Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 bao gồm 20 đề kiểm tra khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 năm 2023 bao gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Văn lớp 8 các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 20 đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 Download biên soạn
1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Cánh diều
2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức
3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo
2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 Cánh diều
2.1 Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
HAI KIỂU ÁO
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :
– Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?
Quan lớn ngạc nhiên :
– Nhà ngươi biết để làm gì ?
Người thợ may đáp :
– Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :
– Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trường Chính – Phong Châu)
Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?
A. Truyện cư
B. Truyện đồng thoại
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 4 (0.5 điểm). Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?
A. Mua vui, giải trí.
B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.
C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .
D. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan.
Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?
A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.
B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.
C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.
D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.
Câu 6 (0.5 điểm): Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?
A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại
B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.
C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.
D. Cả A và B
Câu 7 (0.5 điểm): Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?
A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng.
B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa.
C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan.
D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.
Câu 8 (0.5 điểm): Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?
A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.
B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới.
C. Hay nịnh nọt cấp trên.
D. Khinh ghét người nghèo khổ.
Câu 9 (1 điểm): Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.
Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?
II. VIẾT. (4,0 điểm)
Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.
——————- HẾT——————-
2.2 Đáp án đề thi cuối kì Văn 8
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc hiểu | 1 | A | 0,5 |
2 | B | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 |
Bài học: – Nên có thái độ với những người quan chuyên đi đối xử tồi tệ với dân. – Chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân biệt đối xử. |
0,5 0,5 |
|
10 |
Tác giả phê phán kiểu người trong xã hội bấy giờ: – Một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình – Thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ. |
0,5 0,5 |
|
II. Viết |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Tình yêu thương trong cuộc sống. |
|||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài : + Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận. + Nêu vấn đề: Tình yêu thương trong cuộc sống. Thân bài : + Nêu quan niệm về tình yêu thương? – Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người. + Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống ( HS nêu được từ 3-4 biểu hiện GV cho điểm tối đa) – Trong gia đình ông bà cha mẹ anh chị em yêu thương đùm bọc nhau. – Cha mẹ hi sinh, chấp nhận những khó khăn gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con. – Con cái biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và yêu thương anh chị em. – Ngoài xã hội: Tình yêu thương được biểu hiện ở hành động nhường chỗ trên xe bus cho cụ già, chia sẻ phần ăn sáng của mình cho em bé đang đói bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chia sẻ với họ cả vật chất lẫn tinh thần… + Phân tích ý nghĩa của tình yêu thương: – Tình yêu thương thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. – Tình yêu thương sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn. – Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. – Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. – Yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối, mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin để họ sống tốt đẹp hơn. – Tình yêu thương con người còn là cơ sở để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp khác như lòng biết ơn, dũng cảm, vị tha…Chúng ta cần có tình yêu thương còn bởi nó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN… + Dẫn chứng về tình yêu thương – Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã biết yêu thương đùm bọc nhau để chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao nhiêu bà mẹ VN nuôi giấu bộ đội như con đẻ của mình, biết bao nhiêu chiến sĩ coi đồng đội của mình như anh em ruột thịt, sẵn sàng đồng cam cộng khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu đồng đội. Và chính có tình yêu thương, đoàn kết đó mà nhân dân ta đã dành lại được độc lập, tự do. – Ngày nay, nhân dân ta thể hiện tình yêu thương qua những hành động cụ thể như giúp đỡ nhau để xoá đói giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hay mỗi khi một vùng nào trong cả nước gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt thì nhân nhân cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng chung tay giúp đỡ chia sẻ vật chất, động viên tinh thần để họ có thể ổn định cuộc sống. – Nhiều phong trào nhân đạo được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng như “Trái tim cho em”, “Lục lạc vàng”, “Vì bạn xứng đáng”, “Cặp lá yêu thương”, “Hiến máu nhân đạo”… * Phản biện: Bên cạnh những người sống có tình yêu thương thì trong XH vẫn còn những người sống vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, nhận vào thật nhiều nhưng không muốn cho đi, không quan tâm, giúp đỡ người khác. Hay những người thể hiện tình yêu thương mà thiếu đi sự chân thành… Những người đó cần phải lên án và phê phán. * Liên hệ bản thân – Tiếp theo cần có ý thức rèn luyện tình yêu thương ở mọi lúc mọi nơi bằng những hành động thiết thực trong cuộc sống. – Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn. – Học tập theo những tấm gương có tình yêu thương con người. – Sống có trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình và những người xung quanh. – Tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện: chăm sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh… Kết bài : + Khẳng định vai trò của tình yêu thương. + Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em. |
3,5 0,5 0,25 0,25 1,0 0,5 0,25 0,25 0,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh. |
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 8
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
|
|
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
||||
|
|
|
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|
1
|
Đọc hiểu
|
Truyện cười |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
20% |
40% |
30% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
|
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/ Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện cười |
Nhận biết: – Nhận biết được thể loại của văn bản. – Nhận biết được phương thức biểu đạt của văn bản. – Nhận diện được ngôi kể trong truyện cười. Thông hiểu: – Mục đích mà nội dung truyện đề cập đến. – Xác định được nghĩa của các yếu tố Hán Việt. – Nội dung nghĩa hàm ẩn trong truyện – Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. – Trình bày được tính cách nhân vật qua lời của người kể chuyện. Vận dụng: – Rút ra được thông điệp / bài học / lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. – Thể hiện được ý kiến, thái độ của bản thân đối với bài học được thể hiện qua tác phẩm. |
3 TN |
5TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống |
Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. |
1TL* |
|||
Tổng |
|
3TN |
5TN |
2 TL |
1 TL |
||
Tỉ lệ % |
|
20 |
40 |
30 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
|
60 |
40 |
3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức
3.1 Đề thi cuối kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn
PHÒNG GD&ĐT….. TRƯỜNG THCS……. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút |
Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú đường luật
B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. Song thất lục bát
Câu 2. Dòng nào sau đây được xem là chủ đề của bài thơ Thương vợ?
A. Thương vợ là bài thơ thành công trong cách vận dụng và sáng tạo ca dao và thành ngữ. Đây là bài thơ trữ tình hay nhất của thơ văn trung đại viết về người vợ.
B. Thương vợ là bài thơ tỏ niềm cảm thông sâu sắc với thân phận người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến không có niềm hạnh phúc gia đình “một duyên hai nợ”.
C. Thương vợ là bức chân dung chân thực về người vợ đảm đang, chịu thương, chịu khó, là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ truyền thống Việt Nam: tháo vát, cần cù, lam lũ và giàu đức hy sinh. Đồng thời thể hiện tình cảm thương quý, biết ơn của nhà thơ đối với vợ.
D. Thương vợ bộc lộ nỗi đau thầm kín của nhà thơ vì vỡ mộng công danh, đành để vợ con vất vả, nghèo khổ.
Câu 3. Tú Xương gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ “Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công”?
A. Tình yêu chung thủy của ông đối với người vợ của mình.
B. Sự biết ơn của ông Tú đối với công lao của bà Tú.
C. Sự trân trọng của ông đối với tình yêu chung thủy của bà Tú.
D. Sự trân trọng của ông đối với tấm lòng và đức độ của bà Tú.
Câu 4. Nghĩa của từ “hờ hững” trong câu “Có chồng hờ hững cũng như không” là:
A. Chỉ có cái vẻ bên ngoài hoặc trên danh nghĩa, chứ sự thật không phải.
B. (Làm việc gì) tỏ ra chỉ là làm lấy có, không có sự chú ý.
C. (Làm việc gì) chỉ vừa đến mức được cái vẻ như đã làm.
D. Tỏ ra lạnh nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút để ý đến.
Câu 5 (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu 6 (0,5 điểm) Từ ngữ nào trong câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có giá trị miêu tả ngoại hình bà Tú? Ý nghĩa của hình ảnh đó?
Câu 7 (0,5 điểm) Câu “Nuôi đủ năm con với một chồng” diễn tả nỗi vất vả của bà Tú như thế nào?
Câu 8 (1,0 điểm) Từ hình tượng bà Tú trong văn bản Thương vợ em có suy nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học là bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em đã đọc hoặc đã học.
3. 2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Câu 1 |
A. Thất ngôn bát cú đường luật |
0,5 điểm |
Câu 2 |
C. Thương vợ là bức chân dung chân thực về người vợ đảm đang, chịu thương, chịu khó, là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ truyền thống Việt Nam: tháo vát, cần cù, lam lũ và giàu đức hy sinh. Đồng thời thể hiện tình cảm thương quý, biết ơn của nhà thơ đối với vợ. |
0,5 điểm |
Câu 3 |
D. Sự trân trọng của ông đối với tấm lòng và đức độ của bà Tú. |
0,5 điểm |
Câu 4 |
D. Tỏ ra lạnh nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút để ý đến. |
0,5 điểm |
Câu 5 |
Nghệ thuật của 2 câu thơ Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. – Sử dụng lối nói dân gian một cách sáng tạo. – Sử dụng từ láy giàu giá trị gợi hình biểu cảm. – Sử dụng biện pháp đảo ngữ và nghệ thuật đối. → Tác dụng: Thể hiện sự hoá thân của đối tượng trữ tình thành “thân cò”, làm nổi bật cái vất vả đảm đang của bà Tú và ẩn sau câu chữ vẫn là tấm lòng nhà thơ với cái nhìn ái ngại, cảm thông. |
1,0 điểm |
Câu 6 |
– Từ ngữ có giá trị miêu tả ngoại hình bà Tú: thân cò (lam lũ, vất vả, chịu thương, có phần xót xa, tội nghiệp xuất hiện trong cái rợn ngợp của cả không gian và thời gian). – Trong ca dao hình ảnh con cò thường dùng để chỉ người phụ nữ trong xã hội cũ. Ở đây Tú Xương đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ sự lam lũ cực nhọc của bà Tú. |
0,5 điểm |
Câu 7 |
Nuôi năm đứa con đã vô cùng vất vả, lại thêm người chồng với đầy đủ nhu cầu ăn, mặc, và cả những thú phong lưu kẻ sĩ của ông, ngần ấy làm oằn đôi vai của bà Tú. |
0,5 điểm |
Câu 8 |
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh bà Tú: – Người phụ nữ Việt Nam luôn cần cù, chăm chỉ lao động trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, có khó khăn đến đâu. – Dù cuộc sống, công việc của họ có gặp phải nhiều khó khăn nhưng ở họ vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan, sự cần mẫn, chăm chỉ vốn có của mình. – Họ là những người không được lựa chọn cuộc đời, số phận cho mình, họ chỉ được cách chấp nhận số phận của mình được người khác sắp đặt và cố gắng hòa nhập với cuộc sống ấy. – Người phụ nữ Việt Nam dù có gặp phải người chồng hờ hững hay tệ bạc cũng vẫn luôn giữ cho mình nhân phẩm cao đẹp vốn có để chấp nhận và cùng chung sống. |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học Mở bài giới thiệu được tác giả và bài thơ. Thân bài phân tích được đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. |
0,25 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một tác phẩm thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài – Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ. 2. Thân bài – Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề của bài thơ. – Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…);…). 3. Kết bài Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ. |
3,5 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,5 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,5 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
3.3 Ma trận đề thi học kì 1 Văn 8
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ Đường luật |
2 |
1 |
2 |
1 |
0 |
2 |
0 |
0 |
50 |
2 |
Viết |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
2* |
50 |
Tổng |
20 |
10 |
20 |
10 |
0 |
20 |
0 |
20 |
100%
|
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
20% |
20% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ Đường luật |
Nhận biết: – Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. – Nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ đảo ngữ từ tượng hình, từ tượng thanh. Thông hiểu: – Hiểu được cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. – Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ từ tượng hình, từ tượng thanh. Vận dụng: – Biết trân quý, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống. |
2TN 1TL |
2TN 1TL |
2TL |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học |
Nhận biết: – Xác định được kiểu bài nghị luận văn học. – Xác định được bố cục bài văn, văn bản cần nghị luận. Thông hiểu: – Trình bày rõ ràng các khía cạnh của văn bản. – Nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. Vận dụng: – Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. – Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: – Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. – Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. |
1TL* |
|||
Tổng số câu |
2TN 1TL |
2TN 1TL |
2TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
30% |
30% |
20% |
20% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
4. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo
ĐỀ SỐ 1
4.1 Đề thi cuối kì 1 Văn 8
PHÒNG GD&ĐT….. TRƯỜNG THPT……. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.
Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
(Theo John Ruskin)
1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 3: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
A. Đi thi chạy.
B. Đi diễu hành.
C. Đi cổ vũ.
D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
Câu 4: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?
A. Là một em bé.
B. Là một cụ già.
C. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.
D. Là một người đàn ông mập mạp.
Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có công dụng gì: Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”.
A. Đánh dấu từ ngữ,câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa hàm ý mỉa mai.
D. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”?
A. nhẫn nại
B. chán nản
C. dũng cảm
D. hậu đậu
Câu 7: Đoạn văn sau có mấy câu ghép:
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
A. 1 câu
B. 2 câu
C. 3 câu
D. 4 câu
Câu 8: Nội dung chính của văn bản là:
A.Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.
B.Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.
C. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.
D.Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ.
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 9: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai?
Câu 10: Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Kể lại chuyến đi thăm quan (di tích lịch sử) đáng nhớ ( VD : HỒ GƯƠM )
——————- HẾT——————-
Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:…………………..
Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………….
4.2. Đáp án đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I. Đọc hiểu |
1 |
C |
0,5 |
2 |
B |
0,5 |
|
3 |
A |
0,5 |
|
4 |
C |
0,5 |
|
5 |
A |
0,5 |
|
6 |
B |
0,5 |
|
7 |
A |
0,5 |
|
8 |
B |
0,5 |
|
9 |
– Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi . (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) |
0,5 0,5 |
|
10 |
– Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) |
1,0 |
|
II. Viết |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề |
0,25 |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một kỷ niệm khiến em nhớ mãi |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm theo gợi ý sau: |
2.5 |
||
Mở bài: – Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa: + Đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng người yêu thích khám phá, trải nghiệm. + Thủ đô Hà Nội có Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) với cả nét đẹp về thiên nhiên và văn hóa, lịch sử. – Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: Em rất háo hức và mong chờ chuyến đi. Thân bài: 1. Chuyến đi thăm quan do ai tổ chức – Mục đích của chuyến tham quan – Nhân dịp nghỉ hè, nhóm bạn thân của chúng em đã được các bố mẹ tổ chức cho đi thăm Hồ Gươm. – Chuyến đi diễn ra nhằm mục đích trải nghiệm, du lịch, khám phá những nét đẹp về phong cảnh thiên nhiên cũng như nét đẹp lịch sử, văn hóa của Hồ Gươm. 2. Chuyến đi bắt đầu như thế nào – Trên đường đi – Chuyến đi bắt đầu từ tờ mờ sáng, vào một ngày tháng 6 hứa hẹn sẽ có nắng đẹp. – Sáng sớm chúng em đã thức dậy chuẩn bị, thời tiết thật đẹp, những chú chim đang hót líu lo đón chào tia nắng đầu tiên của ngày mới. – Hai bên đường, những hàng cây cao vút đang rì rào như đón chào chúng em. Nhiều người dân đang tập thể dục trên đường, những hàng quán đã nhộn nhịp chuẩn bị mở cửa. – Chúng em gồm 3 gia đình, xuất phát trên một xe ô tô 16 chỗ. Trên đường, chúng em hát hò vui vẻ, chơi trò chơi… – Chẳng mấy chốc, chúng em đã đặt chân đến Hồ Gươm. 3. Diễn biến chuyến tham quan a. Quang cảnh chung và cảm xúc khi mới đặt chân đến Hồ Gươm – Em rất háo hức khi đặt chân đến hồ Gươm, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết. – Hồ Gươm rất rộng, em cảm giác như một chiếc gương khổng lồ. Chung quanh Hồ Gươm được soi bóng bởi các hàng cây to, xanh mát. – Quanh hồ Gươm là rất đông người, hàng quán. Đặc biệt, chúng em được gặp khá nhiều du khách nước ngoài. b. Đi thăm Tháp Rùa – Địa điểm đầu tiên mà gia đình em ghé thăm đó chính là Tháp Rùa. – Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Tháp Rùa cho chúng em cảm giác cổ kính, rêu phong, mang đậm dấu ấn lịch sử. – Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. c. Đi thăm đền Ngọc Sơn – Rời Tháp Rùa, chúng em đến thăm đền Ngọc Sơn. – Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy nhìn rất đặc biệt. – Ngay trước cửa đền Ngọc Sơn là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu – thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người quan niệm là hàng ngày vẫn đưa những việc làm tốt của mọi người báo lên trời cao. – Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn của cô giáo ở lớp em. d. Đi thăm tháp Hòa Phong – Tháp Hòa Phong nằm trên bờ hồ phía Đông của Hồ Gươm. – Tháp Hòa Phong là di tích còn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thực dân Pháp phá dỡ năm 1898. – Tháp được xây dựng kiên cố gồm 3 tầng với tầng 1 được mở cửa theo 4 hướng. – Chúng em vui vẻ chụp ảnh ở tháp Hòa Phong cùng các du khách khác. 4. Trải nghiệm những hoạt động văn hóa tại địa điểm văn hóa – Nhóm chúng em được giới thiệu và thưởng thức món bún chả nổi tiếng của Hà Nội. – Chúng em tận hưởng sự mát mẻ ở phố Tràng Tiền, trong hàng kem nổi tiếng để xua đi cái nóng nực mùa hè. – Chúng em đi bộ ngang qua phố Đinh Lễ ngay cạnh bờ Hồ. Đây là con phố chuyên bán sách. – Chúng em tìm thấy rất nhiều sách hay và thú vị. 5. Kết thúc chuyến đi và suy nghĩ, tình cảm của em – Trên đường về, em nhớ mãi những ấn tượng vui vẻ về chuyến đi vừa qua. – Những trải nghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về văn hóa, lịch sử; thêm cảm phục công lao của ông cha đã gìn giữ bảo vệ đất nước. Kết bài: – Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan: Chuyến đi kết thúc để lại trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bản thân em những bài học đáng quý – Liên hệ bản thân (Mong muốn, lời hứa): Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắng rèn luyện, tiếp tục có những chuyến trải nghiệm thú vị để khám phá nhiều cảnh đẹp của Việt Nam chúng ta. |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
4.3. Ma trận đề thi học kì 1 Văn 8
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||||
|
|
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
||||||
|
|
|
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|
||
1 |
Đọc hiểu |
– Truyện |
5 |
0 |
3 |
1 |
0 |
1 |
0 |
60 |
|||
2 |
Viết |
– Bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
||
Tổng số câu |
5 |
1* |
3 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
11 |
||||
Tổng điểm |
2,5 |
0.5 |
1.5 |
2.0 |
0 |
2.5 |
0 |
1.0 |
10 |
||||
Tỉ lệ % |
30% |
35% |
25% |
10% |
100 |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức / Kĩ năng |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận Dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
1 |
ĐỌC HIỂU |
Truyện |
Nhận biết: – Nhận biết được phương thức biểu đạt trong truyện. – Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian, nội dung – Xác định được câu ghép Thông hiểu: – Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. – Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. – Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. Vận dụng: – Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. – Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về sự việc trong văn bản. |
5TN |
3TN 1TL |
1 TL |
||||||
2. |
VIẾT |
Viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm |
Viết được bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm |
|||||||||
Tổng |
5 TN |
3 TN 1 TL |
1 TL |
1 TL* |
||||||||
Tỉ lệ % |
30% |
35% |
25% |
10% |
||||||||
Tỉ lệ chung |
65% |
35% |
ĐỀ SỐ 2
Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 8
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ quốc gia dân tộc từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kì diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.
(2) Khác với thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hy sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước.
(Trích “Suy nghĩ về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc”, Phạm Thảo, NXB Trẻ)
Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thể loại và nêu luận đề của đoạn ngữ liệu.
Câu 2. (1.0 điểm) Xác định một yếu tố Hán Việt (thông dụng) trong câu in đậm và cho biết nghĩa của yếu tố Hán Việt trong câu in đậm.
Câu 3. (1.0 điểm) Tìm hai bằng chứng có trong đoạn ngữ liệu (2).
Câu 4. (1.0 điểm) Nêu luận điểm của đoạn ngữ liệu (2).
Câu 5. (2.0 điểm) Từ vấn đề nghị luận được đặt ra, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Hãy viết đoạn văn trả lời từ 4 đến 6 dòng)
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống.
Đáp án đề thi học kì 1 Văn 8
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
6.0 |
1 |
HS nêu được: – Thể loại: Nghị luận. – Luận đề của đoạn ngữ liệu: Bàn về lòng yêu nước, tự hào dân tộc. |
1.0 (0.5) (0.5) |
|
2 |
HS nêu được: – Yếu tố Hán Việt: quốc hoặc gia. – Nghĩa của yếu tố Hán Việt trên là: quốc nghĩa là nước hoặc gia nghĩa là nhà. |
1.0 (0.5) (0.5) |
|
3 |
HS nêu được: Bằng chứng trong đoạn ngữ liệu (2) là: – Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước. (HS có thể chép lại ngữ liệu hoặc liệt kê, HS nêu được 2 bằng chứng) |
1.0 |
|
4 |
HS nêu được: Luận điểm trong đoạn ngữ liệu (2) là: Lòng yêu nước được thể hiện xuyên suốt qua quá trình lịch sử, ở nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau. |
(1.0) |
|
5 |
Từ vấn đề nghị luận được đặt ra, em rút ra bài học cho bản thân: – Nhận thức được tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là truyền thống vô cùng quý báu. – Em sẽ hành động cụ thể: + Em cần giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy. + Chăm lo học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động có ích để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. + Cần sáng suốt trước mọi âm mưu dụ dỗ, lôi kéo của thế lực thù địch. + Tuyên truyền cho mọi người nhận thức sâu sắc về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. (HS nêu được ít nhất 3 ý) |
( 2.0) |
|
II |
|
VIẾT Đề 1: Viết bài văn nghị luận học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống. (4.0 điểm) A. Hình thức và kỹ năng (1.0 điểm) a. Đảm bảo đúng cấu trúc bài văn nghị luận về …. b. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. c.Bố cục, mạch lạc: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. d. Sáng tạo. |
4.0 1.0 (0.25) (0.25) (0.25) (0.25)
|
|
|
B. Nội dung (3.0 điểm) * Mở bài (0.5 điểm) – Nêu vấn đề cần bàn luận (0.25 điểm). – Nêu ý kiến đối với vấn đề cần bàn luận (0.25 điểm). *Thân bài (2.0 điểm) 1. Giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận (0.25 điểm) – Trách nhiệm là nghĩa vụ, ý thức, công việc mà mỗi người phải hoàn thành với một công việc bất kỳ nào đó hoặc với vấn đề diễn ra xung quanh. Môi trường sống là nơi tồn tại và phát triển của con người. Ở đây, môi trường sống được hiểu chính là môi trường tự nhiên… Trách nhiệm bảo vệ môi trường là sự ràng buộc về ý thức, về hành động, là nghĩa vụ của con người đối với việc bảo vệ môi trường sống… 2. Bàn luận (1.25 điểm) – Khẳng định vấn đề cần bàn luận và nhấn mạnh ý kiến (0.25 điểm): + Vấn đề cần bàn luận: bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của học sinh ở mọi lứa tuổi với những việc làm phù hợp với độ tuổi, khả năng,… của mình. + Ý kiến: hoàn toàn đồng tình với việc học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống. – Lí lẽ và bằng chứng (1.0 điểm): + Lí lẽ 1: môi trường sống có sự ảnh hưởng trực tiếp, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta… (0.25 điểm). + Bằng chứng 1: con người sống trong lòng thiên nhiên, xã hội loài người duy trì và phát triển gắn chặt với thiên nhiên… (0.25 điểm). + Lí lẽ 2: môi trường sống của chúng ta đang ngày càng ô nhiễm… (0.25 điểm). + Bằng chứng 2: WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của WHO,… (0.25 điểm). 3. Vai trò của học sinh (0.5 điểm) Học sinh là một phần không thể thiếu của xã hội. Học sinh cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường sống, tham gia những hoạt động cụ thể, thiết thực bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống và học tập,… * Kết bài (0.5 điểm) – Khẳng định lại vấn đề (0.25 điểm). – Nêu bài học (0.25 điểm). |
3.0 (0.5) (2.0) (0.5) |
…………..
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8