Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Bộ đề thi học kì 1 môn Văn 6 năm 2023 – 2024 gồm 27 đề thi sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Với 27 Đề thi học kì 1 Văn 6 sách mới, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024

    1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    1.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

    Trường THCS:…………….. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
    Môn Ngữ văn lớp 6
    Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

    I. ĐỌC (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

    Mẹ ốm

    […]Cánh màn khép lỏng cả ngày
    Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
    Nắng mưa từ những ngày xưa
    Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

    Khắp người đau buốt, nóng ran
    Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm.
    Người cho trứng, người cho cam
    Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
    Sáng nay trời đổ mưa rào
    Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương.
    Cả đời đi gió đi sương
    Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
    Mẹ vui con có quản gì
    Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca
    Rồi con diễn kịch giữa nhà
    Một mình con sắm cả ba vai chèo.
    …………………………………
    (1970)

    (Trần Đăng Khoa, trích tập thơ Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999)

    Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?

    A. Thơ tự do
    B. Thơ 5 chữ
    C. Thơ lục bát
    D. Thơ thất ngôn tứ tuyệt

    Câu 2. Xác định cách ngắt nhịp trong hai câu thơ sau:

    “Cả đời đi gió đi sương
    Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.”

    A. 2/2/2 và 4/4
    B. 4/2 và 2/2/4
    C. 2/2/2 và 2/4/2
    D. 2/2/2 và 2/2/4

    Câu 3. Chỉ ra trạng ngữ trong câu thơ sau:

    Sáng nay trời đổ mưa rào
    Nắng trong trái chín ngọt ngào hương bay.

    A.Hương bay.
    B. Mưa rào.
    C. Sáng nay.
    D. Trái chín.

    Câu 4. Từ nào trong các từ sau đây là từ láy?

    A. Ngọt ngào
    B. Nắng mưa
    C. Ruộng vườn
    D. Cuốc cày

    Câu 5. Hình ảnh nào sau đây được nhắc đến trong đoạn trích trên?

    A. Cha
    B. Bà
    C. Mẹ
    D. Ông

    Câu 6. Em hiểu nghĩa ẩn dụ của từ “Nắng mưa” trong câu thơ sau như thế nào?

    “Nắng mưa từ những ngày xưa
    Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”

    A. Chỉ sự gian nan khó nhọc trong cuộc đời của mẹ
    B. Chỉ hiện tượng nắng mưa của thời tiết.
    C. Nói đến sự vất vả cơ cực của người cha.
    D. Chỉ sự cần cù làm việc đề chăm sóc cho con.

    Câu 7. Qua đoạn thơ trên, nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc gì khi viết về mẹ?

    A. Lòng biết ơn vô hạn, tình yêu thương tha thiết của người con đối với mẹ.
    B. Niềm vui khi được sống trong tình yêu thương của mẹ.
    C. Tình cảm xót thương của người con đối với mẹ.
    D. Tình yêu mến, tự hào khi có mẹ.

    Câu 8. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:

    “Cánh màn khép lỏng cả ngày
    Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.”

    A. Người mẹ bị ốm nặng.
    B. Người nông dân lao động vất vả một nắng hai sương.
    C. Ruộng vườn nhà cửa vắng vẻ, không có bàn tay mẹ chăm sóc.
    D. Người cha bị ốm; Ruộng vườn vắng cha không người chăm sóc.

    Câu 9. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ đối với cuộc sống mỗi người?

    Câu 10. Qua đoạn thơ trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

    II. VIẾT (4.0 điểm) Cuộc đời mỗi người là những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Hãy viết một bài văn kể lại kỉ niệm mà em nhớ nhất.

    1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC

    6,0

    1

    C

    0,5

    2

    A

    0,5

    3

    A

    0,5

    4

    C

    0,5

    5

    C

    0,5

    6

    A

    0,5

    7

    A

    0,5

    8

    C

    0,5

    9

    Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ theo nhận thức riêng (nếu hợp lí), song có thể diễn đạt theo các ý sau:

    – Người mẹ rất quan trọng trong việc nuôi nấng, dưỡng dục con cái.

    – Người mẹ ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, lối sống của con cái. Mẹ là chỗ dựa tinh thần của con cái.

    0,5

    0,5

    10

    Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách, song có thể diễn đạt theo các ý sau:

    – Yêu thương, kính trọng, biết giúp đỡ và chăm sóc bố mẹ khi già yếu

    1,0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Về một kỉ niệm mà em nhớ nhất

    0,25

    c. – Học sinh kể lại kỉ niệm đáng nhớ của bản thân theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    – Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

    – Giới thiệu được kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

    – Kể lại các sự kiện chính trong kỉ niệm: Bắt đầu, diễn biến, kết thúc.

    – Ý nghĩa của kỉ niệm đối với bản thân.

    2,5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    0,5

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.

    0,5

    1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Đọc

    Thơ và thơ lục bát

    5

    0

    3

    0

    0

    2

    0

    0

    60

    2

    Viết

    Kể một trải nghiệm đáng nhớ

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    40

    Tổng

    25

    5

    15

    15

    0

    30

    0

    10

    100

    Tỉ lệ %

    30%

    30%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    1.4. Bản đặc tả đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 6

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Đọc

    Thơ và thơ lục bát

    Nhận biết:

    – Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

    Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát.

    – Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

    – Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

    – Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

    – Nhận ra thành phần của câu: trạng ngữ

    Thông hiểu:

    – Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    – Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

    – Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

    Vận dụng:

    – Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

    – Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp

    5 TN

    3TN

    2TL

    2

    Viết

    Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

    Nhận biết:

    Thông hiểu:

    Vận dụng:

    Vận dụng cao:

    Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

    1*

    1*

    1*

    1 TL*

    Tổng

    5 TN

    3 TN

    2 TL

    1 TL

    Tỉ lệ %

    30

    30

    30

    10

    Tỉ lệ chung

    60

    40

    2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

    2.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

    UBND QUẬN……

    TRƯỜNG THCS …..

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
    Môn Ngữ văn lớp 6
    Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

    I. Đọc hiểu: 6,0 điểm (từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng được 0,5 điểm; câu 9: 0,5 điểm, câu 10: 1,5 điểm)

    Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 8.

    Quê hương

    (Nguyễn Đình Huân)

    Quê hương là một tiếng ve
    Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
    Dòng sông con nước đầy vơi
    Quê hương là một góc trời tuổi thơ
    Quê hương ngày ấy như mơ
    Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
    Quê hương là tiếng sáo diều
    Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
    Quê hương là phiên chợ quê
    Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
    Quê hương là một tiếng gà
    Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
    Quê hương là cánh đồng vàng
    Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
    Quê hương là dáng mẹ yêu
    Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về
    Quê hương nhắc tới nhớ ghê
    Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
    Quê hương là những cơn mưa
    Quê hương là những hàng dừa ven kinh
    Quê hương mang nặng nghĩa tình
    Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
    Quê hương ta đó là nơi
    Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

    Câu 1: Bài thơ Quê hương (Nguyễn Đình Huân) được làm theo thể thơ nào?

    A. Tự do
    B. Sáu chữ
    C. Tám chữ
    D. Lục bát

    Câu 2: Bốn câu đầu của bài thơ gieo vần ở những tiếng nào?

    A. ve – ơi – vơi – tuổi – thơ
    B. ve – hè – ơi – vơi – trời
    C. là – à – ơi – vơi – thơ
    D. là – à – con – trời – thơ

    Câu 3: Cách ngắt nhịp nào đúng với các câu thơ sau:

    A. Quê hương/ là tiếng sáo diều
    Là cánh cò trắng /chiều chiều chân đê
    Quê hương/ là phiên chợ quê
    Chợ trưa mong mẹ/ mang về bánh đa

    B. Quê hương là/ tiếng sáo diều
    Là cánh cò/ trắng chiều chiều/ chân đê
    Quê hương là /phiên chợ quê
    Chợ trưa mong/ mẹ mang về /bánh đa

    C. Quê hương/ là tiếng/ sáo diều
    Là cánh /cò trắng/ chiều chiều/ chân đê
    Quê hương/ là phiên /chợ quê
    Chợ trưa/ mong mẹ /mang về /bánh đa

    D. Quê hương là tiếng /sáo diều
    Là /cánh cò trắng chiều chiều /chân đê
    Quê hương là phiên /chợ quê
    Chợ trưa /mong mẹ/ mang về bánh đa

    Câu 4: Ai là người thể hiện cảm xúc trong bài thơ?

    A. Người mẹ
    B. Người con
    C. Cậu bé
    D. Người ơi

    Câu 5: Câu thơ: “Quê hương ngày ấy như mơ/ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu” sử dụng biện pháp tu từ nào?

    A. So sánh
    B. Nhân hóa
    C. Ẩn dụ
    D. Không sử dụng biện pháp tu từ

    Câu 6: Điệp từ “quê hương” trong bài thơ có những tác dụng gì?

    (1) Gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ
    (2) Gợi vẻ đẹp giản dị, sâu lắng của cảnh thiên nhiên và con người quê hương.
    (3) Gắn với hình ảnh người mẹ vất vả, tảo tần vì con.
    (4) Mong muốn xây dựng quê hương khang trang, tươi đẹp

    A. (1) – (2) – (4)
    B. (2) – (3) – (4)
    C. (1) – (2) – (3)
    D. (1) – (3) – (4)

    Câu 7: Gợi không gian mênh mông của cánh đồng, gợi dáng vẻ nhỏ bé nhưng mạnh mẽ của người mẹ trong chiều quê là tác dụng của từ láy nào?

    A. chiều chiều
    B. ngân nga
    C. liêu xiêu
    D. mênh mang

    Câu 8: Hình ảnh nào của quê hương không xuất hiện trong bài thơ?

    A. Dòng sông
    B. Hoa cau
    C. Cánh đồng
    D. Phiên chợ

    Câu 9: Tác giả viết “Quê hương là một góc trời tuổi thơ”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

    Câu 10: Qua bài thơ, tác giả Nguyễn Đình Huân muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?

    Hãy trình bày bức thông điệp đó bằng một đoạn văn khoảng 5-7 câu.

    II. Viết: (4,0 điểm)

    Em hãy kể lại một kỉ niệm đẹp trong một lần về thăm quê.

    2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    D

    0,5

    2

    B

    0,5

    3

    A

    0,5

    4

    B

    0,5

    5

    A

    0,5

    6

    C

    0,5

    7

    C

    0,5

    8

    B

    0,5

    9

    * Hs có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần lý giải được:

    Quê hương là nơi in dấu những bước đi đầu tiên của mỗi con người; là phần quan trọng nuôi dưỡng, vun đắp tâm hồn con người, giúp con người vượt lên những khó khăn…

    0,5

    10

    * HS trình bày thông điệp bằng một đoạn văn ngắn (5-7 câu)

    – Quê hương có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi người.

    – Yêu quê hương, tự hào và biết ơn quê hương…

    – Xác định hành động của bản thân…

    1,5

    II

    LÀM VĂN

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

    Kể về kỷ niệm đẹp

    0,25

    c. Kể lại kỷ niệm

    HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    0,5

    – Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

    – Giới thiệu kỷ niệm

    – Các sự kiện chính trong kỷ niệm: mở đầu – diễn biến – kết thúc.

    – Những điều rút ra từ kỷ niệm.

    2.5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    0,25

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

    0,25

    2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Đọc hiểu

    Truyện (truyền thuyết/cổ tích)

    3

    0

    5

    1

    0

    1

    0

    60

    Thơ lục bát

    2

    Viết

    Kể lại một truyện truyền thuyết đã đọc (ngoài SGK)

    Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    40

    Tổng

    15

    5

    25

    15

    0

    30

    0

    10

    100

    Tỉ lệ %

    20

    40%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Văn 6

    TT

    Chương/

    Chủ đề

    Nội dung/Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Đọc hiểu

    – Thơ lục bát

    Nhận biết:

    – Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

    Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát.

    – Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

    – Nhận ra từ láy; các biện pháp tu từ

    Thông hiểu:

    – Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

    – Phân tích được ý nghĩa hình ảnh thơ.

    Vận dụng:

    – Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

    – Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp

    3 TN

    2TN 1TL

    1 TL

    2

    Viết

    – Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

    Nhận biết:

    Xác định đúng kiểu bài kể chuyện

    Thông hiểu:

    – Bài viết có bố cục 3 phần

    – Bài viết kể về những sự việc HS được trải nghiệm, chân thực

    Vận dụng:

    – Bài viết có nhân vật, ngôi kể, trình tự kể rõ ràng.

    – Kết hợp kể với miêu tả hợp lí

    Vận dụng cao:

    Lựa chọn được những sự việc tiêu biểu, đáng nhớ và có ý nghĩa và giàu cảm xúc

    1TL*

    Tổng

    3 TN

    2TN 1TL

    1 TL

    1 TL

    Tỉ lệ %

    20

    40

    30

    10

    Tỉ lệ chung

    60

    40

    3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

    3.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

    MẸ

    Lặng rồi cả tiếng con ve,
    Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
    Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
    Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
    Lời ru có gió mùa thu,
    Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
    Những ngôi sao thức ngoài kia,
    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
    Đêm nay con ngủ giấc tròn,
    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

    (Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28-29)

    Từ câu 1-8 mỗi câu đúng được 0,5đ

    Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (NB)

    A. Ngũ ngôn.
    B. Lục bát.
    C. Song thất lục bát.
    D. Tự do.

    Câu 2. Từ “ giấc tròn” trong câu thơ “Đêm nay con ngủ giấc tròn” được sử dụng biện pháp tu từ nào?(NB)

    A. Ẩn dụ
    B. So sánh
    C. Nhân hóa.
    D. Hoán dụ.

    Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? (NB)

    A. Tự sự.
    B. Miêu tả.
    C. Biểu cảm.
    D. Nghị luận.

    Câu 4. Những âm thanh nào được tác giả nhắc tới trong bài thơ? (NB)

    A. Tiếng ve.
    B. Tiếng ve, tiếng võng, tiếng ru ạ ời.
    C. Tiếng gió.
    D. Tiếng võng.

    Câu 5. Dãy từ nào sau đây là từ ghép? (NB)

    A. Con ve, tiếng võng, ngọn gió.
    B. Con ve, nắng oi, ạ ời, ngoài kia, gió về.
    C. Con ve, tiếng võng, lặng rồi, ạ ời.
    D. Con ve, bàn tay, ạ ời, kẽo cà.

    Câu 6. Dòng nào nêu đúng nội dung của bài thơ trên? (TH)

    A. Thời tiết nắng nóng khiến cho những chú ve cũng cảm thấy mệt mỏi.
    B. Nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho con.
    C. Bạn nhỏ biết làm những việc vừa sức để giúp mẹ.
    D. Bài thơ nói về việc mẹ hát ru và quạt cho con ngủ.

    Câu 7. Theo em từ “giấc tròn” trong bài thơ có nghĩa là gì? (TH)

    A. Con ngủ ngon giấc.
    B. Con ngủ mơ thấy trái đất tròn.
    C. Không chỉ là giấc ngủ mà còn là cả cuộc đời con.
    D. Con ngủ chưa ngon giấc.

    Câu 8. Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ? (TH)

    A. Nỗi nhớ thương người mẹ.
    B. Lòng biết ơn, trân trọng với người mẹ.
    C. Tình yêu thương của người con với mẹ.
    D. Tình yêu thương, nỗi nhớ, lòng biết ơn, trân trọng đối với mẹ.

    Câu 9. Cảm nhận của em về câu thơ:“ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” (1đ) (VD)

    Câu 10. Bản thân em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với mẹ (người nuôi dưỡng) mình. (1đ) (VD)

    PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

    Trong cuộc sống, những người thân yêu luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất. Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc của mình với người thân (Ông, bà, cha, mẹ…) để thể hiện sự trân trọng tình cảm ấy. (VDC)

    3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

    PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 ĐIỂM)

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    B

    0,5

    2

    A

    0,5

    3

    C

    0,5

    4

    B

    0,5

    5

    A

    0,5

    6

    B

    0,5

    7

    A

    0,5

    8

    D

    0,5

    9

    HS có thể nêu cảm nhận như sau:

    Nghệ thuật: Câu thơ “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” sử dụng phép so sánh.

    – Nhịp điệu câu thơ nhẹ nhàng, êm ái.

    – Tác dụng: Câu thơ khẳng định một cách thấm thía tình mẹ bao la, vĩnh hằng nhất.

    Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm.

    1,0

    10

    HS có thể nêu những việc làm như sau:

    – Biết ơn, vâng lời, lễ phép;

    – Phụ giúp công việc nhà;

    – Nói lời yêu thương;

    – Sống tốt, không tham gia vào tệ nạn xã hội

    – Chăm chỉ học hành.

    ….

    Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm.

    1,0

    PHẦN II. VIẾT (4,0 ĐIỂM)

    Tiêu chí đánh giá

    Mức độ

    Mức 2

    Mức 1

    Chọn được trải nghiệm để kể

    (NB)

    Lựa chọn được trải nghiệm có ý nghĩa sâu sắc.

    Lựa chọn được trải nghiệm để kể nhưng chưa rõ ràng.

    0,5 điểm

    0,5đ

    0,25đ

    Nội dung của trải nghiệm

    (TH)

    Nội dung trải nghiệm phong phú, hấp dẫn, sự kiện, chi tiết rõ ràng, thuyết phục.

    Nội dung trải nghiệm còn sơ sài; các sự kiện, chi tiết chưa rõ ràng, hay vụn vặt.

    1,5 điểm

    1,5đ

    0,75 đ

    Bố cục, tính liên kết của văn bản

    (VD)

    Trình bày rõ bố cục của bài văn; các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic, thuyết phục.

    Trình bày được bố cục của bài văn; các sự kiện, chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ.

    0,5 điểm

    0,5đ

    0,25đ

    Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm để kể

    (VD)

    Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể một cách thuyết phục bằng các từ ngữ phong phú, sinh động.

    Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng một số từ ngữ rõ ràng.

    0,5 điểm

    0,5đ

    0,25đ

    Diễn đạt

    (VDC)

    Không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

    Bài viết còn mắc lỗi diễn đạt, từ ngữ, ngữ pháp.

    0,5 điểm

    0,5đ

    0,25đ

    Trình bày

    (VDC)

    Trình bày đúng quy cách VB; sạch đẹp, rõ ràng, không gạch xoá.

    Trình bày quy cách VB còn đôi chỗ sai sót; có một vài chỗ gạch xoá.

    0,25 điểm

    0,25 đ

    0,15 đ

    Sáng tạo

    (VDC)

    Bài viết có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo.

    Bài viết chưa thể hiện rõ ý tưởng hoặc cách diễn đạt chưa sáng tạo.

    0,25 điểm

    0,25 đ

    0,15 đ

    3.3. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

    TT

    Chương/chủ đề

    Nội dung/ Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Đọc hiểu

    – Thơ và thơ lục bát

    – Thực hành tiếng Việt

    Nhận biết:

    – Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

    – Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp, phương thức biểu đạt của bài thơ lục bát.

    – Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

    – Nhận ra từ đơn, từ phức(Từ ghép và từ láy). Từ đa nghĩa và từ đồng âm;

    – Nhận biết các biện pháp tu từ.

    Thông hiểu:

    – Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    – Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ hình ảnh, biện pháp tu từ.

    – Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

    Vận dụng:

    – Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

    – Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp.

    5TN

    3TN

    2TL

    2

    Viết

    Nhận biết:

    Thông hiểu:

    Vận dụng:

    Vận dụng cao:

    Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng ngôi thứ nhất, chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

    1*

    1*

    1*

    1TL*

    Tổng

    5TN+ 1*

    3TN+ 1*

    2TL+ 1*

    1TL*

    Tỉ lệ %

    30%

    30%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    ……..

    Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *