Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Đề thi cuối kì 1 Văn 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 bao gồm 11 đề kiểm tra kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa với ngữ liệu đọc hiểu ngoài chương trình. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 11 đề thi cuối kì 1 Văn 7 Cánh diều năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 môn Toán 7 Cánh diều.

TOP 11 Đề thi cuối kì 1 Văn 7 Cánh diều (Có ma trận, đáp án)

    1. Đề thi cuối kì 1 Văn 7 Cánh diều – Đề 1

    1.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7

    PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Dưới vỏ một cành bàng
    Còn một vài lá đỏ
    Một mầm non nho nhỏ
    Còn nằm nép lặng im.

    Mầm non mắt lim dim
    Cố nhìn qua kẽ lá
    Thấy mây bay hối hả
    Thấy lất phất mưa phùn

    Rào rào trận lá tuôn
    Rải vàng đầy mặt đất
    Rừng cây trông thưa thớt
    Thấy chỉ cội với cành

    Trích “Mầm non” – Võ Quảng

    (Thơ cho thiếu nhi, NXB Văn học năm 2017, trang 45)

    a. Em hãy cho biết văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết ? (1.0 điểm)

    b. Xác định biên pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (1.0 điểm)

    c. Tìm một phó từ có trong dòng thơ sau và cho biết nó mang ý nghĩa gì ? (1.0 điểm)
    Dưới vỏ một cành bàng

    d. Nêu nội dung văn bản trên. (1.0 điểm)

    e. Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 5 câu, chủ đề thiên nhiên ) trong đó có sử dụng dấu chấm lửng, cho biết công dụng của dấu chấm lửng mà em sử dụng trong đoạn văn ấy. ( 2.0 điểm)

    II-VIẾT ( 4.0 điểm )

    Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về người mà em yêu quý nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy, cô giáo, …)

    ————————- Hết ————————-

    1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 7

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    a

    Thể loại: + Thơ năm chữ

    + Giải thích : vì mỗi dòng có năm chữ

    0,5

    0,5

    b

    Phép tu từ : nhân hoá

    – Tác dụng : sự vật hiện lên đầy sinh động, gợi tả một cách rõ nét trạng thái của mầm non, của mây,…

    0,5

    0,5

    c

    -Xác định phó từ : một

    – Ý nghĩa : chỉ số lượng

    0,5

    0,5

    d

    – Nội dung văn bản : Với tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Võ Quảng đã miêu tả thời khắc giao mùa từ đông sang xuân qua cảm nhận của một mầm non nhỏ bé.

    1,0

    e

    HS viết đoạn văn lưu ý:

    – Viết đúng hình thức đoạn văn, có chủ đề , độ dài theo yêu cầu, diễn đạt khá tốt.

    – Có vận dụng dấu chấm lửng, xác định được công dụng của dấu chấm lửng có trong đoạn văn mình vừa viết.

    Tùy theo cảm nhận của HS mà GV linh hoạt cho điểm

    1,0

    1,0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối tượng, thân bài biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng, kết bài khẳng định lại tình cảm về đối tượng.

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thân

    0,25

    c. Triển khai vấn đề

    HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

    – Giới thiệu đối tượng,

    – Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng:

    + Ngoại hình.

    + Tính cách.

    + Một số kỉ niệm mà em nhớ

    + Vai trò của người ấy với em

    – Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng

    Tùy vào mức độ đạt được theo yêu cầu của bài làm và những lỗi học sinh mắc phải, giáo viên sẽ cho điểm cụ thể.

    3,0

    0,5

    2,0

    0,5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    0,25

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng tạo.

    0,25

    1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 7

    MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 7

    Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

    TT

    Kĩ năng

    Đơn vị kiến thức / kĩ năng

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1.

    Đọc hiểu

    Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ)

    2

    2

    1

    0

    60%

    2.

    Viết

    Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về người mà em yêu quý nhất .

    1*

    1*

    1*

    1*

    40%

    Tổng

    20

    20

    20

    10

    100%

    Tỉ lệ %

    60%

    40%

    BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC: 2023-2024

    MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

    Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

    TT

    Nội dung kiến thức/kỹ năng

    Đơn vị kiến thức/kỹ năng

    Mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Tổng

    1

    Đọc-Hiểu

    Văn bản thơ 5 chữ

    Nhận biết:

    – Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

    -Xác định được phó từ trong đoạn thơ

    Thông hiểu:

    – Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

    – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của phó từ

    Vận dụng:

    – Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân

    2

    2

    1

    0

    5

    2

    Viết

    Phát biểu cảm nghĩ về con người

    Nhận biết:

    Thông hiểu:

    Vận dụng:

    Vận dụng cao: Phát biểu cảm nghĩ về con người

    0

    0

    0

    1

    1

    Tổng

    2

    2

    1

    1

    6

    Ti lệ %

    30

    40

    20

    10

    100

    Tỉ lệ chung

    70

    30

    100

    2. Đề thi cuối kì 1 Văn 7 Cánh diều – Đề 2

    2.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7

    ỦY BAN NHÂN DÂN

    HUYỆN …….

    TRƯỜNG THCS………..

    ———————————-

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

    Môn: Ngữ văn 7

    Ngày: …../…../2023

    Thời gian làm bài: 90 phút

    (không kể thời gian giao đề)

    Phần 1: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN

    Trăng ơi… từ đâu đến?
    Hay từ cánh rừng xa
    Trăng hồng như quả chín
    Lửng lơ lên trước nhà

    Trăng ơi… từ đâu đến?
    Hay biển xanh diệu kỳ
    Trăng tròn như mắt cá
    Chẳng bao giờ chớp mi

    Trăng ơi… từ đâu đến?
    Hay từ một sân chơi
    Trăng bay như quả bóng
    Đứa nào đá lên trời

    Trăng ơi… từ đâu đến?
    Hay từ lời mẹ ru
    Thương Cuội không được học
    Hú gọi trâu đến giờ!

    Trăng ơi… từ đâu đến?
    Hay từ đường hành quân
    Trăng soi chú bộ đội
    Và soi vàng góc sân

    Trăng ơi… từ đâu đến?
    Trăng đi khắp mọi miền
    Trăng ơi có nơi nào
    Sáng hơn đất nước em…

    (Trần Đăng Khoa Tập thơ Góc sân và khoảng trời – 1968)

    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định cách gieo vần trong bài thơ trên? (1.0 điểm)

    Câu 2

    a. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong 3 khổ thơ đầu và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1.0 điểm)

    b. Hãy xác định công dụng của dấu chấm lửng trong bài thơ trên? (1.0 điểm)

    Câu 3. Qua bài thơ trên, tác giả gửi đến người đọc thông điệp gì? (1.0 điểm)

    Câu 4. Từ cảm xúc với trăng của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em hãy viết đoạn văn (6 đến 8 câu) nêu cảm xúc của em giành cho vầng trăng quê hương em. (2.0 điểm)

    Phần 2: VIẾT (4,0 điểm)

    Dân tộc ta trải qua hàng nghìn năm văn hiến. Để có được hòa bình và ấm no như hôm nay, biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng, bất khuất đứng lên chống lại kẻ thù. Để minh chứng cho những tấm gương sáng ngời ấy, biết bao di tích, bao cái tên làm rạng danh dân tộc vẫn còn tồn tại đến bây giờ… Em hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em đã tìm hiểu.

    ———-Hết———

    (Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh không sử dụng tài liệu.)

    2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 7

    Phần I. ĐỌC (6.0 điểm)

    Nội dung

    Điểm

    Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu.

    Câu 1 (1.0 điểm): HS nhận diện thể thơ, đặc điểm cách gieo vần trong bài thơ.

    – Thể thơ 5 chữ

    – Cách gieo vần: xa- nhà

    0.5đ

    0.5đ

    Câu 2 (2.0 điểm): HS xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó. Xác định được công dụng dấu chấm lửng trong bài thơ.

    a. Học sinh chỉ ra 1 biện pháp tu từ: so sánh hoặc nhân hóa. Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

    b. Công dụng của dấu chấm lửng trong bài thơ trên là làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

    1.0 đ

    1.0 đ

    Câu 3 (1.0 điểm): HS nêu được thông điệp của bài thơ.

    Thông điệp của bài thơ: yêu thiên nhiên, yêu đời, thiên nhiên luôn gắn liền với những sự vật xung quanh chúng ta. Đồng thời, hãy luôn giữ gìn niềm tự hào về quê hương, đất nước mình.

    Lưu ý: Học sinh có thể trả lời theo ý hiểu của mình và có cách diễn đạt tương tự đáp án.

    1.0 đ

    Câu 4 (2.0 điểm): HS viết đoạn văn (khoảng 68 câu) ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

    GV chấm theo thang tiêu chí sau:

    Tiêu chí đánh giá

    Điểm

    Tổng điểm

    Các phần

    Mở đoạn

    – Mở đoạn bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng.

    – Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc về bài thơ.

    – Nêu nhan đề, tên giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.

    0.25đ

    1.5đ

    Thân đoạn

    – Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu.

    – Dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ.

    0.5đ

    0.5đ

    Kết đoạn

    – Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.

    – Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

    0.25đ

    Hình thức trình bày, cách hành văn

    – Đảm bảo hình thức đoạn văn; sử dụng một số từ ngữ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu.

    – Không mắc lỗi chính tả, lỗi hành văn, lỗi diễn đạt.

    – Ngôn ngữ phù hợp với đối tượng và mục đích viết.

    0.25đ

    0.25đ

    0.5đ

    2.0đ

    Phần II. VIẾT (4.0 điểm)

    GV chấm theo thang tiêu chí sau:

    Tiêu chí đánh giá

    Điểm

    Tổng điểm

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự:

    – Mở bài nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

    – Thân bài triển khai sư việc.

    – Kết bài khẳng định ý nghĩa sự việc.

    0,5

    4.0 đ

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

    0,25

    c. Triển khai vấn đề:

    HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc. Đồng thời, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả trong bài viết; sau đây là một số gợi ý:

    – Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

    – Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

    – Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện

    – Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

    – Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

    Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.

    2.5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    0,25

    e. Sáng tạo: Có những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ, sáng tạo.

    0,5

    ——————-HẾT———————-

    2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 7

    Phần

    Kĩ năng

    Yêu cầu cần đạt

    Mức độ nhận thức

    Tổng %

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng thấp

    Vận dụng cao

    ĐỌC HIỂU

    Đọc hiểu văn bản Thơ năm chữ, hình ảnh, thông điệp… của bài thơ.

    Nhận biết được thể thơ, đặc điểm thể loại.

    Số câu: 1

    Số điểm: 1.0

    0

    0

    0

    Số câu: 1

    Số điểm: 1.0

    (10%)

    Xác định được thông điệp của bài thơ

    0

    Số câu: 1

    Số điểm: 1.0

    0

    0

    Số câu: 1

    Số điểm: 1.0

    (10%)

    Tiếng Việt

    Xác định được biện pháp tu từ, nêu công dụng. Xác định được công dụng của dấu chấm lửng

    0

    Số câu: 1

    Số điểm: 2.0

    0

    0

    Số câu: 1

    Số điểm: 2.0

    (20%)

    Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

    Biết viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ năm chữ

    0

    0

    Số câu: 1

    Số điểm: 2.0

    0

    Số câu: 1

    Số điểm: 2.0

    (20%)

    Tổng

    Số câu: 1

    Số điểm: 1.0

    Số câu: 2

    Số điểm: 3.0

    Số câu: 1

    Số điểm: 2.0

    0

    Số câu: 4

    Số điểm: 6.0

    (60%)

    VIẾT

    Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

    Biết viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

    0

    0

    0

    Số câu: 1

    Số điểm: 4.0

    Số câu: 1

    Số điểm: 4.0

    (40%)

    Tổng

    0

    0

    0

    Số câu: 1

    Số điểm: 4.0

    Số câu: 1

    Số điểm: 4.0

    (40%)

    3. Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7 Cánh diều – Đề 3

    3.1 Đề thi cuối kì 1 Văn 7

    PHÒNG GD&ĐT…………

    TRƯỜNG THCS……………

    ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023- 2024

    Môn:Ngữ văn 7

    Thời gian: 90 phút

    I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    THỜI GIAN LÀ VÀNG

    Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

    Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

    Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

    Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
    Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

    Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

    (Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? (Biết)

    A. Thuyết minh
    B. Nghị luận
    C. Tự sự
    D. Biểu cảm

    Câu 2: Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị? (Biết)

    A. 2 giá trị
    B. 3 giá trị
    C. 4 giá trị
    D. 5 giá trị

    Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai? Biết)

    A. Cho bản thân
    B. Cho xã hội
    C. Cho bản thân và xã hội
    D. Cho bản thân và gia đình

    Câu 4: Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. ” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. ” là câu mang luận điểm? (Biết)

    A. Đúng
    B. Sai

    Câu 5: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào?(Biết)

    A. Nhân hóa.
    B. So sánh
    C. Ẩn dụ
    D. Hoán dụ

    Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (Hiểu)

    A. Bàn về giá trị của sự sống.
    B. Bàn về giá trị của sức khỏe.
    C. Bàn về giá trị của thời gian.
    D. Bàn về giá trị của tri thức.

    Câu 7: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên? (Hiểu)

    A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
    B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
    C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian
    D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật.

    Câu 8: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào? (Hiểu)

    A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
    B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
    C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống.
    D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.

    Câu 9: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được? (Vận dụng)

    Câu 10: Bài học em rút ra được từ văn bản trên?(Vận dụng)

    II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

    Phát biểu cảm nghĩ về người người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, . . . ).

    3.2 Đáp án đề thi văn cuối kì 1 lớp 7

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    c

    1

    B

    0,5

    2

    D

    0,5

    3

    C

    0,5

    4

    B

    0,5

    5

    B

    0,5

    6

    C

    0,5

    7

    A

    0,5

    8

    A

    0,5

    9

    Học sinh có thể lí giải:

    – Thời gian là vàng vì thời gian quý như vàng

    – Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù có đẹp, có giá trị đến đâu vẫn có thể trao đổi, mua bán được.

    – Thời gian không mua được: thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt, đã đi là không trở lại.

    1,0

    10

    Học sinh biết rút ra được bài học cho bản thân ( quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí. . . ).

    1,0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối tượng, thân bài biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng, kết bài khẳng định lại tình cảm về đối tượng.

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thân

    0,25

    c. Triển khai vấn đề

    HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

    2,5

    – Giới thiệu đối tượng,

    – Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng:

    + Ngoại hình.

    + Tính cách.

    + Một số kỉ niệm mà em nhớ

    + Vai trò của người thân.

    – Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    0,5

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng tạo.

    0,5

    3.3 Ma trận đề thi ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Đọc hiểu

    – Văn bản nghị luận

    5

    0

    3

    0

    0

    2

    0

    60

    2

    Viết

    Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc.

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    40

    Tổng

    25

    5

    15

    15

    0

    30

    0

    10

    100

    Tỉ lệ %

    30%

    30%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

    MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

    TT

    Chương/

    Chủ đề

    Nội dung/ Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Đọc hiểu

    – Văn bản nghị luận

    Nhận biết:

    – Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

    – Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

    Thông hiểu:

    – Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

    – Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.

    – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: ẩn dụ, so sánh, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh. . . ;

    Vận dụng:

    Thể hiện được thái độ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản.

    – Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

    5 TN

    3TN

    2TL

    2

    Viết

    Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc.

    Nhận biết:

    Thông hiểu:

    Vận dụng:

    Vận dụng cao:

    Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân.

    1TL*

    Tổng

    5 TN

    3TN

    2TL

    1 TL

    Tỉ lệ %

    30

    30

    30

    10

    Tỉ lệ chung

    60

    40

    4. Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7 Cánh diều

    4.1 Đề thi cuối kì 1 Văn 7

    I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm)

    Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

    “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,. . . như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

    (Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

    Câu 1: Cho biết đoạn ngữ liệu trên thuộc thể loại văn bản nào ? (Biết)

    A. Tuỳ bút
    B. Hồi kí
    C. Truyện
    D. Tản văn

    Câu 2: Nối cột A tương ứng với cột B về đặc điểm thể loại của văn bản (Biết)

    A

    B

    1. Tùy bút

    A. Các tác phẩm tự sự nói chung có nhân vật, cốt truyện và lời kể.

    2. Tản văn

    B. Là ghi chép lại bằng trí nhớ những sự việc đã xảy ra đối với bản thân trong quá khứ đã để lại ấn tượng mạnh.

    3. Truyện

    C. Là thể loại thuộc loại hình kí, trong đó tác giả ghi chép lại các sự việc được quan sát và suy ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh.

    4. Hồi kí

    D. Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng, đời sống thường nhật.

    Câu 3: Tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào? (Biết)

    A. Dòng sông
    B. Cánh diều
    C. Cánh đồng
    D. Cánh cò

    Câu 4: Trong câu“Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ” có cụm từ “một thảm nhung khổng lồ” thuộc cụm từ nào sau đây? (Biết)

    A. Cụm danh từ
    B. Cụm động từ
    C. Cụm tính từ
    D. Không phải là cụm từ loại

    Câu 5: Trong các câu sau, câu nào có chứa trạng ngữ? (Biết)

    A. Cánh diều mềm mại như cánh bướm
    B. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
    C. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
    D. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

    Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: (Hiểu)

    Thông qua “Cánh diều tuổi thơ”, tác giả Tạ Duy Anh muốn nói đến ……………. . sống của con người như những cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiến đấu cho cuộc đời.

    A. Khát vọng
    B. Nghị lực
    C. Niềm vui
    D. Sức mạnh

    Câu 7: Câu “Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên xanh. . . ” cho thấy tâm hồn đứa trẻ như thế nào? (Hiểu)

    A. Trẻ em sẽ có tâm hồn yếu đuối.
    B. Trẻ em hay dễ ảo tưởng.
    C. Trẻ em thấy bản thân luôn nhỏ bé.
    D. Trẻ em có tâm hồn mộng mơ.

    Câu 8: Nhan đề văn bản nêu lên nội dung gì? (Hiểu)

    A. Nêu vấn đề cần phải giữ gìn trò chơi dân gian
    B. Nêu lên ý nghĩa của cánh diều đối với tuổi thơ
    C. Nêu hình ảnh xuyên suốt văn bản
    D. Nêu lên ước mơ của con người lúc tuổi thơ.

    Câu 9: Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ thường gắn với những trò chơi thú vị? Hãy trình bày cảm nhận về một trò chơi đã gắn bó với tuổi thơ em?

    Câu 10: Em có đồng ý với ý kiến sau không: “Cánh diều có thể khơi dậy niềm vui
    sướng và ước mơ của tuổi thơ”? Hãy nêu vai trò của ước mơ trong đời sống con người.

    II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

    Em hãy viết bài văn cảm nghĩ về mái trường của em. (Vận dụng cao)

    4.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 7

    Phần Câu Nội dung Điểm
    I ĐỌC HIỂU 6,0
    1 D 0,5
    2 1C,2D,3A,4B 0,5
    3 B 0,5
    4 A 0,5
    5 C 0,5
    6 A 0,5
    7 D 0,5
    8 D 0,5

    9

    – HS có thể trình bày những cảm nhận về trò chơi gắn bó với tuổi thơ em ở những ý khác nhau.

    – GV linh hoạt trong quá trình chấm điểm.

    Gợi ý:

    – Giới thiệu được trò chơi.

    – Bày tỏ được tình cảm của bản thân với những kỉ niệm gắn bó trò chơi ấy.

    1,0

    10

    – HS có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình, nhưng phải lí giải hợp lí. (GV linh hoạt trong quá trình chấm điểm)

    – Vai trò của ước mơ: (HS trình bày ngắn gọn theo ý).

    + Ước mơ tạo cho con người niềm say mê và thích thú theo đuổi công việc của mình.

    + Là mục tiêu phấn đấu để không bao giờ cảm thấy nhàm chán.

    + Ước mơ khiến con người trở nên vĩ đại hơn bởi vì được xây dựng bởi lí tưởng và tâm hồn của những con người biết khát khao, biết cố gắng .

    1,0

    II

    VIẾT (Vận dụng cao)

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu về ngôi trường và tình cảm dành cho trường mình, thân bài triển khai được tình cảm của em về vẻ đẹp của ngôi trường, tình cảm gắn bó của em với thầy cô, bạn bè, trường lớp…, kết bài khái quát cảm nghĩ của em dành cho mái trường.

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm nghĩ cá nhân đối với mái trường của em.

    0,25

    c. Triển khai các ý cho bài văn biểu cảm.

    HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt cách bộc lộ cảm xúc thông qua vẻ đẹp của ngôi trường, tình cảm gắn bó của em với thầy cô, bạn bè, trường lớp…

    Sau đây là một số gợi ý:

    – Bộc lộ cảm xúc chung với mái trường của em.

    – Cảm nghĩ của em qua vài nét ấn tượng về vẻ đẹp của ngôn trường: Hàng phượng vĩ xanh tốt; Những dãy phòng học…

    – Cảm nghĩ về những kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

    · Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)

    · Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)

    · Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

    – Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em dành cho mái trường.

    2. 5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    0,5

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng tạo.

    0,5

    4.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 7

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Đọc hiểu

    Thơ/Tùy bút

    3

    0

    5

    0

    0

    2

    0

    60

    2

    Viết

    Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    40

    Tổng

    15

    5

    25

    15

    0

    30

    0

    10

    100

    Tỉ lệ (%)

    20

    40

    30

    10

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    …………

    Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi cuối kì 1 Văn 7

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *