Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 7 năm 2033 – 2024 tổng hợp 13 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

TOP 13 Đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 7 gồm sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7. Thông qua 13 đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 7 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 7.

Bộ đề thi học kì 2 Công nghệ 7 Cánh diều năm 2023 – 2024

    1. Đề thi học kì 2 Công nghệ 7 Cánh diều

    1.1 Đề kiểm tra học kì 2 Công nghệ 7

    PHÒNG GD & ĐT

    TRƯỜNG THCS

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    Môn Công nghệ lớp 7

    Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)

    PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,00 điểm )

    Chọn ý trả lời đúng (A, B, C, D) trong các câu dưới đây:

    Câu 1. Đâu không phải vai trò của chăn nuôi?

    A. Cung cấp sức kéo
    B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất chăn, áo lông vũ.
    C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất bánh mì.
    D. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giày da.

    Câu 2. Con vật nào dưới đây thường không cung cấp sức kéo?

    A. Trâu.
    B. Bò.
    C. Lợn.
    D. Ngựa.

    Câu 3. Hoạt động nào trong chăn nuôi dưới đây có thể gây ô nhiễm môi trường?

    A. Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho các trang trại chăn nuôi.
    B. Thu chất thải để ủ làm phân hữu cơ.
    C. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
    D. Thả rông vật nuôi, nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn.

    Câu 4. Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả vai trò của việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi?

    A. Giúp con vật sinh trưởng và phát triển tốt.
    B. Giúp con vật nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
    C. Giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
    D. Kéo dài thời gian nuôi.

    Câu 5. Vì sao cần cho gia súc non bú sữa đầu càng sớm càng tốt?

    A. Sữa đầu có chứa nhiều nước giúp cho con non khỏi bị khát nước.
    B. Sữa đầu có chứa chất kháng sinh giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.
    C. Sữa đầu có chứa chất kháng thể giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.
    D. Sữa đầu chứa nhiều chất đạm giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.

    Câu 6. Ý nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản?

    A. Tiêm phòng đầy đủ.
    B. Đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng khí.
    C. Cho con vật ăn thật nhiều để càng béo càng tốt.
    D. Giữ vệ sinh thân thể và cho uống đủ nước.

    Câu 7. Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc non?

    A. Cho vật nuôi bú sữa đầu.
    B. Tập cho con vật biết cày kéo.
    C. Tập ăn sớm với các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng.
    D. Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh.

    Câu 8. Nguyên nhân gây bệnh nào sau đây cho vật nuôi thuộc tác nhân cơ học?

    A. Tia phóng xạ.
    B. Chấn thương.
    C. Thuốc trừ sâu .
    D. Vi rút.

    Câu 9. Nguyên nhân gây bệnh nào sau đây cho vật nuôi thuộc tác nhân lí học?

    A. Chấn thương.
    B. Tia phóng xạ .
    C. Thuốc trừ sâu.
    D. Vi rút.

    Câu 10. Nguyên nhân nào gây bệnh ở vật nuôi?

    A. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật.
    B. Động vật có sức đề kháng thấp
    C. Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 11. Môi trường, đặc điểm sống của tôm thẻ chân trắng là

    A. nước ngọt
    B. nước mặn
    C. nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn
    D. nước lợ và nước mặn

    Câu 12. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người?

    A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.
    B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.
    C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.
    D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.

    Câu 13. Loại động vật nào sau đây không phải là động vật thủy sản?

    A. Rắn.
    B. Tôm.
    C. Cua đồng.
    D. Ốc.

    Câu 14. Loại cá nào dưới đây là cá da trơn?

    A. Cá tra
    B. Cá chép
    C. Cá chẽm
    D. Cá trắm cỏ

    Câu 15. Trong các loài cá sau đây, cá nào có vảy cứng sáng bóng?

    A. Cá tra
    B. Cá rô phi
    C. Cá chẽm
    D. Cá chép

    Câu 16. Nuôi trồng thủy sản không có vai trò gì?

    A. Cung cấp thực phẩm cho con người
    B. Cung cấp lương thực cho con người
    C. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu
    D. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi

    Câu 17. Quy trình cải tạo ao nuôi tiến hành theo mấy bước?

    A. 2
    B. 4
    C. 6
    D. 7

    Câu 18. Có mấy loại thức ăn cho cá?

    A. 1
    B. 3
    C. 2
    D. 4

    Câu 19. Bước đầu tiên của quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao là

    A. chuẩn bị ao nuôi
    B. thả cá giống
    C. chăm sóc, quản lí cá sau khi thả
    D. thu hoạch

    Câu 20. Bước cuối của quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao là

    A. thu hoạch
    B. chuẩn bị ao nuôi
    C. thả cá giống
    D. chăm sóc, quản lí cá sau khi thả

    Câu 21. Lập kế hoạch, tính toán nuôi cá rô phi trong ao bao gồm mấy bước?

    A. 3
    B. 1
    C. 2
    D. 4

    Câu 22. Bước đầu tiên khi lập kế hoạch, tính toán nuôi cá rô phi trong ao là:

    A. Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc
    B. Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ
    C. Tính toán chi phí
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 23. Bước thứ ba khi lập kế hoạch, tính toán nuôi cá rô phi trong ao là:

    A. Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ
    B. Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc
    C. Tính toán chi phí
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 24. Tại sao phải cải tạo ao nuôi?

    A. Hạn chế mầm bệnh
    B. Hạn chế đại dịch
    C. Tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho cá phát triển
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 25. Sinh vật nào thường được nuôi ghép trong các hệ thống nuôi cá lồng trên biển?

    A. Tôm sú
    B. Hàu
    C. Rong biển
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 26. Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra để xuất khẩu?

    A. Đồng bằng sông Hồng
    B. Đồng bằng Nam Trung Bộ
    C. Đồng bằng sông Cửu Long
    D. Tất cả các câu trên đều đúng

    Câu 27. Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thủy sản?

    A. Ruốc cá hồi.
    B. Xúc xích.
    C. Cá thu đóng hộp.
    D. Tôm nõn.

    Câu 28. Dầu cá được sản xuất từ nguyên liệu nào?

    A. Mỡ cá, gan cá
    B. Xương cá
    C. Thịt cá
    D. Da cá

    PHẦN II TỰ LUẬN ( 3,00 điểm )

    Câu 29.( 2,00 điểm ) Quan sát Hình 12.5, cho biết vì sao các loại cá này có thể nuôi ghép được với nhau?

    Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    Câu 30. ( 1,00 điểm) Hãy giải thích hiện tượng cá nổi đầu? Cần xử lí như thế nào khi gặp hiện tượng này ?

    ——————————–HẾT——————————-

    1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ 7

    PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,00 điểm)

    Chọn ý trả lời đúng (A, B, C, D) trong các câu dưới đây: Mỗi câu đúng 0,25 điểm

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    Đáp án

    C

    C

    D

    D

    C

    C

    B

    B

    B

    D

    D

    A

    A

    A

    Câu

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    21

    22

    23

    24

    25

    26

    27

    28

    Đáp án

    B

    B

    C

    C

    A

    A

    A

    B

    C

    D

    D

    C

    B

    A

    PHẦN II. TỰ LUẬN (3,00 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Điểm

    29

    (2,,00)

    -Vì các loại các này có tập tính ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau, không cạnh tranh về thức ăn.

    – Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có.

    – Chống chịu tốt với điều kiện môi trường.

    1,00

    0,50

    0,50

    30

    (1,00)

    – Nguyên nhân cá nổi đầu:

    + Ao nuôi thiếu oxy

    + Cá bị nhiễm khí độc

    – Cách xử lí:

    + Đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay đổi một phần nước, bơm nước.

    + Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ.

    + Tiến hành sục khí để cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc…

    0,50

    0,50

    1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 7

    TT

    Nội dung kiến thức

    Đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % tổng

    điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Số CH

    Thời gian

    Số CH

    Thời gian

    (phút)

    Số CH

    Thời gian

    (phút)

    Số CH

    Thời gian

    (phút)

    Số CH

    Thời gian

    (phút)

    TN

    TL

    1

    Chăn nuôi và thủy sản

    1.1. Giới thiệu chung về chăn nuôi

    3

    3

    7,5

    1.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

    4

    4

    10

    1.3. Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

    3

    3

    7,5

    1.4. Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản

    10

    10

    25

    1.5. Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

    8

    1

    1

    8

    2

    50

    Tổng

    16

    12

    12

    18

    1

    10

    1

    5

    28

    2

    45

    100

    Tỉ lệ (%)

    40

    30

    20

    10

    Tỉ lệ chung (%)

    70

    30

    BẢN ĐẶC TẢ

    TT

    Nội dung kiến thức

    Đơn vị kiến thức

    Mức độ kiến thức kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Chăn nuôi và thủy sản

    1.1. Giới thiệu chung về chăn nuôi

    Nhận biết:

    – Trình bày được vai trò của chăn nuôi.

    – Trình bày được triển vọng của chăn nuôi.

    – Nhận biết được một số vật nuôi phổ biến.

    – Biết được các loại vật nuôi đặc trưng của một sổ vùng miên ờ nước ta.

    – Nêu được một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam.

    – Trình bày được đặc điểm cơ bản của một sổ ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

    3

    1.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

    Thông hiểu:

    – Trình bày được kĩ thuật nuôi, chăm sóc cho một loại vật nuôi phổ biến.

    – So sánh được kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi con, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản.

    4

    1.3. Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

    Nhận biết:

    – Trình bày được vai trò của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

    – Nêu được nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi.

    – Nêu được các vai trò việc vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi.

    3

    2. Đề thi học kì 2 Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

    2.1 Đề kiểm tra học kì 2 Công nghệ 7

    A. TRẮC NGHIỆM (7điểm)

    Câu 1: Các phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta là:

    A. Phương thức chăn thả, nuôi nhốt.
    B. Phương thức chăn thả, bán chăn thả .
    C. Phương thức chăn thả, nuôi nhốt, bán chăn thả
    D. Phương thức bán chăn thả, nuôi nhốt.

    Câu 2: Cần nuôi dưỡng và chăm sóc như thế nào để vật nuôi non khỏe mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt?

    A. Kiểm tra định kì thể trọng, tinh dịch của vật nuôi.
    B. Cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng.
    C. Thường xuyên tắm chải cho vật nuôi non.
    D. Cung cấp đủ calxium và các chất dinh dưỡng để tạo trứng.

    Câu 3: Trình bày kĩ thuật phòng bệnh cho gà?
    A. Tiêu độc, khử trùng giữ vệ sinh chuồng và vườn chăn thả, tiêm phòng định kì, bổ sung vitamin.
    B. Không tiêu độc, chỉ khử trùng giữ vệ sinh chuồng và vườn chăn thả, tiêm phòng định kì, bổ sung vitamin.
    C. Tiêu độc, khử trùng giữ vệ sinh chuồng và vườn chăn thả, không tiêm phòng định kì, bổ sung vitamin.
    D. Tiêu độc, chỉ khử trùng giữ vệ sinh chuồng và vườn chăn thả, tiêm phòng định kì, bổ sung vitamin.

    Câu 4: Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến vật nuôi?

    A. Vật nuôi phát triển cân đối về ngoại hình.
    B. Vật nuôi thích nghi với điều kiện sống.
    C. Vật nuôi dễ dàng tiêu thụ thức ăn.
    D. Vật nuôi khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

    Câu 5: Nội dung nào không phải là quy trình nuôi cá?

    A. Đào ao, đắp bờ.
    B. Xử lí đáy.
    C. Chế biến sản phẩm.
    D. Thu hoạch.

    Câu 6: Đâu Không phải là công việc trong kĩ thuật chăm sóc, quản lí tôm, cá?

    A. Cho ăn.
    B. Đào ao, đắp bờ.
    C. Quản lý.
    D. Phòng và trị bệnh.

    Câu 7: Nội dung nào không phải là vai trò bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

    A. Xây dựng chuồng trại trên ao.
    B. Xử lí nước thải.
    C. Dọn rác làm sạch môi trường.
    D. Không đánh bắt thủy sản bằng xung điện và chất nổ.

    Câu 8: Bột cá được dùng làm thức ăn nuôi thủy sản. Bột cá thuộc nhóm thức ăn nào?

    A. Giàu protein.
    B. Giàu chất khoáng.
    C. Giàu chất béo.
    D. Giàu gluxit.

    Câu 9: Những loại thủy sản có giá trị cao là?

    A. Heo, bò, cá, gà
    B. Dê, trâu, bò, tôm
    C. Vịt, san hô, mèo, chó
    D. Tôm, cá, cua, ghẹ

    Câu 10: Ý nào sau đây không thuộc vai trò của thủy sản?

    A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
    B. Làm thức ăn cho vật nuôi khác.
    C. Hàng hóa xuất khẩu.
    D. Cung cấp phân bón cho nông nghiệp.

    Câu 11: Thức ăn tự nhiên của thủy sản gồm:

    A. Tảo, ốc, giun, rong.
    B. Ngô, sắn, khoai, cá tươi.
    C. Thức ăn viên nổi, thức ăn viên chìm.
    D. Bã đậu nành, trùn quế, rong.

    Câu 12: Môi trường nước bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào?

    A. Các nguồn lợi thủy sản bị khai thác triệt để.
    B. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp không xử lý đổ ra ao, hồ, kênh rạch.
    C. Tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến các mặt hàng thực phẩm.
    D. Tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

    Câu 13: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm cá?

    A. Cải tạo, xử lý tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kỹ thuật.
    B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.
    C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.
    D. Xử lý kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

    Câu 14: Hoạt động nào dưới dây không gây ảnh hưởng xâu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?

    A. Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt.
    B. Phá hại rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn.
    C. Nuôi không đúng kỉ thuật, ô nhiễm môi trường nước.
    D. Tận dụng được đất đai nông nghiệp ở địa phương.

    B. TỰ LUẬN(3 điểm)

    Câu 1. Ngành chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta? Em hiểu thế nào về ý kiến “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho vật nuôi trong chăn nuôi? ( 2 điểm)

    Câu 2. Ao cá gia đình em đã đến thời gian thu hoạch. Em hãy đề xuất phương pháp thu hoạch cho phù hợp? Giải thích vì sao em lựa chọn phương pháp đó? Lập kế hoạch nuôi cá sau khi thu hoạch toàn bộ? (1điểm)

    2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ 7

    A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 0,5đ cho mỗi câu đúng

    CÂU

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    ĐÁP ÁN

    C

    B

    A

    D

    C

    B

    A

    A

    D

    D

    A

    B

    A

    D

    B. TỰ LUẬN (3 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Biểu điểm

    1

    + Vai trò:

    – Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa… cung cấp nguồn thức ăn từ động vật cho gia súc, gia cầm vật nuôi

    0,25đ

    – Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa… phục vụ cho việc canh tác, tham quan, du lịch.

    0,25đ

    – Cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

    0,25đ

    – Cung cấp nguyên liệu như lông, da, sừng, xương cho các ngành công nghiệp nhẹ.

    0,25đ

    + “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh “ vì

    – Phòng bệnh đỡ tốn công tốn sức, tiền và thời gian

    0,25đ

    – Phòng bệnh tốt thì sẽ cho sản phẩm chất lượng cao

    0,25đ

    – Nếu vật nuôi nhiễm bệnh sẽ tốn kém, hiệu quả kinh tế thấp, có thể làm lây lan

    bệnh gây thiệt hại lớn, có khi gây nguy hiểm cho con người và xã hội

    0,5đ

    2

    Phương pháp thu hoạch phù hợp: (HS chỉ cần trả lời một trong hai ý sau)

    Ý 1: Phương pháp thu hoạch từng phần

    Vì: Có những con còn nhỏ, phải giữ lại nuôi tiếp đên khi đạt kích cỡ

    Ý 2: Phương pháp thu hoạch toàn bộ.

    Vì: Cá trong ao đã đạt tiêu chuẩn thương phẩm.

    0,5đ

    + Kế hoạch nuôi cá:

    – Cải tạo ao: Xử lí ao, Bón vôi, Phơi ao, Cấp nước và bón phân gây màu nước

    – Chọn giống và thả giống:

    – Thời gian và cách thả giống

    0,5đ

    2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 7

    TT

    Nội dung kiến thức

    Đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % tổng điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Số CH

    Thời gian (phút)

    Số CH

    Thời gian (phút)

    Số CH

    Thời gian (phút)

    Số CH

    Thời gian (phút)

    Số CH

    Thời gian (phút)

    TN

    TL

    1

    Chương 4. Mở đầu về chăn nuôi

    1. 1. Phương thức chăn nuôi

    1

    3

    1

    3

    5%

    2

    Chương 5. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho vật nuôi

    2. 1. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi

    1

    3

    1

    3

    5%

    2. 2. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi

    1

    3

    1

    10

    1

    1

    13

    30%

    3

    Chương 6. Nuôi Thủy sản

    3. 1. Vai trò của ngành thủy sản

    2

    3

    2

    3

    5%

    3. 2. Thức ăn của thủy sản

    2

    3

    2

    3

    5%

    3. 3. Quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản

    2

    3

    2

    6

    4

    9

    20%

    3. 4. Đo nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thủy sản

    0

    0

    1

    3

    1

    3

    5%

    3. 5. Vai trò của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

    2

    3

    2

    3

    10%

    3. 5. Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

    1

    5

    1

    5

    15%

    Tổng

    8

    12

    6

    18

    1

    10

    1

    5

    14

    2

    45

    100%

    Tỉ lệ (%)

    40

    30

    20

    10

    70

    30

    100

    100

    Tỉ lệ chung (%)

    70

    30

    100

    100

    Xem thêm bản đặc tả chi tiết trong file tải về

    3. Đề thi học kì 2 Công nghệ 7 Kết nối tri thức

    3.1 Đề thi học kì 2 Công nghệ 7

    PHÒNG GD & ĐT QUẬN . ……..

    TRƯỜNG THCS…………..

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI II

    NĂM HỌC 20232024

    Môn công nghệ lớp 7

    Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)

    A. Trắc nghiệm (7 điểm)

    Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:

    Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của chăn nuôi?

    A. Cung cấp thực phẩm cho con người
    B. Cung cấp sức kéo
    C. Cung cấp phân bón
    D. Cung cấp lương thực

    Câu 2. Con vật nuôi nào dưới đây là gia cầm?

    A. Vịt.
    B. Bò.
    C. Lợn.
    D. Trâu.

    Câu 3: Con vật có đặc điểm “lông màu vàng và mịn, da mỏng” là giống gia súc ăn cỏ nào?

    A. Bò lai Sind
    B. Bò sữa Hà lan
    C. Bò vàng Việt Nam
    D. Trâu Việt Nam.

    Câu 4: Có mấy phương thức chăn nuôi ở nước ta?

    A. Có 2 phương thức
    B. Có 3 phương thức
    C. Có 4 phương thức
    D. Có 5 phương thức

    Câu 5. Phát biểu nào Không phải là ưu điểm phương thức chăn nuôi bán chăn thả tự do:

    A. Dễ nuôi, ít bệnh tật
    B. Chuồng trại đơn giản, không cần phải đầu tư quá nhiều
    C. Các sản phẩm vật nuôi mang lại thơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng.
    D. Vật nuôi có sức khoẻ tốt do được con người kiểm soát dịch bệnh.

    Câu 6. Đặc điểm cơ bản của nghề Bác sĩ thú y là:

    A. Nghiên cứu về giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và điều trị bệnh cho vật nuôi.
    B. Hỗ trợ và tư vấn các kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc phòng dịch bệnh cho thuỷ sản, phát triển các chính sách quản lý nuôi trồng thuỷ sản.
    C. Chăm sóc, theo dõi sức khoẻ, chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn về sức khoẻ, dịnh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.
    D. Chăm sóc vật nuôi non.

    Câu 7. Người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi cần có những kỹ năng gì?

    A. Kỹ năng sử dụng các dụng cụ lao động trong nông nghiệp
    B. Kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; kỹ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực chăn nuôi.
    C. Kỹ năng điều khiển các loại xe, máy dùng trong nông nghiệp.
    D. Kỹ năng khai thác các nền tảng trong công nghệ thông tin.

    Câu 8. Các công việc cần làm để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi là:

    A. Nuôi dưỡng
    B. Chăm sóc
    C. Phòng trị bệnh
    D. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh

    Câu 9: Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?

    A. Nuôi vật nuôi mẹ tốt.
    B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
    C. Giữ ấm cơ thể.
    D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.

    Câu 10: Yếu tố nào dưới đây Không phải là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi?

    A. Di truyền.
    B. Kí sinh trùng.
    C. Vi rút.
    D. Chăm sóc cho vật nuôi

    Câu 11. Biện pháp nào dưới đây Không đúng khi phòng, trị bệnh cho vật nuôi?

    A. Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm.
    B. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin.
    C. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
    D. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.

    Câu 12: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi?

    A. Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra.
    B. Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.
    C. Quản lí tốt đàn vật nuôi.
    D. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

    Câu 13: Chuồng nuôi có mấy vai trò?

    A. 5
    B. 4
    C. 3
    D. 2

    Câu 14: Những công việc nên làm để bảo vệ môi trường sống của vật nuôi là:

    A. Xử lý phân, rác thải
    B. Lắp đặt hầm chứa khí bioga
    C. Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh
    D. Tất cả đều đúng

    Câu 15: Phát biểu nào dưới đây Sai khi nói về vai trò của thủy sản:

    A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
    B. Làm thức ăn cho vật nuôi khác.
    C. Hàng hóa xuất khẩu.
    D. Làm vật nuôi cảnh.

    Câu 16: Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ?

    A. Cá Chẽm.
    B. Cá Rô Phi.
    C. Cá Lăng.
    D. Cá Chình.

    Câu 17: Quy trình nuôi cá chép là:

    A. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá.
    B. Chăm sóc quản lý;chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; thu hoạch cá.
    C. Thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá; chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước.
    D. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thu hoạch cá; thả cá giống; chăm sóc quản lý.

    Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là Sai khi nói về đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

    A. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ nhiều hơn nước mặn.
    B. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất vô cơ nhiều hơn nước mặn.
    C. Oxi trong nước thấp hơn so với trên cạn.
    D. Cacbonic trong nước thấp hơn so với trên cạn.

    Câu 19. Kĩ thuật chăm sóc cá chép gồm có các công việc:

    A. Cho ăn;, quản lý; phòng và trị bệnh cho cá chép.
    B. Cho ăn; quản lý.
    C. Phòng và trị bệnh cho cá chép.
    D. Quản lý; phòng và trị bệnh cho cá chép

    Câu 20. Cá chép làm giống cần đảm bảo yêu cầu.

    A. Cá to.
    B. Cá nhỏ vừa phải.
    C. Cá đắt tiền.
    D. Khoẻ mạnh, không chứa mầm bệnh, có nguồn gốc rõ ràng.

    Câu 21. Khi phát hiện tôm, cá có biểu hiện như nổi đầu, bệnh xuất huyết, bệnh trùng nấm da… cần phải làm gì?

    A. Thu hoạch
    B. Xác định nguyên và dùng thuốc trị bệnh
    C. Thay nước ao nuôi
    D. Cho uống thuốc

    Câu 22. Nước có màu đen, mùi thối có nghĩa là:

    A. Nước chứa nhiều thức ăn, đặc biệt là thức ăn dễ tiêu.
    B. Nước nghèo thức ăn tự nhiên.
    C. Chứa nhiều khí độc như mêtan, hyđrô sunfua.
    D. Nước có thể cho vâth nuôi thuỷ sản sinh sống tốt.

    Câu 23. Nên cho tôm cá ăn vào thời gian nào trong ngày?

    A. 7 – 8h sáng.
    B. 7 – 8h tối.
    C. 9 – 11h sáng.
    D. 10 – 12h sáng.

    Câu 24. Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm:

    A. Buổi sáng lúc nhiệt độ xuống thấp.
    B. Buổi chiều.
    C. Buổi trưa.
    D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao.

    Câu 25: Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?

    A. 2
    B. 3
    C. 4
    D. 5

    Câu 26: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao là:

    A. Cho sản phẩm tập trung.
    B. Chi phí đánh bắt cao.
    C. Năng suất bị hạn chế.
    D. Khó cải tạo, tu bổ ao.

    Câu 27: Biện pháp nào dưới đây Không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sản và cho con người?

    A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.
    B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
    C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.
    D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.

    Câu 28: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lý như thế nào?

    A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.
    B. Tháo nước cũ, bơm nước sạch.
    C. Cả A và B đều đúng.
    D. Cả A và B đều sai.

    B. Tự luận (3 điểm)

    Câu 1. Nếu gia đình em đang nuôi một loại thủy sản, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, em sẽ xác định độ tốt xấu của nước nuôi thủy sản như thế nào?

    Câu 2. Nếu tham gia nuôi thủy sản, gia đình em sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như thế nào để góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm nước nuôi?

    3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ 7

    I. Trắc nghiệm (7 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    ĐA

    D

    A

    C

    B

    D

    A

    B

    D

    B

    D

    A

    C

    A

    D

    Câu

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    21

    22

    23

    24

    25

    26

    27

    28

    ĐA

    D

    B

    A

    B

    A

    D

    B

    C

    A

    D

    A

    C

    A

    C

    II. Tự luận (3 điểm)

    Câu

    Nội dung đáp án

    Điểm

    1

    – Dụng cụ: đĩa Sếch xi

    – Cách đo:

    Bước 1: Thả từ từ đĩa Sếch xi xuống nước cho đến khi không còn thấy vạch đen, trắng và ghi độ sâu đĩa(cm).lần 1

    Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng rồi ghi lại độ sâu đĩa(cm) lần 2. Kết quả độ trong =(độ sâu lần 1 + độ sâu lần 2)/2

    – Đọc kết quả đo:

    Nếu độ trong của nước

    Nếu độ trong của nước từ 20 – 30cm: nước ao tốt

    Nếu độ trong của nước từ 45 – 60cm: thực vật phù du nghèo nàn Nếu độ trong của nước > 60cm: nước quá trong, năng suất ao giảm

    (2 điểm)

    0,5 đ

    0,5 đ

    0,5đ

    0,5đ

    2

    Một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản:

    + Lắng (lọc) lọc nước bằng bể lọc lớn, có thể tích từ 200 đến để chứa nước. Sau 2 đến 3 ngày. Các chất lắng đọng ở phía đáy ao. Nước sạch phần trên dùng để nuôi cá.

    + Dùng hoá chất khử độc như: Khí clo, vôi clorua, formon…

    + Nếu đang nuôi tôm cá thì xử lý như sau: Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí, tháo bớt nước cũ và thêm nước sạch, nếu bị ô nhiễm nặng thì bắt hết tôm, cá và xử lí nguồn nước.

    – Quản lí:

    + Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.

    + Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nước.

    (1 điểm) 0,2đ

    0,2đ

    0,2đ

    0,2đ

    0,2đ

    3.3 Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 7

    T T

    Nội dung kiến thức

    Đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Số CH

    Thời gian (phút)

    %

    Tổng điểm

    Số CH

    Thời gian (phút)

    Số CH

    Thời gian (phút)

    Số CH

    Thời gian (phút)

    Số CH

    Thời gian (phút)

    TN

    TL

    1

    1. Mở đầu về chăn nuôi

    1.1 Nghề chăn nuôi ở Việt Nam

    1

    0,75

    1

    0,75

    2,5

    1.2. Một số phương

    thức chăn nuôi ở Việt Nam

    1

    0,75

    1

    1,5

    2

    2,25

    5

    1.3. Phương thức chăn nuôi

    1

    0,75

    1

    1,5

    2

    2,25

    5

    1.4. Ngành nghề trong chăn nuôi

    1

    0,75

    1

    1,5

    2

    2,25

    5

    2

    2. Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật

    nuôi

    2.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi

    1

    0,75

    1

    1,5

    2

    2,25

    5

    2.2. Phòng trị bệnh cho vật nuôi

    1

    0,75

    2

    3

    3

    3,75

    7,5

    2.3. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

    1

    0,75

    1

    1,5

    2

    2,5

    5

    3

    III. Thủy sản

    3.1. Giới thiệu về thủy sản

    2

    1,5

    2

    1,5

    5

    3.2. Nuôi thuỷ sản

    5

    3,75

    3

    4,5

    1

    10

    8

    1

    18,25

    40

    3.3. Thu hoạch thủy sản

    1

    0,75

    1

    1,5

    2

    2,25

    5

    3.4. Bảo vệ môi trường

    nuôi thủy sản và nguồn lợi thủy sản

    1

    0,75

    1

    1,5

    1

    5

    2

    1

    5,25

    15

    Tổng

    16

    12,0

    12

    18,0

    1

    10,0

    1

    5,0

    28

    2

    45,0

    100

    Tỉ lệ (%)

    40

    30

    20

    10

    Tỉ lệ chung (%)

    70

    30

    Xem thêm bản đặc tả chi tiết đề kiểm tra trong file tải về

    ………..

    Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Công nghệ lớp 7

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *