Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 bao gồm 3 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận. Tài liệu bao gồm 1 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo 2 đề tự luyện.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

TOP 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 3 đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 10 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo, bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 10 Chân trời sáng tạo.

Bộ đề thi cuối kì 2 Địa lý 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024

    1. Đề thi học kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo – Đề 1

    1.1 Đề thi học kì 2 môn Địa lí 10

    I. TRẮC NGHIỆM

    Câu 1. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là

    A. nâng cao đời sống dân cư.
    B. cải thiện quản lí sản xuất.
    C. xoá đói giảm nghèo.
    D. công nghiệp hóa nông thôn.

    Câu 2. Ngành công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?

    A. Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp.
    B. Ngành công nghiệp ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
    C. Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa.
    D. Cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.

    Câu 3. Các nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới?

    A. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, LB Nga.
    B. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Đức.
    C. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Hoa Kì.
    D. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Pháp.

    Câu 4. Đặc điểm của than nâu không phải là

    A. rất giòn.
    B. không cứng.
    C. nhiều tro.
    D. độ ẩm cao.

    Câu 5. Trung tâm công nghiệp có vai trò nào sau đây?

    A. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
    B. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
    C. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.
    D. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.

    Câu 6. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

    A. Điểm công nghiệp.
    B. Khu công nghiệp tập trung.
    C. Trung tâm công nghiệp.
    D. Vùng công nghiệp.

    Câu 7. Ngành dịch vụ có đặc điểm nào sau đây?

    A. Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.
    B. Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn và hợp tác hóa cao.
    C. Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống, chuỗi liên kết sản xuất.
    D. Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.

    Câu 8. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến sức mua, nhu cầu dịch vụ?

    A. Trình độ phát triển kinh tế.
    B. Quy mô và cơ cấu dân số.
    C. Mức sống và thu nhập thực tế.
    D. Phân bố và mạng lưới dân cư.

    Câu 9. Ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là

    A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.
    B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.
    C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.
    D. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.

    Câu 10. Sự phát triển của ngành đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển

    A. thông tin liên lạc.
    B. sản phẩm nông nghiệp.
    C. các loại than.
    D. dầu mỏ, khí đốt.

    Câu 11. Liên minh Viễn thông Quốc tế viết tắt là

    A. UPU.
    B. WTO.
    C. ITU.
    D. IMB.

    Câu 12. Các quốc gia/khu vực nào sau đây có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới?

    A. Các nước EU, Hoa Kì, Ca-na-đa.
    B. Các nước EU, Hoa Kì, Bra-xin.
    C. Các nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản.
    D. Các nước EU, Hoa Kì, Hàn Quốc.

    Câu 13. Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là

    A. WB.
    B. IMF.
    C. ATM.
    D. WTO.

    Câu 14. Ngân hàng Thế giới có trụ sở ở quốc gia nào sau đây?

    A. Hoa Kì.
    B. Anh.
    C. Nhật Bản.
    D. Đức.

    Câu 15. Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là

    A. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Xin-ga-po.
    B. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Phran-phuốc.
    C. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Niu Đê-li.
    D. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải.

    Câu 16. Hoạt động cơ bản của thị trường tuân theo quy luật

    A. cung-cầu.
    B. cạnh tranh.
    C. tương hỗ.
    D. trao đổi.

    Câu 17. Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là

    A. giá trị xuất khẩu : giá trị nhập khẩu.
    B. giá trị xuất khẩu x giá trị nhập khẩu.
    C. giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu.
    D. giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu.

    Câu 18. Bằng phát minh sáng chế của các nhà bác học được mua để sử dụng có thể xem là

    A. chất xám.
    B. tiền tệ.
    C. hàng hóa.
    D. thương mại.

    Câu 19. Hoạt động nội thương bị hạn chế ở

    A. các quốc gia phát triển, quốc gia ở châu Phi.
    B. quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị.
    C. các nước công nghiệp mới hoặc phát triển.
    D. các quốc gia đang phát triển, khu vực châu Á.

    Câu 20. Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được?

    A. Khoáng sản.
    B. Thực vật.
    C. Đất đai.
    D. Động vật.

    Câu 21. Loại tài nguyên nào sau đây có thể tái tạo?

    A. Than đá.
    B. Dầu mỏ.
    C. Thực vật.
    D. Quặng sắt.

    Câu 22. Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong lối sốnglà

    A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.
    B. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
    C. sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
    D. chế tạo công nghệ mới và công nghệ cao.

    Câu 23. Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển

    A. tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.
    B. tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ.
    C. sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.
    D. sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.

    Câu 24. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?

    A. La Hay.
    B. New York.
    C. Luân Đôn.
    D. Rio de Janero.

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế.

    Câu 2 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu sau:

    KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI Ở NƯỚC TA, NĂM 2020

    Phương tiện vận tải Khối lượng vận chuyển(nghìn tấn) Khối lượng luân chuyển(triệu tấn.km)
    Đường sắt 5216,3 3818,9
    Đường bộ 1307877,1 75162,9
    Đường sông 244708,2 51630,3
    Đường biển 69639,0 152277,2
    Đường hàng không 272,4 528,4
    Tổng số 1627713,0 283417,7

    Dựa vào bảng số liệu, em hãy tính cự li vận chuyển hàng hoá trung bình của các phương tiện vận tải nước ta, năm 2020 và nhận xét.

    1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Địa lí 10

    I. TRẮC NGHIỆM

    (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

    1-D 2-D 3-C 4-A 5-C 6-B 7-C 8-C
    9-D 10-D 11-C 12-C 13-B 14-A 15-D 16-A
    17-D 18-C 19-B 20-A 21-C 22-B 23-A 24-D

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1 (1,5 điểm):

    Vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế

    – Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Ở nhiều quốc gia, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

    – Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    – Sản phẩm công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác và là những mặt hàng xuất khẩu.

    – Tác động đến xã hội: giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập; cải thiện đời sống văn hóa, văn minh cho người dân,…

    – Góp phần củng cố an ninh quốc phòng cho đất nước.

    Câu 2 (2,5 điểm).

    – Theo đó công thức:

    Cự ly vận chuyển trung bình = Khối lượng luân chuyển/Khối lượng vận chuyển (km).

    – Từ công thức, ta tính được bảng sau:

    Phương tiện vận tải Cự ly vận chuyển trung bình (km)
    Đường sắt 732,1
    Đường bộ 57,5
    Đường sông 211,0
    Đường biển 2186,7
    Đường hàng không 1939,8
    Tổng số 174,1

    – Nhận xét

    + Cự ly vận chuyển của các phương tiện vận tải khác nhau, cao nhất là đường biển (2186,7km), đường hàng không (1939,8km), đường sắt, đường sông và đường bộ.

    + Khối lượng vận chuyển không giống nhau giữa các phương tiện vận tải. Cao nhất là đường bộ (1307877,1 nghìn tấn), đường sông (244708,2 nghìn tấn), đường biển, đường sắt và đường hàng không.

    + Khối lượng luân chuyển khác nhau giữa các phương tiện vận tải. Cao nhất là đường biển (152277,2 triệu tấn.km), đường bộ (75162,9 triệu tấn.km), đường sông, đường sắt và đường hàng không.

    1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Địa lí 10

    STT TÊN BÀI NB TH VD VDC
    TN TL TN TL TN TL TN TL

    1

    Cơ cấu, vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

    1

    1

    1

    2

    Địa lí các ngành công nghiệp

    1

    1

    3

    Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp đến môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

    1

    1

    4

    Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

    1

    1

    5

    Địa lí ngành giao thông vận tải

    1

    1

    1

    6

    Địa lí ngành bưu chính viễn thông

    2

    7

    Địa lí ngành thương mại

    2

    1

    1

    8

    Địa lí ngành du lịch và tài chính – ngân hàng

    2

    1

    9

    Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

    2

    1

    10

    Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

    1

    1

    TỔNG

    14

    8

    1

    2

    1

    2. Đề thi học kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo – Đề 2

    2.1 Đề thi học kì 2 Địa lý 10

    PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

    Câu 1. Sản phẩm của ngành công nghiệp có mục đích gì?

    A. Chỉ để phục vụ cho ngành công nghiệp.
    B. Chỉ để phục vụ cho ngành dịch vụ.
    C. Chủ yếu phục vụ xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ.
    D. Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

    Câu 2. Hoạt động công nghiệp nào sau đây không cần nhiều lao động?

    A. Thực phẩm.
    B. Thuỷ điện.
    C. Dệt – may.
    D. Giày – da.

    Câu 3. Sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học có đặc điểm gì?

    A. Chứa ít hàm lượng khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
    B. Khá đa dạng và được ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế khác.
    C. Nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của các nước đang phát triển.
    D. Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ ngành nông nghiệp.

    Câu 4. Than An-tra-xít không có đặc điểm nào sau đây?

    A. Độ ẩm cao và có lưu huỳnh.
    B. Có độ bền cơ học cao.
    C. Chuyên chở không bị vỡ vụn.
    D. Khả năng sinh nhiệt lớn.

    Câu 5. Nguồn sản xuất điện nào sau đây không phải là nguồn năng lượng tái tạo?

    A. Năng lượng từ gió.
    B. Năng lượng từ Mặt Trời.
    C. Năng lượng từ than, dầu mỏ.
    D. Năng lượng từ thuỷ triều.

    Câu 6. Các hoạt động của sản xuất công nghiệp có tác động tiêu cực nào sau đây đến môi trường tự nhiên?

    A. Sử dụng công nghệ hiện đại dự báo, khai thác hợp lí tài nguyên.
    B. Tạo ra máy móc khai thác hợp lí nguồn tài, bảo vệ môi trường.
    C. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
    D. Tạo môi trường mới, góp phần cải thiện chất lượng môi trường.

    Câu 7. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm phân bố, thu hút vốn đầu tư và hội nhập quốc tế?

    A. Đặc điểm dân số.
    B. Thị trường.
    C. Điều kiện tự nhiên.
    D. Vị trí địa lí.

    Câu 8. Về kinh tế, ngành dịch vụ không có vai trò nào sau đây?

    A. Tăng thu nhập quốc dân, thu nhập của các cá nhân trong xã hội.
    B. Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường.
    C. Thúc đẩy sự phân công lao động và hình thành cơ cấu lao động.
    D. Các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt.

    Câu 9. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, đặc biệt là bằng đường bộ?

    A. Quy mô, cơ cấu dân số.
    B. Trình độ phát triển kinh tế.
    C. Truyền thống, phong tục tập quán.
    D. Phân bố dân cư, đô thị.

    Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành vận tải đường biển?

    A. Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển.
    B. Là loại hình vận chuyển hàng hóa quốc tế.
    C. Khối lượng luân chuyển hàng hóa rất lớn.
    D. Sự phát triển luôn gắn chặt với nội thương.

    Câu 11. Ngày Bưu chính thế giới là

    A. 9 – 11.
    B. 9 – 10.
    C. 9 – 12.
    D. 9 – 8.

    Câu 12. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông giữa các nước là gì?

    A. Bình quân máy điện thoại trên 100 dân.
    B. Bình quân máy điện thoại trên 150 dân.
    C. Bình quân máy điện thoại trên 200 dân.
    D. Bình quân máy điện thoại trên 250 dân.

    Câu 13. Nguyên nhân nào sau đây làm cho thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ?

    A. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.
    B. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
    C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
    D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.

    Câu 14. Khâu tất yếu của quá trình sản xuất là gì?

    A. Nhập khẩu.
    B. Thương mại.
    C. Nội thương.
    D. Ngoại thương.

    Câu 15. Hiện nay, những đồng tiền nào sau đây trở thành ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới?

    A. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức.
    B. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Frăng Pháp.
    C. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật.
    D. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, Đô la Xin-ga-po.

    Câu 16. Năm 2020, trị giá xuất nhập khẩu chiếm bao nhiêu % giá trị GDP của thế giới?

    A. 42,2%.
    B. 52,2%.
    C. 62,2%.
    D. 72,2%.

    Câu 17. Ngân hàng Thế giới là tổ chức tài chính quốc tế cung cấp những khoản vay nhằm mục đích nào sau đây?

    A. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu.
    B. Thúc đẩy kinh tế cho các nước.
    C. Tạo thuận lợi thương mại quốc tế.
    D. Bảo đảm sự ổn định tài chính.

    Câu 18. Các quốc gia có ngành du lịch phát triển và thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan thường tập trung ở khu vực

    A. Mỹ Latinh.
    B, châu Phi.
    C. Châu Âu.
    D. Nam Á.

    Câu 19. Ngân hàng Thế giới có trụ sở ở quốc gia nào sau đây?

    A. Anh.
    B. Đức.
    C. Nhật Bản.
    D. Hoa Kì.

    Câu 20. Để hạn chế cạn kiệt nguồn tài nguyên hoá thạch thì con người cần phải làm gi?

    A. Ngừng khai thác.
    B. Khai thác hợp lí.
    C. Tìm kiếm nguồn tài nguyên hóa thạch ở quốc gia khác.
    D. Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu khoáng sản.

    Câu 21. Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là môi trường nào?

    A. Môi trường tự nhiên.
    B. Môi trường nhân tạo.
    C. Môi trường xã hội.
    D. Môi trường địa lí.

    Câu 22. Hoạt động nào sau đây gần gũi đối với học sinh trong việc bảo vệ môi trường?

    A. Thường xuyên vệ sinh trường, lớp.
    B. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường cấp Quốc gia.
    C. Tham gia ngày hội môi trường.
    D. Truyền thông về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.

    Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ôdôn là gì?

    A. Tác động của các trận bão lớn, áp thấp nhiệt đới và hoạt động sản xuất.
    B. Sự suy giảm diện tích rừng, phát triển nông nghiệp xanh, khai thác than.
    C. Việc phát thải các khí gây hại trong sản xuất và sinh hoạt của con người.
    D. Hoạt động phun trào của núi lửa, trong tự nhiên xuất hiện nhiều thiên tai.

    Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng với tăng trưởng xanh?

    A. Tăng năng lực cạnh tranh nhờ áp dụng khoa học – công nghệ.
    B. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
    C. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phát triển nông nghiệp.
    D. Giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (1,5 điểm).

    a. Em hãy trình bày quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

    b. Nêu đặc điểm, vai trò của điểm công nghiệp.

    Câu 2 (2,5 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ cơ cấu theo chiều dài đường ô tô, đường sắt trên thế giới năm 2019. Từ đó, rút ra nhận xét.

    CƠ CẤU THEO CHIỀU DÀI ĐƯỜNG Ô TÔ, ĐƯỜNG SẮT TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2019

    (Đơn vị: %)

    Châu lục

    Châu Á

    Châu Âu

    Châu Đại Dương

    Châu Mỹ

    Châu Phi

    Tỉ lệ theo chiều dài đường ô tô

    42,1

    17,7

    2,6

    29,8

    7,8

    Tỉ lệ theo chiều dài đường sắt

    32,8

    20,7

    2,9

    36,9

    6,7

    2.2 Ma trận đề thi học kì 2 Địa lí 10

    STT

    TÊN BÀI

    NB

    TH

    VD

    VDC

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    1

    Cơ cấu, vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

    1

    1

    2

    Địa lí các ngành công nghiệp

    1

    1

    3

    Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp đến môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

    1

    1

    1

    4

    Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

    1

    1

    5

    Địa lí ngành giao thông vận tải

    1

    1

    1

    6

    Địa lí ngành bưu chính viễn thông

    2

    7

    Địa lí ngành thương mại

    2

    1

    1

    8

    Địa lí ngành du lịch và tài chính ngân hàng

    2

    1

    9

    Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

    2

    1

    10

    Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

    1

    1

    TỔNG

    14

    8

    1

    2

    1

    …………

    Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Địa lí 10

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *