TOP 11 Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi cuối học kì 2 năm 2023 – 2024.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Bộ đề thi học kì 2 HĐTN, HN 6 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi môn Ngữ văn, Toán. Vậy chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 – 2024
1. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức
1.1. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
PHÒNG GD & ĐT TP ….. TRƯỜNG THCS….. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II |
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Việc làm nào sau đây không nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?
A. Lắng nghe suy nghĩ để thấu hiểu vấn đề.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau
C. Quát mắng, tranh cãi gay gắt
D. Góp ý chân thành, quan tâm.
Câu 2: Em trai của Tùng dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử nên thường xuyên sao nhãng học hành và việc nhà đã được phân công. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?
A. Khuyên bảo em trai tập trung và việc học và cùng giúp việc nhà cho bố mẹ
B. Quát mắng em trai vì đã chơi điện tử.
C. Tranh cãi gay gắt với em trai.
D. Tỏ thái độ thờ ơ với em trai.
Câu 3: Có bạn cho rằng: Công việc nhà là việc của người lớn, không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
A. Không đồng ý, vì việc nhà có thể lựa chọn làm phù hợp với lứa tuổi.
B. Đồng ý với ý kiến trên.
C. Lứa tuổi học sinh cần có sự giúp đỡ của người lớn.
D. Chỉ làm những việc mình thích.
Câu 4: Ý nghĩa của việc chủ động, tự giác làm việc nhà:
A. rèn luyện đức tính chăm chỉ, lao động
B. trách nhiệm với gia đình
C. thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, yêu thương người thân.
D. tất cả các ý nghĩa trên.
Câu 5: Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định
Câu 6: Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hà lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh. Em thấy Hà là người như thế nào?
A. Hà là người sống tình cảm, có trách nhiệm
B. Hà là người không biết nghĩ
C. Hà là người vô tâm
D. Hà là người làm bất đắc dĩ.
Câu 7: Có những cách nào em có thể vận động được gia đình, người quen ủng hộ cho dự án vì cộng đồng?
A. Nhắc nhở họ một cách gay gắt rằng đây là việc nên làm
B. Đưa ra ví dụ về những việc nhỏ đơn giản hằng ngày họ có thể làm được cũng sẽ giúp cho cộng động phát triển hơn
C. Đe dọa họ nếu như không làm thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống
D. Uy hiếp họ rằng cộng đồng sẽ lên án nếu như họ không làm
Câu 8: Hiểu được những độc tố có trong pin sẽ làm ảnh hưởng tới sức khẻ con người nếu bị vứt bừa bãi, thải ra ngoài môi trường, Hiếu đã vận động gia đình mình thu gom pin đã sử dụng. Theo em, việc làm của Hiếu có ý nghĩa gì?
A. Giúp giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường sống
B. Giúp cho mọi người trong gia đình đều ý thức được tác hại từ pin
C. Không có ý nghĩa gì cả
D. Cả A và B đúng
Câu 9: Những món quà tái chế từ vỏ chai nhựa được các bạn lớp 6A làm sẽ được gửi đi làm quà cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?
A. Giảm ô nhiễm môi trường và rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người
B. Không có ý nghĩa gì cả
C. Kiếm thêm tiền từ việc làm quà tặng
D. Làm hạ nhân phẩm của các bạn.
Câu 10: Trên đường đi học về, bé N được mẹ mua sữa cho uống. Sau khi uống xong, em không thả vỏ hộp sữa xuống đường hay vứt vào vỉa hè mà tiếp tục cầm trên tay. Về đến nhà em mới vứt vỏ hộp vào thúng rác trước cửa. Theo em, N là một cô bé như thế nào?
A. N rất ngoan.
B. N rất có ý thức bảo vệ môi trường.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 11: Cả gia đình chuẩn bị đi chùa vào đầu năm mới, mẹ nhắc hai chị em mặc áo dài, nhưng chị gái em không thích mặc và chọn mặc áo, váy ngắn. Em sẽ làm như thế nào trong tình huống này?
A. Mặc kệ không quan tâm vì dù sao cũng là sở thích của chị.
B. Khuyên chị nên lựa chọn trang phục kín đáo, nhã nhặn vì chùa là nơi linh thiêng.
C. Xuống mách với mẹ để mẹ xử lí.
D. Mang thêm một bộ đồ khác đề phòng trường hợp chị muốn thay.
Câu 12: Em làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
A. không tham gia các hoạt động
B. chỉ tham gia lễ hội yêu thích
C. tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia
D. tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội
Câu 13: Em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?
A. Vứt rác bừa bãi
B. Vẽ tranh hoặc tự hào khi giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên
C. Thái độ thờ ơ
D. Ngại ngùng khi giới thiệu về cảnh quan.
Câu 14: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường?
A. Thờ ơ, không quan tâm.
B. Giả vờ không nhìn thấy.
C. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 15: Biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào tới cong người?
A. Làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp,…
B. Tác động xấu tới sức khoẻ con người
C. Làm tăng tốc độ sinh trưởng của các khoại vi khuẩnm côn trùng
D. Tất cả những tác động trên
Câu 16: Em đã làm thế nào để làm giảm biến đổi khí hậu?
A. Trông nhiều cây xanh
B. Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
C. tuyên truyền mọi người trồng rừng và không sử dụng túi nilong,…
D. Tất cả những việc làm trên.
Câu 17: Đâu là nghề truyền thống của Việt Nam?
A. Thủ công mỹ nghệ
B. Làm trống
C. Làm muối
D. Cả 3 ý trên
Câu 18: Một trong những công việc của nghề trồng trọt là gì?
A. Nhổ cỏ
B. Bón phân
C. Cuốc đất
D. Cả 3 ý trên
Câu 19: Nghề truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là gì?
A. Dệt vải
B. Thêu
C. Làm gốm
D. Làm hương
Câu 20: Bất cứ người làm nghề nào đều cần có phẩm chất gì?
A. Chăm chỉ
B. Kiên trì
C. Trung thực
D. Cả 3 ý trên
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (2đ) Quê hương em có những cảnh quan nào? Chia sẻ với các bạn về cảnh quan thiên nhiên mà em yêu thích
Câu 2: (2đ) Những biểu hiện của biến đổi khí hậu? Tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người. Em làm được những việc gì để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu?
Câu 3: (1đ) Giới thiệu về một số làng nghề truyền thống? Chia sẻ những điều học hỏi được và cảm xúc về làng nghề truyền thống?
1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
B |
A |
B |
D |
A |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
B |
D |
B |
C |
D |
D |
D |
D |
C |
D |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu |
HDC |
Thang điểm |
1
|
Quê hương em có những cảnh quan: biển, sông, đồi núi, cánh đồng lúa… Chia sẻ với các bạn trong nhóm về cảnh quan thiên nhiên mà em yêu thích: biển, đồng lúa… |
2đ |
2
|
Biến đổi khí hậu: trái đất ngày càng nóng lên, băng tuyết ở Bắc cực, nam cực tan ra, môi trường ô nhiếm, hạn hán, lũ lụt… Những việc nên làm: – Trồng và chăm sóc cây xanh + Bảo vệ rừng + Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm bớt khí thải. + Vứt rác đúng nơi quy định Những việc không nên làm: + Đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi. + Lãng phí điện, nước. + Sử dụng nhiều túi nilon + Chặt phá cây rừng. … Em làm được những việc để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu: – Bảo vệ rừng. – Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm bớt khí thải. – Vứt rác đúng nơi quy định |
2đ |
3 |
– Giới thiệu về một số làng nghề truyền thống: nghề đan, nghề làm gốm, nghề làm bánh tráng, nghề làm chiếu…. – Chia sẻ những điều học hỏi được và cảm xúc về làng nghề truyền thống: trau dồi thêm kiến thức về làng nghề của nước ta, qua đó học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống. |
1đ |
1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
TT |
Chủ đề |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỷ lệ |
Tổngđiểm |
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
||
1 |
Chủ đề 5: Em với gia đình. |
2 câu |
1 câu |
2 câu |
1 câu |
6 câu |
1,5 điểm |
|||||
2 |
Chủ đề 6: Em với cộng đồng |
3 câu |
1câu |
1 câu |
1 câu |
6 câu |
1,5 điểm |
|||||
3 |
Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường |
1 câu |
3 câu |
½ câu |
1 câu |
½ câu |
1 câu |
5 câu |
2 câu |
4,25 điểm |
||
4 |
Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp |
2 câu |
1 câu |
½ câu |
½ câu |
3 câu |
1 câu |
2,75 điểm |
||||
Tổng |
8 câu |
6 câu |
1 câu |
4 câu |
½ câu |
2 câu |
1,5 câu |
20 câu |
3 câu |
10 điểm |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
50% |
50% |
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100% |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
TT |
Nội dung Kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kỹ năngcần kiểm tra đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận biết |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
CHỦ ĐỀ 5: “Em với gia đình |
Giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong gia đình |
– Thông hiểu: Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình trong việc tham gia lao động tại gia đình của mình, việc sắp xếp thời gian để tham gia lao động tại gia đình – Vận dụng:Vận dụng để giải quyết tình huống |
1 |
1 |
||
Em làm việc nhà |
– Nhận biết: lắng nghe tích cực từ người thân – Vận dụng cao: giải quyết tình huống |
1 |
1 |
||||
2 |
CHỦ ĐỀ 6“ Em với cộng đồng” |
Thiết lập quan hệ với cộng đồng |
– Nhận biết: Thế nào là giao tiếp ứng xử có văn hóa, – Thông hiểu: Những hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt. |
1 |
1 |
||
Em tham gia hoạt động thiện nguyện |
– Vận dụng: giải quyết tình huống – Vận dụng cao:Giải quyết được tình huống |
1 |
1 |
||||
Hành vi có văn hóa nơi công cộng. |
– Nhận biết: hiểu những giá trị của truyền thống quê hương |
2 |
|||||
Truyền thống quê em |
|||||||
3 |
CHỦ ĐỀ 7 “ Em với thiên nhiên và môi trường” |
Khám phá cảnh quan thiên nhiên |
Thông hiểu:những dấu hiệu gây ảnh hưởng đến môi trường các cách khắc phục Vận dụng: Giới thiệu được một cảnh quan đẹp, nêu được cảm xúc của bản than và cách bảo vệ cảnh quan thiên nhiên |
2,5 |
1,5 |
||
Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên |
Nhận biết:Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính Thông hiểu: Những hoạt động không gây ra hiệu ứng nhà kính. Vận dụng cao:Nêu được một vài biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. |
1 |
1 |
1 |
|||
Ứng phó với biến đổi khí hậu |
|
||||||
4 |
CHỦ ĐỀ 8 “ Khám phá thế giới nghề nghiệp” |
Thế giới nghề nghiệp quanh ta |
Nhận biết:Đặc trưng nghề ở địa phương Thông hiểu: cách thức thu thập tìm hiểu nghề ở địa phương. Vận dụng cao: biết chia sẻ những đặc trưng của nghề |
1 |
2,5 |
1/2 |
|
Khám phá nghề truyền thống ở nước ta |
|
||||||
Trải nghiệm nghề truyền thống |
|
||||||
Tổng |
7 |
8 |
4,5 |
3,5 |
2. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều
2.1. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
PHÒNG GD&ĐT………. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II |
I. Phần trắc nghiệm (3đ)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1 (Biết): Nguyên liệu nào để làm ra chiếc trống ở làng nghề truyền thống Đọi Tam –Hà Nam?
A. Da trâu và gỗ lim
B. Da bò và gỗ lim
C. Da trâu và gỗ mít
Câu 2 (Biết): Trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên là gì?
A. Con người cần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên
B. Khai thác thiên nhiên bừa bãi.
C. Làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên.
Câu 3 (Biết): Việc nào nên làm để có 1 mùa hè “vui- an toàn”?
A. Đi bơi mà không có sự cho phép của người lớn.
B. Giúp đỡ mọi người trong gia đình, học tập và vui chơi theo kế hoạch.
C. Chơi điện tử
Câu 4 (Hiểu): An toàn lao động là:
A. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân mà không cần quan tâm đến mọi người xung quanh.
B. Là làm việc nhanh chóng bằng mọi cách để đạt được nhiều sản phẩm nhất.
C. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.
Câu 5 (Hiểu): Nhận định nào dưới đây đúng với thông điệp “5K” theo khuyến cáo của Bộ y tế?
A. Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế.
B. Khách khứa, khử khuẩn, khẩu trang, khắc phục, khiêm tốn.
C. Khai báo, khử khuẩn, khẩu trang, khách khứa, khoảng cách.
Câu 6 (Vận dụng): Mùa hè em được ba mẹ cho đi tắm biển. Trong lúc tắm biển ở đó em thấy có bạn nhỏ vứt túi nilon ra biển. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Coi như không biết và lờ đi.
B. Khuyên bạn nhỏ đó vứt rác vào thùng rác để bảo vệ biển.
C. Khuyên bạn nhỏ đó tiếp tục vứt rác ra biển.
II. Phần tự luận: 7 điểm
Câu 1: (3đ) Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đôi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đỗ đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!
a. Theo em, suy nghĩ của các bạn là đúng hay sai? Tại sao?
b. Em có thể học tập được điều gì ở Bình?
Câu 2: (4đ)
Năm học sắp kết thúc, em có những dự định gì cho kì nghỉ hè của mình? Hãy xây dựng kế hoạch để chia sẻ với mọi người về kì nghỉ hè sắp tới của em.
STT | Nội dung công việc | Chuẩn bị | Thời gian thực hiện (dự kiến) | Cách thức thực hiện | Điều chỉnh (nếu có) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | C | 0,5 điểm |
Câu 2 | A | 0,5 điểm |
Câu 3 | B | 0,5 điểm |
Câu 4 | C | 0,5 điểm |
Câu 5 | A | 0,5 điểm |
Câu 6 | B | 0,5 điểm |
Tổng | 3 điểm |
II. Phần tự luận
Câu 1: (3đ) Học sinh trả lời đảm bảo các ý sau:
a. Theo em, suy nghĩ của các bạn là không đúng (1đ)
Vì nghề làm lồng đèn cũng là một nghề truyền thống và là truyền thống tốt đẹp của gia đình nhà bạn Bình. Vì vậy, việc bạn Bình yêu và tự hào về nghề làm lồng đèn là đúng đắn. Các bạn khác không được phép chế giễu, coi thường nghề truyền thống của gia đình bạn. (1đ)
b. Điều em học tập được ở bạn Bình: Luôn giữ gìn, kế thừa và phát huy nghề truyền thống của gia đình, quê hương mình.(1đ)
Câu 2: (4đ)
Yêu cầu:
- Học sinh biết lập kế hoạch thời gian nghỉ hè của mình. Tùy sở thích, điều kiện của mỗi HS, giáo viên cần có sự trân trọng những kế hoạch của các em. Tuy nhiên kế hoạch đưa ra phải mang tính giáo dục, có khả năng thực hiện.
- Mỗi nội dung công việc được xây dựng đầy đủ hợp lý (1đ). HS xây dựng tối thiểu 3 nội dung công việc khoa học, hợp lý được điểm tối đa.
GV: Sau khi kết thúc hoạt động, giáo viên cần nhận xét, đánh giá ý thức chuẩn bị, tham gia thực hiện các nhiệm vụ của học sinh. Khi đánh giá học sinh, cần kết hợp các hoạt động HS đã làm để đánh giá với sự trân trọng những sáng tạo cá nhân của các em, tránh áp đặt cứng nhắc.
2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
I. Mục đích kiểm tra, đánh giá:
1. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức và kĩ năng đã học, biết cách vận dụng vào thực tế (chủ đề 7,8,9).
- GV nắm được tình hình học tập của học sinh, trên cơ sở đó có sự đánh giá đúng quá trình dạy học và có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
2. Năng lực cần hướng tới:
– Năng lực tự học và tự chủ:
- Biết lập kế hoạch tự học, tự tìm kiếm kiến thức trong sách vở, thông qua sách báo và các nguồn tư liệu khác nhau để hoàn thành kế hoạch học tập và đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra.
- Biết tự đánh giá khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình.
– Năng lực giải quyết vấn đề: Tiếp nhận nhiệm vụ, phát hiện giải quyết vấn đề, lựa chọn những giải pháp phù hợp.
– Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng tiếng Việt thành thạo, chuẩn mực để viết đoạn văn hoặc chia sẻ những suy nghĩ của bản thân.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được kế hoạch hoạt động hè phù hợp với nhu cầu, khả năng, điều kiện của bản thân.
3. Phẩm chất:
– Yêu nước: lòng tự hào về các ngành nghề, nhất là nghề truyền thống cả dân tộc.
– Nhân ái: yêu thiên nhiên, quan tâm đến mọi người xung quanh, trân trọng những công việc khác nhau trong xã hội.
– Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu, bảo vệ, phát huy giá trị của các ngành nghề, nhất là nghề truyền thống; tôn trọng các lao động nghề nghiệp khác nhau. Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ của bản thân và mọi người; biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
– Trung thực:
- Nêu ra những mong muốn thực sự của bản thân trong kì nghỉ hè, lập và thực hiện đúng kế hoạch hè của bản thân.
- Trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.
- Trung thực, tự giác trong kiểm tra, thi cử.
– Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
Gv nghiên cứu tài liệu, phô tô đề kiểm tra.
2. Học sinh
H/s: ôn bài cũ theo hướng dẫn của giáo viên: chuẩn bị bút, thước,…
III. Tiến trình kiểm tra:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Ma trận
Cấp độ Tên chủ đề |
Đơn vị kiến thức | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |||||
Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta |
Nhận biết được trách nhiệm của con người với thiên nhiên, xây dựng ý thức bảo vệ thiên nhiên và cộng đồng xung quanh. |
Câu 2 |
Câu 6 |
2 câu |
||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: |
1 0,5 5% |
1 0,5 5% |
2 câu 1 điểm 10% |
|||
Chủ đề 8: Con đường tương lai |
– Nguyên liệu, công cụ làm nên những sản phẩm nghề truyền thống. – Hiểu được những giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với các ngành nghề khác nhau. – Có hiểu biết về an toàn lao động. |
Câu 1 |
Câu 4 |
Câu 1 (TL) |
||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: |
|
1 0,5 5% |
1 0,5 5% |
1 3 30% |
|
3 câu 4 điểm 40% |
Chủ đề 9 Chào mùa hè |
– Phát hiện sở thích, khả năng của bản thân và biết lập kế hoạch để thực hiện, phát huy những sở thích, khả năng đó. – Biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân trước các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tính mạng. |
Câu 3 |
Câu 5 |
Câu 2 (TL) |
||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: |
|
1 câu 0,5 điểm 5% |
1 câu 0,5 điểm 5% |
|
1 câu 4 điểm 40% |
3 câu 5 điểm 50% |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
|
3 câu 1,5 điểm 15%
|
2 câu 1,0 điểm 10% |
2 câu 3,5 điểm 35% |
1 câu 4 điểm 40% |
8 câu 10 điểm 100% |
3. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Chân trời sáng tạo
3.1. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
Trường THCS ……. |
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM 2023 – 2024 |
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Học sinh chọn 1 phương án trả lời đúng (A hoặc B hoặc C hoặc D) rồi ghi vào bảng bên dưới phần bài làm.
Câu 1. Cho các hành vi sau:
1. Giúp đỡ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật khi lên xuống tàu, xe, qua đường.
2. Xả rác bừa bãi, cười nói ầm ĩ nơi công cộng.
3. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự nơi công cộng.
4. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh nơi công cộng.
5. Chen lấn, xô đẩy người khác để nhanh đến lượt hoặc chiếm chỗ của người khác khi xếp hàng chờ.
Những hành vi thể hiện nếp sống văn hóa, quy tắc, quy định nơi công cộng là
A. 1,2,3.
B. 2,3,4.
C. 1,3,4.
D. 2,4,5.
Câu 2. Những hành vi ứng xử nào không đúng nơi công cộng?
A. Cười nói đủ nghe nơi đông người.
B. Xếp hàng theo thứ tự nơi công cộng.
C. Giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên nơi công cộng.
D. Chen lấn, xô đẩy nhau nơi công cộng.
Câu 3. M. đang ngồi ở trạm chờ xe buýt thì có một bà cụ xuất hiện. Vì đã hết chỗ ngồi nên bà chỉ có thể đứng chờ xe. M. đeo tai nghe, cúi mặt xuống để giả vờ không nhìn thấy bà cụ? Em có đồng tình với hành động của M. không?
A. Không đồng tình vì hành động của M. thể hiện sự thiếu tôn trọng, không biết giúp đỡ người lớn tuổi.
B. Đồng tình vì số lượng ghế có hạn, ai đến trước thì người đó ngồi trước.
C. M. làm như vậy là đúng vì M. đã ngồi trước đó.
D. M. làm như vậy là đúng, vì coi như không nhìn thấy bà cụ.
Câu 4. Nếu khoảng cách nói chuyện giữa em và bạn hơi xa nhau, em cần:
A. tiến lại gần bạn hơn để nói.
B. hét lên để bạn nghe thấy.
C. nói thật to để bạn nghe thấy.
D. dùng loa nói để bạn nghe thấy.
Câu 5. Nhận được điện thoại khi đang ngồi với nhóm bạn, em nên làm gì?
A. Nói chuyện bật video tại đó.
B. Nói chuyện tại đó với âm lượng vừa phải.
C. Nói chuyện cười đùa thật lớn tại đó.
D. Đi ra chỗ khác để trò chuyện.
Câu 6. Phẩm chất yêu cầu của người làm nghề truyền thống là:
A. Thận trọng và tuân thủ quy định.
B. Có trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác với mọi người trong công việc.
C. Trân trọng lao động và sản phẩm của lao động.
D. Tất cả các yêu cầu trên.
Câu 7. Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?
A. Vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. Vì họ giúp đỡ khi ta cần.
C. Vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
D. Vì họ luôn làm theo sở thích của ta.
Câu 8. Ý nghĩa của các việc làm để giữ gìn nghề truyền thống:
A. Định hướng nghề nghiệp cho HS, đồng thời góp phần phân luồng HS cũng như phát triển nghề truyền thống.
B. Giúp hồi sinh cho các làng nghề truyền thống, tạo ra những thay đổi, thích ứng phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
C. Đảm bảo thu nhập, tương lai cho người lao động và làng nghề.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9. Nghề không phải nghề truyền thống là:
A. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ.
B. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên, Hà Nội.
C. Nghề lập trình thiết kế các trò chơi qua mạng Internet.
D. Nghề làm nón làng Chuông ở Thanh Oai, Hà Nội.
Câu 10. Một số thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:
A. Xâm nhập mặn, sạt lở đất.
B. Lũ quét, sạt lở đất, mưa đá.
C. Bão, cháy rừng, xâm nhập mặn.
D. Động đất, núi lửa phun trào.
Câu 11. Dấu hiệu trời sắp mưa, bão:
A. Bầu trời quang đãng, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió kéo dài vài ngày.
B. Xuất hiện mây vẫn vũ như nếp nhăn, tích tụ phía cuối chân trời. Trên lớp mây này thường có quầng mây xuất hiện, tây cứ thấp dần, dày, đen dần, bay nhanh và ngày càng nhiều.
C. Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, hướng chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Đối với vùng ven biển nước ta, trước khi bão tới thường xuất hiện chóp ở hướng Đông – Nam.
D. Tất cả các dấu hiệu trên.
Câu 12. Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước ta?
A. Cồng chiêng Tây Nguyên.
B. Dân ca quan họ Bắc Ninh.
C. Vườn quốc gia Cát Tiên.
D. Cố đô Huế.
PHẦN II: TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 13. (2,0 điểm)
a. Đọc câu chuyện của T. và trả lời câu hỏi.
Bố của T. là nhân viên quét rác. Mỗi buổi sáng bố thường chở T. đến trường với bộ đồ của nhân viên quét rác. Một số bạn trong lớp xì xào về công việc của bố T. Mặc dù vậy, T. vẫn luôn tự hào về công việc của bố. Nhờ công việc ấy mà bố có thể lo toan cuộc sống cho gia đình. Hơn nữa, sự tận tụy của bố có thể giúp môi trường sạch đẹp hơn.
– Vì sao T. tự hào về công việc của bố?
– Nếu là T. em sẽ ứng xử như thế nào với nhóm bạn xì xào về công việc của bố mình?
b. Bố, mẹ, người thân em làm nghề gì? Em thể hiện sự trân quý nghề của bố, mẹ, người thân như thế nào?
Câu 14. (2,0 điểm)
a. Sạt lở đất là hiện tượng đất bị sạt, trượt do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy. Khi có dấu hiệu của sạt lở đất, em nên làm gì để đảm bảo an toàn?
b. Em và người thân cần thực hiện những biện pháp và việc làm nào để giảm thiểu biến đổi khí hậu?
3.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 điểm): Mỗi phương án trả lời đúng được 0,5đ.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
D |
A |
A |
D |
D |
C |
D |
C |
B |
D |
C |
PHẦN II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
13 (2 điểm) |
a. – Tự hào về công việc của bố vì: nhờ có công việc ấy bố có thể lo toan cuộc sống cho gia đình. Với sự tận tuỵ của bố có thể giúp môi trường sạch đẹp hơn. – Nếu có người bàn tán về công việc của bố mẹ em nghĩ bản thân sẽ nói luôn tự hào dù bố mẹ làm nghề gì. Vì công việc của họ mới có mình đứng đây ngày hôm nay. b. Học sinh trả lời theo nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân và thể hiện thái độ như tự hào, yêu mến … |
0,5đ 0,5đ 1,0đ |
14 (2 điểm) |
a. học sinh nêu được: – Sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương – Di chuyển nhanh ra khỏi nơi sạt lở – Không đi lại gần cầu, cống khi nước đang lên, không bơi lội ở sông suối khi có mưa lớn hoặc khi nước chuyển từ trong sang đục – Không vào bất kỳ ngôi nhà nào khi chưa được người lớn kiểm tra |
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
b. – tiết kiệm điện, nước – trồng thêm cây, rừng – hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, nilon – tăng cường sử dụng năng lượng tự nhiên – phân loại rác thải – sử dụng phương tiện giao thông công cộng – vận động người thân thực hiện tiết kiệm điện, nước, năng lượng … |
Học sinh nêu được 4 ý được 0,25đ/ý |
3.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
Chủ đề |
Mức độ |
Tổng số câu |
Điểm |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
|||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Chủ đề 6. Xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện |
4 câu |
2 câu |
6 câu |
3,0 |
|||||||
Chủ đề 7. Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam |
3 câu |
1 câu |
4 câu |
2,0 |
|||||||
Chủ đề 8. Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu |
1 câu |
1 ý |
1 câu |
1 ý |
2 ý |
2 câu |
3,0 |
||||
Chủ đề 9. Tôn trọng người lao động |
1 ý |
1 ý |
2 ý |
2,0 |
|||||||
Số câu/số ý |
|
8 câu |
2 ý |
2 câu |
1 ý |
2 câu |
1 ý |
|
4 ý |
12 câu |
10,0 |
Điểm số |
|
4,0 |
2,0 |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
|
4,0 |
6,0 |
10,0 |
Tổng điểm |
4,0 |
3,0 |
2,0 |
1,0 |
10,0 |
10,0 |
3.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (ý số/câu số) |
TN (câu số) |
|||
Xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện |
Nhận biết |
-Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng, thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. -Thể hiện được hành vi văn hoá nơi công cộng. |
4 |
1,2,4,5 |
||
Thông hiểu |
-Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng, thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. -Thể hiện được hành vi văn hoá nơi công cộng. |
|||||
Vận dụng |
-Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng, thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. -Thể hiện được hành vi văn hoá nơi công cộng. |
2 |
3,7 |
|||
Vận dụng cao |
-Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương; biết vận động người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú. |
|||||
Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam
|
Nhận biết |
-Giới thiệu được một số truyền thống của địa phương. -Nêu được hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề truyền thống. -Nhận biết được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống. |
3 |
6,9,12 |
||
Thông hiểu |
-Thể hiện được cảm xúc, hứng thú với khám phá cảnh quan thiên nhiên. -Thực hiện được những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. -Nhận biết được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống. |
1 |
8 |
|||
Vận dụng |
-Tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Việt Nam. -Nhận biết được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống. -Nhận biết được về an toàn sử dụng công cụ lao động trong các nghề truyền thống. |
|||||
Vận dụng cao |
-Thể hiện được cảm xúc, hứng thú với khám phá cảnh quan thiên nhiên. -Thực hiện được những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. |
|||||
Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu khí hậu |
Nhận biết |
-Nhận biết được những dấu hiệu của thiên tai và biết cách tự bảo vệ trong một số tình huống thiên tai cụ thể. |
1 |
10 |
||
Thông hiểu |
-Chỉ ra được những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người. -Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu. |
1 ý |
1 |
14a |
11 |
|
Vận dụng |
-Vận động người thân, bạn bè không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ những động vật quý hiếm. |
|||||
Vận dụng cao |
-Chỉ ra được những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người. -Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu. |
1 ý |
14b |
|||
Tôn trọng người lao động |
Nhận biết |
-Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau. |
||||
Thông hiểu |
-Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau. |
1 ý |
13a |
|||
Vận dụng |
-Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau. |
1 ý |
13b |
|||
Vận dụng cao |
-Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau. |
……….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết