạng dân chủ tư sản.
B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm )
Câu 1 Bằng kiến thức lịch sử đã được học, em hãy tóm tắt những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.(1,5 điểm)
Câu 2 :. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. (1,0 điểm)
Câu 3 : Từ hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất( 1914-1918) theo em các nước cần làm gì để góp phần duy trì hòa bình thế giới? (0,5 điểm)
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ:
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Địa hình nước ta có hai hướng chính là
A. Hướng tây bắc-đông nam và hướng bắc – nam.
B. Hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.
C. Hướng nam – bắc và hướng vòng cung.
D. Hướng đông – tây và hướng nam – bắc.
Câu 2. Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng:
A. Lớn
B. Vừa
C. Trung bình và nhỏ
D. Nhỏ
Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua:
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt
C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau
D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 – 2000 mm/năm
Câu 4. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi :
A. Hoàng Liên Sơn
B. Trường Sơn Bắc
C. Bạch Mã
D. Trường Sơn Nam
Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta:
A.Địa hình.
B. Vĩ độ.
C. Kinh độ.
D. Gió mùa.
Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:
A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ .
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào?
A. Sông Mã
B. Sông Hồng
C. Sông Chảy
D. Sông Đà
Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là:
A. Sông lớn, dài, dày đặc
B. Sông ngắn, lớn, dốc
C. Sông dài, nhiều phù sa
D. Sông nhỏ, ngắn, dốc.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam ?
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch?
b. Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông?
2.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
C |
B |
D |
A |
C |
D |
B |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
|
Câu 1. * Tôn giáo: – Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. – Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển. – Đạo thiên chúa xuất hiện cuối thế kỷ XVI và bị các chúa Trịnh, Nguyễn ngăn cấm * Văn hóa: – Chữ viết: Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng việt. Đó là chữ quốc ngữ. – Văn học: + Văn học chữ Hán phát triển, văn học chữ Nôm chiếm ưu thế + Văn học dân gian phát triển phong phú – Nghệ thuật dân gian: + Điêu khắc: nét trạm trổ đơn giản mà dứt khoát + Nghệ thuật sân khấu: đa dạng mà phong phú |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 – Nguyễn Huệ – Quang Trung đã lãnh đạo phong trào Tây Sơn lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. – Đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. – Nguyễn Huệ – Quang Trung đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước. |
0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
|
Câu 3 Các nước có thể làm một số việc để góp phần duy trì hòa bình thế giới như sau: ( Gợi ý: Học sinh chỉ cần nêu được 3 ý giáo viên có thể chấm điểm tối đa ) +Tham gia kêu gọi giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới; giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. +Tuyên truyền để mọi người thấy được nếu chiến tranh xảy ra sẽ để lại những hậu quả vô cùng thảm khốc. +Tích cực tham gia các hoạt động để hưởng ứng việc bảo vệ hòa bình thế giới. +Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh. +Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh. |
0,5điểm |
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
C |
A |
C |
A |
B |
D |
D |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu |
Nội dung chính |
Điểm |
1 (1,5 điểm) |
+ Phân hoá theo chiều bắc – nam – Miền khí hậu phía Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều. – Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa, khô phân hóa rõ rệt. |
0,25 0,25 |
+ Phân hóa theo chiều đông – tây – Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền. – Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. – Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. |
0,25 0,25 0,25 |
|
+ Phân hóa theo độ cao Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi. |
0,25 |
|
2 (1,5 điểm) |
a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch… + Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),… + Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm. – Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,… là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
b. Hs có thể trả lời theo các nội dung sau: VD – Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt… – Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất. – Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước. |
0,25 0,25 |
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết (TN) |
Thông hiểu (TL)
|
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
|
|||
1 |
Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX |
1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây |
|||||
2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á |
|||||||
3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á |
2 TN |
5% |
|||||
2 |
Việt Nam từ đầu TK XVI đến TK XVIII |
1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn |
|||||
2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ TK XVI đến TK XVIII. |
|||||||
3. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài TK XVIII |
2 TN |
5% |
|||||
4. Phong trào Tây Sơn |
1 TLb |
10% |
|||||
5. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII |
1 TLa |
15% |
|||||
3 |
Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX |
1. Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc |
|||||
2. Các nước Âu – Mỹ từ cuối TK XIX đến đầu TK XX |
2 TN |
5% |
|||||
3. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx |
|||||||
4. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) |
1 TLc |
5% |
|||||
5. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 |
2 TN |
5% |
|||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
Phân môn Địa lí
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng điểm % |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
|||
1 |
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM. ( 10% – đã kiểm tra giữa kì I) |
Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN |
5% 0,5 điểm |
||||
Đặc điểm địa hình và khoáng sản VN |
2TN |
||||||
2 |
CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM.
CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM. |
Bài 4. Khí hậu Việt Nam. Bài 5. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu |
4TN |
1TL |
|||
Bài 6. Thuỷ văn Việt Nam. |
2TN |
30% 3 điểm |
|||||
Bài 7. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta |
1TLa |
1TLb |
15% 1,5 điểm |
||||
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu (a) TL |
1 câu (b) TL |
10 câu |
||
Tỉ lệ % |
20 |
15 |
10 |
5 |
50% |
||
Tỉ lệ chung |
40 |
30 |
20 |
10 |
100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
PHÂN MÔN: LỊCH SỬ
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||||||
Nhận biết (TN) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
||||||||
1 |
Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX |
1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây |
Nhận biết – Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á. |
||||||||
2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á |
Nhận biết – Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. |
||||||||||
3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á |
Thông hiểu – Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. |
2 TN |
|||||||||
2 |
Việt Nam từ đầu TK XVI đến TK XVIII |
1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn |
Nhận biết – Nêu được những nét chính Mạc Đăng Dung về sự ra đời của Vương triều Mạc. Thông hiểu – Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. Vận dụng – Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. |
||||||||
2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ TK XVI đến TK XVIII. |
Nhận biết – Trình bày được khái quát về quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. Thông hiểu – Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn. |
||||||||||
3. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài TK XVIII |
Nhận biết – Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Thông hiểu – Nêu được ý nghĩa của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Vận dụng – Nhận xét được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII. |
2 TN |
|||||||||
4. Phong trào Tây Sơn |
Nhận biết – Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn. Thông hiểu – Mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn. – Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Vận dụng – Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. |
1 TLb |
|||||||||
5. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII |
Nhận biết – Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII. Thông hiểu – Mô tả được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. |
1 TLa |
|||||||||
3 |
Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX |
1. Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc |
Thông hiểu – Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc. |
||||||||
2. Các nước Âu – Mỹ từ cuối TK XIX đến đầu TK XX |
Nhận biết – Trình bày được những nét chính về Công xã Paris (1871). – Nêu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Thông hiểu – Trình bày được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới. |
2 TN |
|||||||||
3. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx |
Nhận biết – Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân. – Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Thông hiểu – Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. |
||||||||||
4. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) |
Nhận biết – Nêu được nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vận dụng cao – Phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đối với lịch sử nhân loại. |
1 TLc |
|||||||||
5. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 |
Nhận biết – Nêu được một số nét chính (nguyên nhân, diễn biến) của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Vận dụng – Phân tích tác động và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. |
2 TN |
|||||||||
Số câu/ loại câu |
|
8 câu TNKQ |
1 câu (a) TL |
1 câu (b) TL |
1 câu (c) TL |
||||||
Tỉ lệ |
|
20% |
15% |
10% |
5% |
Phân môn Địa lí
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng điểm % |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
||||
1 |
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM. ( 10% – đã kiểm tra giữa kì I) |
Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN |
Nhận biết: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.
|
5% 0,5 điểm |
||||
Đặc điểm địa hình và khoáng sản VN |
Nhận biết – Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người. – Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. – Nhớ được kí hiệu của các loại khoáng sản chủ yếu ở nước ta. |
2TN |
||||||
2 |
CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM. CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM. |
Bài 4. Khí hậu Việt Nam. Bài 5. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu |
Nhận biết: Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. Thông hiểu: Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam: phân hóa bắc nam, phân hóa theo đai cao. |
4TN |
1TL |
|||
Vận dụng: Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau. |
||||||||
Bài 6. Thuỷ văn Việt Nam. |
Nhận biết: Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn. Thông hiểu: Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn. |
2TN |
30% 3 điểm |
|||||
Bài 7. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta |
Thông hiểu – Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. – Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt. Vận dụng: Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. Vận dụng cao: Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông. |
1TLa |
1TLb |
15% 1,5 điểm |
||||
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu (a) TL |
1 câu (b) TL |
10 câu |
|||
Tỉ lệ % |
20 |
15 |
10 |
5 |
50% |
|||
Tổng hợp chung |
40 |
30 |
20 |
10 |
100% |
……………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức