Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi cuối kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 bao gồm 5 đề kiểm tra kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả đề trắc nghiệm kết hợp tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Đề thi học kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 5 Đề thi Sinh học lớp 10 cuối học kì 1 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024

    1. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức – Đề 1

    1.1 Đề thi cuối kì 1 Sinh học 10

    PHÒNG GD&ĐT…………….

    TRƯỜNG THPT…………..

    ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024
    MÔN SINH HỌC 10
    Thời gian làm bài: …. phút

    PHẦN I. TRẮC NGHIỆM:

    Câu 1: Cho các cấp tổ chức của thế giới sống sau đây:

    I. Quần xã. II. Quần thể. III. Cơ thể. IV. Hệ sinh thái. V. Tế bào.

    Trật tự các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống tính từ cao đến thấp theo thứ tự là:

    A. IV I II III V.
    B. IV II I III V.
    C. IV I III II V.
    D. V III II I IV.

    Câu 2: Thiếu một lượng nguyên tố khoáng Fe2+ trong cơ thể, chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?

    A. Thiếu máu.
    B. Bướu cổ.
    C. Giảm thị lực.
    D. Còi xương.

    Câu 3: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố vi lượng?

    A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe.
    B. Zn, Mo, B, Cu, Fe.
    C. P, S, Ca, Mg, C, H, O, N.
    D. C, H, O, Zn, Ca, P.

    Câu 4: Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

    (1) Protein (2) Tinh bột (3) DNA

    (4) Phospholipid. (5) Cholesterol.

    A. 1.
    B. 2.
    C. 3.
    D. 4.

    Câu 5: Đơn phân cấu tạo nên mARN là gì?

    A. A, T, G, C.
    B. A, U, G, C.
    C. A, T, C, U.
    D. U, T, G, C.

    Câu 6: Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đa?

    A. Fructose, galactose, glucose.
    B. Tinh bột, cellulose, chitin.
    C. Galactose, lactose, tinh bột.
    D. Glucose, saccharose, cellulose.

    Câu 7: Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là:

    A. Lạp thể.
    B. Trung thể.
    C. Ti thể.
    D. Ribôxôm.

    Câu 8: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ thành phần nào sau đây?

    A. Xenlulozo.
    B. Pôlisaccarit.
    C. Kitin.
    D. Peptidoglican.

    Câu 9: Bào quan nào sau đây được xem như là nơi phân loại, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào?

    A. Lưới nội chất.
    B. Lisosome.
    C. Không bào.
    D. Bộ máy Golgi.

    Câu 10: Bào quan nào sau đây có lớp màng kép bao bọc?

    A. Lục lạp.
    B. Lưới nội chất.
    C. Không bào.
    D. Bộ máy Golgi.

    Câu 11: Bào quan nào sau đây có chức năng giải độc cho cơ thể?

    A. Không bào.
    B. Peroxysome.
    C. Ty thể.
    D. Lưới nội chất hạt.

    Câu 12: Bào quan nào sau đây có cấu tạo là một hệ thống gồm các ống và các túi dẹt chứa dịch nối thông với nhau?

    A. Lưới nội chất.
    B. Bộ máy Gôngi.
    C. Ribôxôm.
    D. Màng sinh chất.

    Câu 13: Bào quan nào sau đây làm nhiệm vụ tiêu huỷ các tế bào già hoặc bị tốn thương ?

    A. Mạng lưới nội chất.
    B. Bộ máy Gôngi.
    C. Lizôxôm.
    D. Ribôxôm.

    Câu 14: Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực là?

    A. Vùng nhân.
    B. Ribôxôm.
    C. Màng sinh chất.
    D. Nhân tế bào.

    Câu 15: Môi trường ưu trương là nôi trường có

    A. nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
    B. nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
    C. nồng độ chất tan bằng với nồng độ chất tan trong tế bào.
    D. thế nước cao hơn thế nước trong tế bào.

    Câu 16: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là

    A. Thẩm thấu.
    B. Nhập bào
    C. Khuếch tán đơn giản.
    D. Ẩm bào.

    Câu 17: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về chức năng của các loại lipid?

    A. Cholesteron làm tăng tính linh động của màng sinh chất.
    B. Dầu, mỡ là chất dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể.
    C. Phospholipid là thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
    D. Carotenoid là một loại lipit rất có lợi cho thị giác.

    Câu 18: Phân tử protein hemoglobin – thành phần cấu tạo của hồng cầu là dạng tiêu biểu của cấu trúc bậc mấy của protein?

    Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    A. Bậc 1.
    B. Bậc 2.
    C. Bậc 3.
    D. Bậc 4

    Câu 19: Thành tế bào thực vật không có chức năng nào sau đây?

    A. Bảo vệ, chống sức trương của nước làm vỡ tế bào.
    B. Quy định khả năng sinh sản và sinh trưởng của tế bào.
    C. Quy định hình dạng, kích thước của tế bào.
    D. Giúp các tế bào ghép nối và liên lạc với nhau bằng cầu sinh chất.

    Câu 20: Có bao nhiêu nội dung đúng khi nói về cấu trúc và vai trò của màng sinh chất?

    I. Màng sinh chất là màng “khảm – động” được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein.

    II. Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc, chỉ cho những chất nhất định đi qua.

    III. Protein trên màng có nhiều chức năng như: vận chuyển, xúc tác, thụ thể tiếp nhận thông tin và truyền tin trong tế bào, …

    IV. Màng sinh chất không có vai trò quy định hình dạng của tế bào.

    A. 4.
    B. 3.
    C. 2.
    D. 1.

    PHẦN II. TỰ LUẬN:

    Câu 1: Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của ty thể.

    Câu 2: Phân biệt được hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.

    Điểm phân biệt

    Vận chuyển thụ động

    Vận chuyển chủ động

    Hướng vận chuyển các chất

    Chiều gradien nồng độ

    Con đường vận chuyển

    Nhu cầu năng lượng

    Câu 3: Tại sao sừng hươu, tơ nhện, móng tay, thịt … cùng được cấu tạo từ protein nhưng lại có đặc tính khác nhau?

    Câu 4: Phân biệt cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật bằng cách ghi “có” hoặc “không” vào cột để thể hiện sự “có mặt” hoặc “vắng mặt” của bào quan đó ở hai nhóm tế bào trên.

    Bào quan

    Tế bào thực vật

    Tế bào động vật

    Lục lạp

    Ty thể

    Lysosome

    Không bào trung tâm lớn

    Thành tế bào

    Câu 5: Bạn An được bạn tặng một khóm hồng rất đẹp, bạn chăm sóc cho hoa rất chu đáo, ngày nào An cũng tưới nước có pha phân NPK cho hoa với mong muốn khóm hồng nhanh ra hoa, khoe sắc. Nhưng khóm hồng của bạn không những không ra hoa mà dần héo rủ. An đang hoang mang không biết tại sao, bằng những kiến thức đã học em hãy giải thích giúp bạn nhé!

    1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học 10

    I. TRẮC NGHIỆM

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    A

    A

    B

    C

    B

    B

    D

    D

    D

    A

    B

    A

    C

    D

    A

    A

    A

    D

    B

    B

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1: Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của ty thể.

    Lời giải

    * Cấu tạo:

    – Ngoài: Là 2 lớp màng (màng kép)

    + Màng ngoài nhẵn.

    + Màng trong: Gấp nếp tạo các mào, trên có đính enzym tham gia tổng hợp ATP à Tăng diện tích và hiệu quả hô hấp.

    – Giữa 2 màng là khoang ngoài: chứa H+ à có vai trò tổng hợp ATP.

    – Khoang trong: chứa chất nền gồm nhiều enzim tham gia hô hấp; DNA và ribosome à ti thể tự nhân đôi và tổng hợp protein.

    * Chức năng: Nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào à giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào; đồng thời cũng tạo nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình chuyển hóa.

    Câu 2:

    Điểm phân biệt

    Vận chuyển thụ động

    Vận chuyển chủ động

    Hướng vận chuyển

    Nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

    Nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao

    Chiều gradien nồng độ

    Cùng chiều

    Ngược chiều

    Con đường vận chuyển

    – Qua kênh protein

    – Qua lớp phospholipid

    Qua kênh protein

    Nhu cầu năng lượng

    Không cần năng lượng ATP

    Cần năng lượng ATP

    Câu 3: 

    Các loại protein này được cấu tạo từ các amino axid, nhưng do số lượng; thành phần; trật tự sắp xếp của các amino axid khác nhau nên có vô số protein khác nhau à sừng hươu, tơ nhện, móng tay, thịt … cùng được cấu tạo từ protein nhưng lại có đặc tính khác nhau.

    Câu 4: 

    Bào quan

    Tế bào thực vật

    Tế bào động vật

    Lục lạp

    Không

    Ty thể

    Lysosome

    Không

    Không bào trung tâm lớn

    Không

    Thành tế bào

    Không

    Câu 5:

    – Hàng ngày bón nhiều phân NBK, môi trường đất trở thành môi trường ưu trương à Rễ cây không hút được nước.

    – Quá trình thoát hơi nước thường xuyên diễn ra (ở lá).

    – Cây thiếu nước, nên héo và chết.

    2. Đề thi học kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức – Đề 2

    2.1 Đề thi Sinh học 10 cuối kì 1

    PHÒNG GD&ĐT…………….

    TRƯỜNG THPT…………..

    ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024
    MÔN SINH HỌC 10
    Thời gian làm bài: …. phút

    Phần trắc nghiệm (7 điểm)

    Câu 1. Thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn là:

    A. Phospholipid.
    B. Peptidoglycan.
    C. Chitin.
    D. Cellulose.

    Câu 2. Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó?

    A. enzyme của con đường chuyển hóa làm ức chế sản phẩm tạo ra.
    B. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzyme xúc tác cho phản ứng đầu tiên của con đường chuyển hóa.
    C. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại hoạt hóa tăng enzym xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
    D. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzyme xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.

    Câu 3. Chất dưới đây không phải lipid là?

    A. Sáp.
    B. Cellulose.
    C. Cholesterol.
    D. Hormone estrogen.

    Câu 4. Cơ chế hoạt động của enzyme có thể tóm tắt thành một số bước sau:

    (1) Tạo ra các sản phẩm trung gian

    (2) Tạo nên phức hợp enzyme – cơ chất

    (3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzyme

    Trình tự các bước lần lượt là?

    A. (1) → (3) → (2)
    B. (2) → (1) → (3)
    C. (2) → (3) → (1)
    D. (1) → (2) → (3)

    Câu 5. Fructose thuộc loại?

    A. Đường sữa
    B. Đường mía.
    C. Đường trái cây
    D. Đường phức

    Câu 6. Nói về trung tâm hoạt động của enzyme, có các phát biểu sau:

    (1) Là nơi liên kết chặt chẽ với cơ chất

    (2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzyme

    (3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất

    (4) Mọi enzyme đều có trung tâm hoạt động giống nhau

    Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:

    A. (2), (3), (4)
    B. (1), (2), (3)
    C. (1), (4)
    D. (2), (3)

    Câu 7. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là?

    A. Phân tử dầu có chứa 2 phân tử glycerol
    B. Trong mỡ có chứa 1 phân tử glixerol và 2 acid béo
    C. Trong mỡ chứa nhiều acid béo no
    D. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước.

    Câu 8. Thành tế bào thực vật có bản chất là:

    A. Peptidoglycan.
    B. Cellulose.
    C. Phospholipid.
    D. Chitin.

    Câu 9. Đồng hóa là?

    A. Quá trình phân giải các chất cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
    B. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
    C. Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
    D. Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.

    Câu 10. Vì sao lysosome được ví như một phân xưởng tái chế rác thải?

    A. Vì có cấu tạo một lớp màng
    B. Vì bên trong lysosome có chứa enzyme thuỷ phân
    C. Vì có cấu trúc dạng túi
    D. Vì có các hạt ribosome đính trên màng

    Câu 11. Glycoprotein là dấu chuẩn trên màng sinh chất. Nó được tổng hợp và hoàn thiện tại cấu trúc nào?

    A. Màng sinh chất và ribosome.
    B. Lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
    C. Lưới nội chất hạt và bộ máy golgi.
    D. Lưới nội chất trơn và bộ máy golgi.

    Câu 12. Sự khác nhau giữa cấu tạo của ty thể và lục lạp là:

    A. Màng trong của ty thể thì gấp nếp còn màng trong của lục lạp thì trơn.
    B. Ty thể có màng kép còn lục lạp có màng đơn.
    C. Ty thể có enzyme còn lục lạp có hạt ribosome.
    D. Ty thể có chất diệp lục còn lục lạp thì có enzyme hô hấp.

    Câu 13. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là:

    A. Vùng nhân.
    B. Ribosome.
    C. Màng sinh chất.
    D. Nhân tế bào.

    Câu 14. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là do?

    A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
    B. Đây là liên kết mạnh
    C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
    D. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat

    Câu 15. Chất nào sau đây tan được trong nước?

    A. Vitamin C
    B. Steroid
    C. Vitamin A
    D. Phospholipid

    Câu 16. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?

    A. Liên kết hydrogen.
    B. Liên kết hoá trị
    C. Liên kết peptide.
    D. Liên kết glycosidic.

    Câu 17. Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển?

    (1) Tế bào cơ tim (2) Tế bào hồng cầu

    (3) Tế bào gan (4) Tế bào biểu bì (5) Tế bào bạch cầu

    A. (1), (5)
    B. (3), (5)
    C. (1), (3)
    D. (2), (4)

    Câu 18. Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?

    A. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào
    B. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tế bào
    C. Là đồng tiền năng lượng của tế bào
    D. Là một hợp chất cao năng

    Câu 19. Trong y học, dùng phương pháp xét nghiệm nhằm phân biệt được hai nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương với mục đích gì?

    A. Để biết cách kết hợp các phương pháp điều trị
    B. Chọn được loại vi khuẩn đem ứng dụng trong kỹ thuật di truyền.
    C. Sử dụng phương pháp hoá trị liệu phù hợp
    D. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.

    Câu 20. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?

    A. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất tham gia phản ứng
    B. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách giảm nhiệt độ
    C. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách tăng nhiệt độ
    D. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất hoạt hóa hay ức chế

    Câu 21. Sự khác nhau trong cấu trúc màng của nhân với màng của bộ máy Golgi là:

    A. Nhân có màng kép, bộ máy Golgi có màng đơn
    B. Cấu trúc màng nhân có lipid, cấu trúc màng của bộ máy Golgi có protein
    C. màng nhân có protein còn màng của bộ máy Golgi thì không có.
    D. Nhân có màng đơn, bộ máy Golgi có màng kép

    Câu 22. Một phân tử DNA có 2400 nucleotide. Tính độ dài của phân tử?

    A. 5100
    B. 10200
    C. 4080
    D. 8160

    Câu 23. Ở mỗi giai đoạn của hô hấp tế bào đều giải phóng ATP, nhưng giai đoạn chuỗi truyền electron hô hấp là giải phóng ra nhiều ATP nhất với số ATP tạo ra là:

    A. 40 ATP
    B. 36 ATP
    C. 38 ATP
    D. 32 ATP

    Câu 24. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?

    A. Chỉ có pha sáng, không có pha tối.
    B. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau.
    C. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau.
    D. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời.

    Câu 25. Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loại A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loại B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các con ếch con từ tế bào đã được chuyển nhân. Hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loại nào? Thí nghiệm này có thể chứng minh được điều gì về nhân tế bào?

    A. Con ếch con mang đặc điểm của loài B, nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào.
    B. Con ếch con mang đặc điểm của loài A, nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào.
    C. Con ếch con mang đặc điểm của loài B, nhân là nơi tổng hợp các đại phân tử hữu cơ của tế bào.
    D. Con ếch con mang đặc điểm của loài A, nhân là nơi tổng hợp các đại phân tử hữu cơ của tế bào.

    Câu 26. Xét phương trình tổng quát sau đây: C6H12O6 + 6O2 —> 6CO2 + 6H2O + năng lượng. Phương trình này biểu thị quá trình phân giải hoàn toàn của 1 phân tử

    A. polysaccharite.
    B. protein.
    C. glucose.
    D. disaccharite.

    Câu 27. Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được cellulose?

    A. Do cellulose cấu tạo nên thành tế bào thực vật có cấu trúc bền vững.
    B. Do tinh bột là loại đường đôi, cellulose là loại đường đa.
    C. Do ở người không có enzyme phân giải cellulose.
    D. Do ở người không có enzyme amylase phân giải cellulose.

    Câu 28. Sản phẩm tạo ra ở pha sáng của quá trình quang hợp là:

    A. các điện tử được giải phóng từ phân li nước.
    B. sắc tố quang hợp.
    C. sự giải phóng ôxi.
    D. ATP, NADPH và O2.

    Phần tự luận (3 điểm)

    Câu 1. Khi bón phân cho cây trồng có ảnh hưởng gì khả năng hút nước của cây trồng? Cần lưu ý điều gì khi bón phân cho cây trồng giúp tránh tình trạng đó?

    Câu 2. Hóa tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn có gì khác so với quang hợp ở thực vật?

    Câu 3. Tính đặc hiệu của enzyme là gì? Cho ví dụ cụ thể về tính đặc hiệu của enzyme.

    2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học 10

    Phần trắc nghiệm (7 điểm)

    1. B

    2. B

    3. B

    4. B

    5. C

    6. B

    7. C

    8. B

    9. B

    10. B

    11. C

    12. A

    13. D

    14. C

    15. A

    16. D

    17. B

    18. A

    19. D

    20. D

    21. A

    22. C

    23. D

    24. C

    25. A

    26. C

    27. C

    28. D

    Phần tự luận

    Câu 1.

    Khi bón phân cho cây trồng có ảnh hưởng gì khả năng hút nước của cây trồng? Cần lưu ý điều gì khi bón phân cho cây trồng giúp tránh tình trạng đó?

    Gợi ý đáp án

    Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rẽ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lai đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo và chết.

    Vì vậy cần kết hợp bón phân hợp lí (đủ số lượng) và tưới tiêu đầy đủ cho cây trồng để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

    Câu 2.

    Hóa tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn có gì khác so với quang hợp ở thực vật?

    Gợi ý đáp án 

    – Điểm khác giữa hóa tổng hợp so với quang hợp ở thực vật là: Quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Còn hóa tổng hợp sử dụng năng lượng sinh ra từ các phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.

    – Điểm khác giữa quang khử ở vi khuẩn so với quang hợp ở thực vật là:

    + Quang hợp có sử dụng H2O làm nguồn cung cấp H+ và electron. Còn quang khử dùng H2S, S, H2 và một số chất hữu cơ khác làm nguồn cung cấp H+ và electron.

    + Quang hợp có giải phóng O2. Còn quang khử thì không giải phóng O2

    Câu 3.

    Tính đặc hiệu của enzyme là gì? Cho ví dụ cụ thể về tính đặc hiệu của enzyme.

    Gợi ý đáp án

    Tính đặc hiệu của enzyme là mỗi enzyme chỉ có khả năng xúc tác cho sự chuyển hóa một hay một số chất nhất định theo một kiểu phản ứng nhất định.

    Ví dụ:

    Enzyme saccharase tham gia phản ứng phân giải đường saccharose thành 2 phân tử đường đơn glucose.

    Enzyme amylase trong tuyến nước bọt của khoang miệng có tác dụng trong phản ứng phân giải tinh bột thành đường maltose.

    …………..

    Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *