Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 Cánh diều năm 2023 – 2024 gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Với 5 Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 2 Cánh diều, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Cánh diều

    1.  Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều – Đề 1

    1.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    Trường Tiểu học:……………….. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
    NĂM HỌC 2023 – 2024
    Môn: Tiếng Việt 2

    A. Kiểm tra đọc

    I. Đọc thầm

    BÉ MAI ĐÃ LỚN

    Bé Mai rất thích làm người lớn. Bé thử đủ mọi cách. Lúc đầu, bé đi giày của mẹ, buộc tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo túi xách và đồng hồ nữa. Nhưng mọi người chỉ nhìn bé và cười. Sau đó, Mai thử quét nhà như mẹ. Bé quét sạch đến nỗi phải ngạc nhiên:

    – Ô, con gái của bố quét nhà sạch quá ! Y mẹ quét vậy.

    Khi mẹ chuẩn bị nấu cơm, Mai giúp mẹ nhặt rau. Trong khi mẹ làm thức ăn, Mai dọn bát đũa, xếp thật ngay ngắn trên bàn. Cả bố và mẹ đều vui. Lúc ngồi ăn cơm, mẹ nói:

    – Bé Mai nhà ta đã lớn thật rồi.

    Mai cảm thấy lạ. Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ. Nhưng bố mẹ đều nói rằng em đã lớn.

    (Theo Tiếng Việt 2, tập 1, CT 2006)

    II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất và làm theo yêu cầu

    1. Trắc nghiệm:

    Câu 1. Bé Mai thích điều gì?

    A. thích làm người lớn
    B. thích làm việc nhà
    C. thích học giỏi

    Câu 2. Lúc đầu, bé Mai đã thử làm người lớn bằng cách nào?

    A. Đi giày của mẹ, buộc tóc giống cô
    B. Đeo túi xách, đồng hồ
    C. Bé thử làm một vài việc

    Câu 3: Mai làm những việc gì tốt nhất khi giúp mẹ?

    A. Quét nhà, nhặt rau, đeo túi xách
    B. Quét nhà, nhặt rau, xếp bát đũa ngay ngắn
    C. Nhặt rau, dọn bát đũa, phơi quần áo

    Câu 4: Các từ chỉ sự vật có trong câu sau là?

    Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ

    A. giày, buộc, đeo
    B. đi, tóc, đeo
    C. giày, tóc, đồng hồ

    Câu 5. Tìm từ chỉ hoạt động có trong câu: Mai quét nhà như mẹ.

    A. Quét
    B. Nhà
    C. Mẹ

    Câu 6. Bố mẹ đều nói rằng em đã lớn.

    Từ chỉ đặc điểm trong câu trên là:

    A. Bố mẹ
    B. lớn
    C. nói

    2. Tự luận:

    Câu 7: Em học tập được ở Mai điều gì?

    Câu 8. Viết thêm dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau:

    Mai giúp mẹ quét nhà nhặt rau dọn bát đũa

    Câu 9. Viết câu hoạt động phù hợp với tranh chấp dưới đây:

    Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    B. Kiểm tra Viết)

    1. Chính tả: (4 điểm) Nghe – viết:

    Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết tựa bài và đoạn từ: “Hà và các bạn….. sạch sẽ.” và tên tác giả. (54 chữ).

    Trường em

    Hà và các bạn thích khu vườn trường có đủ các loại trái cây. Cạnh vườn trường là thư viện xanh với rất nhiều cuốn sách hay. Đó là nơi các bạn Hà hẹn nhau sau mỗi buổi học. Cuối hành lang mỗi tầng đều có một khu vệ sinh rộng rãi và sạch sẽ.

    Theo Bích Hà

    2. Tập làm văn: Em đọc kỹ gợi ý, viết 3-4 câu giới thiệu một đồ chơi mà trẻ em yêu thích.

    Gợi ý:

    – Em muốn giới thiệu đồ chơi nào?

    – Đồ chơi đó có gì nổi bật? (chất liệu, hình dạng, màu sắc,…)

    – Em có nhận xét gì về đồ chơi đó?

    1.2. Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

    1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

    Cho học sinh bốc thăm độc một đoạn văn và trả lời câu hỏi một trong các bài tập đọc đã đọc từ tuần 10 đến 17 (GV chuẩn thăm, câu hỏi, số trang và thăm).

    Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, tốc độ đạt yêu cầu. (khoảng 60-70 tiếng/1 phút).

    Lưu ý: Tùy mức độ đọc sau của HS mà GV cho điểm phù hợp.

    2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp với kiểm tra kiến thức (6 điểm)

    ĐÁP ÁN MÔN ĐỌC, HIỂU: Trắc nghiệm 3 điểm, tự luận 3 điểm:

    Câu 1 2 3 5 6 7
    Đáp án A C C C A B
    Điểm 0.5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

    Câu 4: (1 điểm)

    Em học tập Mai là biết giúp mẹ làm việc nhà.

    Câu 8: (1 điểm)

    Mai giúp mẹ quét nhà, nhặt rau, dọn bát đũa.

    Câu 9: (1 điểm)

    Cô gái đang bước xuống xe tắc xi.

    B. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn (10 điểm)

    1. Chính tả – Nghe viết: (4 điểm).

    HS viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, đúng đoạn văn theo yêu cầu. (4 điểm)

    2 lỗi chính tả trong bài viết ( sai phụ âm đầu hoặc vần hoặc dấu thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,25 đ)

    Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, trình bày không sạch sẽ trừ 0,25đ/ toàn bài.

    2. Phần tập làm văn: (6 điểm)

    HS viết được đoạn văn theo yêu cầu, câu văn dùng từ hợp nghĩa, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ (6 điểm).

    *Nội dung: 3 điểm:

    HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề thi.

    * Kỹ năng: 3 điểm:

    – Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.

    – Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm.

    – Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm.

    Tùy mức độ sau sót về ý, cách diễn đạt, chữ viết, cách trình bày mà GV chấm điểm cho phù hợp.

    1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    Kiểm tra Đọc hiểu

    STT Kiến thức, kỹ năng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Tổng điểm
    Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận
    1

    Đọc hiểu văn bản

    – Bước đầu nhận biết được các hình ảnh, chi tiết trong văn bản

    – Hiểu được nội dung văn bản, trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung

    Số câu 3 1 3 1
    Câu số 1,2,3 4
    Số điểm 1,5 1 2,5
    2

    Kiến thức Tiếng Việt

    – Tìm được các từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động

    – Biết sự vận dụng dấu câu. Viết được câu nêu hoạt động

    Số câu 1 2 1 1 3 2
    Câu số 7 5,6 8 9
    Số điểm 0,5 1 1 1 3,5
    Tổng số câu 4 2 1 2 6 3
    Tổng số điểm 2,0 1,0 1,0 2,0 3 3 6

    Kiểm tra viết

    TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
    Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận
    1 Chính tả Số câu 1 1
    Câu số 1
    Số điểm 4 4
    2 Tập làm văn Số câu 1 1
    Câu số 2
    Số điểm 6 6
    Tổng số câu 1 1 2
    Tổng số điểm 4 6 10

    2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều – Đề 2

    2.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    Sáng kiến của bé Hà

    1. Ở lớp cũng như ở nhà, bé Hà được coi là một cây sáng kiến.

    Một hôm, Hà hỏi bố:

    – Bố ơi, sao không có ngày của ông bà, bố nhỉ?

    Thấy bố ngạc nhiên, Hà bèn giải thích:

    – Con đã có ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.

    Hai bố con bàn nhau lấy ngày lập đông hàng năm làm “ngày ông bà”, vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già.

    2. Ngày lập đông đến gần. Hà suy nghĩ mãi mà chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.

    Bố khẽ nói vào tai Hà điều gì đó. Hà ngả đầu vào vai bố:

    – Con sẽ cố gắng, bố ạ.

    3. Đến ngày lập đông, các cô, các chú đều về chúc thọ ông bà. Ông bà cảm động lắm. Bà bảo:

    – Con cháu đông vui, hiếu thảo thế này, ông bà sẽ sống lâu trăm tuổi.

    Ông thì ôm lấy bé Hà, nói:

    – Món quà ông thích nhất hôm nay là chùm điểm mười của cháu đấy.

    (Theo Hồ Phương)

    Em hãy đọc văn bản sau, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau.

    Câu 1. Bé Hà có sáng kiến gì? (M1 0.5đ)

    a. Chọn ngày sinh nhật cho ông bà.
    b. Chọn ngày lễ cho ông bà.
    c. Chọn ngày mừng tuổi cho ông bà.
    d. Chọn ngày tết cho ông bà.

    Câu 2. Hai bố con bàn nhau lấy nào làm ngày ông bà. (M1 0.5 đ)

    a. Ngày lập xuân.
    b. Ngày lập Hạ.
    c. Ngày lập đông.
    d. Ngày lập thu.

    Câu 3. Món quà Hà tặng ông bà là gì? (M1 0.5 đ)

    a. Một chú gấu bông.
    b. Một chùm bóng bay.
    c. Một chùm điểm mười.
    d. Một bó hoa do Hà trồng.

    Câu 4. Theo em ngày lễ ông bà được gọi là ngày gì? (M2 0,5 đ)

    a. Ngày quốc tế thiếu nhi
    b. Ngày Quốc tế lao động
    c. Ngày Nhà giáo Việt Nam
    d. Ngày quốc tế người cao tuổi.

    Câu 5. Vì sao chọn ngày lập đông làm ngày lễ cho ông bà (.M21đ)

    ………………………………………………………………………………………………………………………………

    Câu 6. Qua bài đọc này em thấy bé Hà là một người cháu như thế nào? (M3 1đ)

    ………………………………………………………………………………………………………………………………

    Câu 7. Điền âm gh hay âm g vào câu sau M1 0.5đ

    Con đường..ồ ….ề và …ập …ềnh rất khó đi.

    Câu 8. Xác định từ loại trong câu sau.M2 0.5 đ

    Cô tiên/ phất /chiếc quạt/ mầu nhiệm//

    Từ chỉ …… /……../………../……………//

    Câu 9. Em hãy điền dấu phẩy và dấu chấm vào câu sau cho phù hợp.M3 1đ

    Mỗi sáng sơm em đều phụ mẹ quét dọn phơi đồ rồi mới đi học

    TIẾNG VIỆT VIẾT

    Bài viết 1: 4đ

    Bà nội, bà ngoại

    Tết, cháu về quê nội
    Biết là bà ngoại mong
    Theo mẹ sang bên ngoại

    Lại thương bà nội trông.
    Hai bà hai nguồn sông
    Cho phù sa đời cháu
    Hai miền quê yêu dấu
    Cháu nhớ về thiết tha.

    Nguyễn Hoàng Sơn

    Gợi ý biểu điểm

    • Viết đúng tốc độ đủ số lượng chữ 1đ
    • Sai không quá 5 lỗi 1đ.
    • Bài viết sạch sẽ, không dập xóa. 1đ
    • Chữ viết đẹp 0.5 đ đúng mẫu chữ 0.5 đ

    Bài viết 2

    Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) Kể về bà em. Theo các gợi ý sau

    1. Em muốn viết về bà nội hay bà ngoại? Bà em bao nhiêu tuổi làm nghề gi?

    2. Hình dáng và tính tình bà thế nào?

    3. Tình cảm của bà đối với em và mọi người xung quanh như thế nào?

    4. Em sẽ làm gì để luôn là đứa cháu ngoan hiếu thảo?

    • Viết được đủ 4 ý, có đầy đủ dấu câu 4đ
    • Biết sáng tạo thêm từ và câu cho đoạn văn (Tùy mức độ sáng tạo) 1 đ
    • Bài viết sạch sẽ trình bày đúng quy cách 0.5đ Chữ viết đúng mẫu 0.5đ

    2.2. Ma trận kiến thức chung

    Cấu trúc hoạt động môn học

    Mạch kiến thức

    Mức độ cần đạt

    Nhận biết (M1)

    Hiểu (M2)

    Vận dụng (M3)

    Đọc Thành tiếng

    Đọc lưu loat các bài đọc từ tuần 1 đến tuần 16

    Tốc độ …50 chữ trong 15 phút

    Trả lời được câu hỏi trong nội dung đoạn đọc

    Nêu được nội dung đoạn vừa đọc

    Đọc hiểu

    Vận dụng và trả lời các câu hỏi trong bài đọc

    Chọn ý đúng

    Điền được câu trả lời đúng của bài đoc

    Nêu được nội dung hoặc ý nghĩa

    Luyện tập

    Quy tắc viết. Nhận diện từ, quy tắc dùng câu đặt câu

    Nhận biết được từ chỉ sự vật, hoạt động, dặc điểm

    Phân biệt câu kiểu ai là gì, ai lam gì, ai thé nào?

    Nhận biết mẫu câu để đặt câu và đặt được câu hỏi cho bộ phận câu.

    Đặt dấu phẩy dấu chấm thích hợp

    Viết (Chính tả)

    Nghe viết

    Viết đủ số chữ

    Đúng tốc đọ tối đa

    Nghe viết đoạn văn hoặc thơ khoảng 45 chữ trong 15 phút

    Bài viết 2

    TLV

    Viết về cô, mẹ, Ông, bà việc làm tốt, kể về một đồ vật yêu thích

    Biết trả lời theo gợi ý

    Dùng câu hợp lý

    Viết được đoạn văn ngắn 4 – 6 câu theo gợi ý.

    2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 – Phần đọc

    Cấu trúc

    Kỹ năng đánh giá Mạch kiến thức

    Nội dung từng câu theo mức độ

    Trắc nghiệm

    Tự luận

    Tỉ lệ điểm

    Mức 1

    Mức 2

    Mức 3

    Mức 1

    Mức 2

    Mức 3

    theo nội dung

    1.

    ĐỌC THÀNH TIẾNG (4đ)

    Đọc đoạn văn/bài ngắn hoặc bài thơ

    từ 40-60 tiếng/1 phút

    Số câu

    1

    Số điểm

    3.0

    3.0

    Trả lời câu hỏi

    Trả lời câu hỏi về nội dung trong đoạn đọc

    Số câu

    1

    . Số điểm

    1.0

    1.0

    2.

    ĐỌC HIỂU (4đ)

    Đọc hiểu TLCH

    Trả lời câu hỏi về nội dung trong bài đọc.

    Trả lời câu hỏi về nội dung trong bài đọc

    Số câu

    2

    Số điểm

    1.0

    1.0

    Đọc hiểu TLCH

    Trả lời câu hỏi về nội dung trong bài đọc.

    Số câu

    2

    Số điểm

    1.0

    1.0

    Đọc hiểu TLCH

    Chon và viết lại câu trả lời đúng

    Số câu

    1

    Số điểm

    1.0

    1.0

    Tự luận (câu hỏi bài luyện tập

    Nêu nội dung hoặc ý nghĩa bài đọc.

    Số câu

    1

    Số điểm

    1.0

    1.0

    3.

    LUYỆN TÂP TỪ VÀ BÀI TẬP (2đ)

    Quy tắc chính tả

    Điền âm hoặc vần vào ….

    Số câu

    1

    Số điểm

    0.5

    0.5

    Nhận diện từ ngữ

    Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm

    Số câu

    1

    Số điểm

    0.5

    0.5

    Quy tắc câu.

    Đặt câu; đặt câu hỏi; Điền dấu câu.

    Số câu

    1

    Số điểm

    1.0

    TỔNG CÂU

    3

    3

    3

    2

    11

    TỔNG ĐIỂM

    1.5

    1.5

    3.0

    4.0

    10

    2.4. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 – Phần Viết

    CẤU TRÚC

    MẠCH KIẾN THỨC

    Câu số

    NỘI DUNG

    TRẮC NGHIỆM

    TỰ LUẬN

    Tỷ lệ điểm

    M1

    M2

    M3

    M1

    M2

    M3

    BÀI VIẾT 1 (chính tả 4đ)

    Viết đoạn văn hoặc thơ trong chương trình đã học

    1

    Viết 45 – 45 chữ trong 15ph không sai quá 5 lỗi

    4

    BÀI VIẾT 2 (Tập làm văn 6 đ)

    Viết về cô; mẹ; ông bà

    1

    Viết đoạn văn ngắn 4-6 câu theo gợi ý.

    6

    6

    Tổng câu

    2

    4

    6

    10.

    3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều – Đề 3

    3.1. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT
    Năm học 2023 – 2024

    Bài kiểm tra đọc

    TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
    TN TL TN TL TN TL

    1

    Kiến thức

    Số câu

    02

    01

    01

    04

    Câu số

    6, 9

    7

    8

    Số điểm

    1

    1

    1

    3

    2

    Đọc hiểu văn bản

    Số câu

    04

    01

    05

    Câu số

    1, 2, 3, 4

    5

    Số điểm

    2

    1

    3

    Tổng số câu

    04

    02

    01

    02

    01

    09

    Tổng số điểm

    2,0

    1,0

    1,0

    1,0

    1,0

    6,0

    Bảng ma trận đề KTĐK cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2
    Năm học 2023 – 2024

    Bài kiểm tra viết

    TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
    TN TL TN TL TN TL

    1

    Bài viết 1

    Số câu

    1

    1

    Câu số

    1

    Số điểm

    4

    4

    2

    Bài viết 2

    Số câu

    1

    1

    Câu số

    2

    Số điểm

    6

    6

    Tổng số câu

    1

    1

    2

    Tổng số điểm

    4

    6

    10

    3.2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024

    Môn: Tiếng Việt (Bài đọc) – Lớp 2 (Thời gian: 35 phút)

    Họ và tên:…………………………………………………………..…….

    Lớp 2……………….

    Trường Tiểu học ………………….

    1. Đọc thành tiếng (4 đ)

    Giáo viên kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập, dưới hình thức bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc.

    2. Đọc hiểu (6 điểm): Hãy đọc thầm bài văn sau:

    Cò và Vạc

    Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.

    Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.

    Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.

    Truyện cổ Việt Nam

    3. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:

    Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào?

    A. Yêu trường, yêu lớp

    B. Chăm làm

    C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ

    D. Lười học

    Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò?

    A. Học kém nhất lớp

    B. Không chịu học hành

    C. Hay đi chơi

    D. Học chăm nhất lớp

    Câu 3. Cò chăm học như thế nào?

    A. Lúc nào cũng đi chơi.

    B. Lúc nào cũng đi bắt ốc

    C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại giở sách ra học.

    D. Suốt ngày chỉ rúc cánh trong đầu mà ngủ.

    Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn?

    A. Vì lười biếng

    B. Vì không muốn học

    C. Vì xấu hổ

    D. Vì ban đêm kiếm được nhiều cá hơn

    Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì?

    ………………………………………………………………………

    Câu 6. Viết 3 từ chỉ đặc điểm:

    Yêu mến, ………………………………………………………………

    Câu 7. Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu dưới đây?

    A. Mẫu 1: Ai là gì?

    B. Mẫu 2: Ai làm gì?

    C. Mẫu 3: Ai thế nào?

    D. Không thuộc mẫu nào trong 3 mẫu nói trên.

    Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau:

    đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. ………………………………………………………………………………………………………

    Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

    Chị giảng giải cho em:

    – Sông ….hồ rất cần cho cuộc sống con người…. Em có biết nếu không có sông…. hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không……..

    Em nhanh nhảu trả lời:

    Em biết rồi ……..Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị………

    Phần viết:

    1. Bài viết 1: (Nghe – viết)

    Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Bé Hoa (Sách Tiếng Việt Lớp 2, tập 1, trang 129)

    2. Bài viết 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 – 5 câu) về ông (bà) của em. Gợi ý:

    a) Ông (bà) em năm nay bao nhiêu tuổi?

    b) Hình dáng ông(bà) như thế nào?

    c) Tính tình ông (bà) ra sao?

    d) Ông(bà) thường quan tâm em như thế nào?

    e) Em đã thể hiện tình cảm yêu thương ông (bà) thế nào?

    3.3. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    Câu 1. (0,5đ). Đáp án C

    Câu 2. (0,5đ). Đáp án B

    Câu 3. (0,5đ) Đáp án C

    Câu 4. (0,5đ) Đáp án B

    Câu 5. (1đ) Cần phải ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời bố mẹ, anh chị mới là con ngoan, trò giỏi.

    Câu 6. (0,5đ) Đoàn kết, yêu quý, xinh đẹp, duyên dáng ,.. (Tìm đủ, đúng 3 từ được 0,5đ)

    Câu 7. (1đ) Đáp án C

    Câu 8. (1đ) Cò làm gì?

    (Nếu viết được câu hỏi mà không có dấu chấm hỏi thì trừ 0,25 đ)

    Câu 9. (0,5đ) Điền đúng 1 dấu được 0,1đ

    Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp:

    Chị giảng giải cho em:

    – Sông, hồ rất cần cho cuộc sống con người. Em có biết nếu không có sông, hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không?

    Em nhanh nhảu trả lời:

    Em biết rồi. Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị?

    Phần viết:

    Câu 1: Bài viết 1: (4 điểm)

    – Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách, trình bày đúng quy định bài CT ( tốc độ viết khoảng 40 chữ / 15 phút )

    – Sai 1 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,2 điểm. (Nếu lỗi giống nhau chỉ trừ một lần)

    – Nếu bài viết chưa sạch đẹp, sai về khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, chưa đúng đoạn văn trừ 0,5 điểm toàn bài

    Câu 2: Bài viết 2: (6 điểm)

    Đảm bảo các yêu cầu:

    – Viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề; bài viết đủ ý, đúng chính tả, câu văn rõ ràng, mạch lạc có sáng tạo; trình bày sạch đẹp, cấu trúc một đoạn văn.

    Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết, trình bày bài có thể cho các mức điểm: 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 -2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5

    4. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều – Đề 4

    4.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    TRƯỜNG TIỂU HỌC

    ……………

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
    MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
    NĂM HỌC 2023 – 2024

    A. ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

    Đọc bài sau:

    SUẤT CƠM PHẦN BÀ

    Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi:

    Bà ơi, bà đói lắm phải không?

    Bà cụ cười:

    Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa?

    Chúng cháu ăn rồi.

    Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi:

    Các cháu có ăn được thịt không?

    Đứa nhỏ nói:

    Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.

    Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao nổi.” Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh lườm em “Xin bà đi!” Bà đưa cái liễn còn ít cơm cho đứa anh.

    Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo:

    Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

    Bà cụ cười như khóc:

    Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à!

    Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc.

    (Theo Nguyễn Khải)

    Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

    1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà?

    a. Bà ơi, cháu thương bà lắm.

    b. Bà ơi, bà đói lắm phải không?

    c. Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

    d. Bà không ăn nữa ạ?

    2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình?

    a. Lưng bát cơm với mấy cọng rau.

    b. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to.

    c. Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong.

    d. Một bát cơm với đầy rau và thịt.

    3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm khi hai đứa cháu mang đến?

    a. Vì bà cụ đã ăn quà rồi.

    b. Vì bà bị ốm.

    c. Vì bà muốn nhường cho hai cháu.

    d. Vì bà không muốn ăn.

    4. Vì sao tác giả đã khóc?

    a. Vì trời buốt lạnh.

    b. Vì thấy tội nghiệp cho bà cụ già.

    c. Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau.

    d. Vì thương bà cụ.

    5. Chi tiết nào trong câu chuyện khiến em cảm động nhất? Vì sao? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để trả lời.

    Mỗi lời nói, việc làm của ba bà cháu trong câu chuyện đều làm cho em cảm động. Nhưng chi tiết khiến em cảm động nhất là:

    ……………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………

    6. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi để điền vào chỗ chấm

    Ông ngoại đang đi chân đất, ngó nghiêng tìm thứ gì đó trong vườn … Thấy vậy Lan ngạc nhiên:

    Ông ơi, sao ông đi chân đất thế ạ ….

    Con chó vừa mới tha mất dép của ông … Ông tìm mãi mà không thấy….

    Vô lí! Thế sao lúc nãy cháu thấy nó vẫn đi chân đất ….

    7. Nối tên gọi từng đồ vật ở cột bên trái với tác dụng của nó ở cột bên phải

    Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    8. Chọn từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (trông, nhặt rau, ru, bế, bón, đặt.)

    Mẹ đi thăm bà, Bình ở nhà …… em giúp mẹ. Bình …… em ra sân chơi, …… cho em bé ăn. Em bé buồn ngủ, Bình …… em lên võng, hát …… em ngủ. Bé ngủ rồi, Bình lại …… để chuẩn bị cho mẹ về nấu cơm chiều. Làm được nhiều việc, Bình cảm thấy rất vui.

    B. CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN

    I. Chính tả: Nghe – viết (15 phút)

    Bài viết: Bà nội, bà ngoại (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 105)

    Viết khổ thơ 1, 2.

    II. Tập làm văn (25 phút)

    Đề bài: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

    Gợi ý:

    a) Đồ dùng học tập tên là gì?

    Được làm bằng chất liệu gì?

    b) Đặc điểm nổi bật về hình dáng và màu sắc của đồ dùng học tập ấy?

    c) Đồ dùng học tập ấy có tác dụng đối với việc học tập của em như thế nào?

    d) Tình cảm của em đối với đồ dùng học tập ấy như thế nào?

    4.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Đáp án

    b, c

    a

    c

    c

    Gợi ý: Chi tiết khiến em cảm động nhất là khi được bà hỏi: “Các cháu có ăn được thịt không?” Bạn nhỏ đã trả lời: “Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.”. Bạn nhỏ đã nói dối để bà không phải lo gì cho các cháu mà ăn hết phần cơm. Bạn nhỏ chỉ bằng tuổi em thôi mà đã ý tứ, biết quan tâm, lo lắng đến người khác, biết yêu thương bà. Thật đáng cảm phục.

    Ông ngoại đang đi chân đất, ngó nghiêng tìm thứ gì đó trong vườn. Thấy vậy Lan ngạc nhiên:

    Ông ơi, sao ông đi chân đất thế ạ?

    Con chó vừa mới tha mất dép của ông. Ông tìm mãi mà không thấy.

    Vô lí! Thế sao lúc nãy cháu thấy nó vẫn đi chân đất?

    Bài 7: Nối: a-4, b-1, c-2, d-3

    Bài 8: Thứ tự các từ cần điền: trông, bế, bón, đặt, ru, nhặt rau.

    2. Tập làm văn

    Bạn thân em đã tặng em một cục tẩy hình heo hồng vào dịp sinh nhật của em. Cục tẩy chỉ bé bằng bàn tay trông rất xinh xắn. Cục tẩy có hình dáng như một chú heo hồng với cái mũi to và đôi tai dài. Cục tẩy giúp em tẩy sạch những nét chì viết chưa đúng để vở của em luôn được sạch sẽ. Em thực sự rất thích món quà nhỏ dễ thương này.

    >> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *