Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 bao gồm 3 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

TOP 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 10 Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 3 đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 3 đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 10 Cánh diều có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập.

Đề thi học kì 2 Lịch sử 10 Cánh diều năm 2023 – 2024

    Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

    Câu 1. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Nguyễn?

    A. Hoàng triều luật lệ.
    B. Quốc triều hình luật.
    C. Hình luật.
    D. Hình thư.

    Câu 2. Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu là

    A. Hoa Lư.
    B. Phú Xuân.
    C. Tây Đô.
    D. Thăng Long.

    Câu 3. Các dân tộc ở Việt Nam hiện nay được xếp vào bao nhiêu nhóm ngữ hệ?

    A. 3 nhóm ngữ hệ.
    B. 4 nhóm ngữ hệ.
    C. 5 nhóm ngữ hệ.
    D. 6 nhóm ngữ hệ.

    Câu 4. Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh nào dưới đây?

    A. Văn minh sông Mã.
    B. Văn minh phương Đông.
    C. Văn minh phương Tây.
    D. Văn minh Việt cổ.

    Câu 5. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là

    A. khai thác lâm sản.
    B. nuôi trồng thủy sản.
    C. trồng trọt, chăn nuôi.
    D. chăn nuôi, đánh bắt cá.

    Câu 6. Hiện nay, Đảng và nhà nước Việt Nam chú trọng vấn đề nào trong chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số?

    A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.
    B. Nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
    D. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.
    C. Củng cố, bảo vệ các địa bàn chiến lược, trọng yếu ở vùng biên giới.

    Câu 7. Trang phục truyền thống trong các dịp lễ, tết của người phụ nữ Việt Nam là

    A. Dân tộc Lô Lô.
    B. Dân tộc Thái.
    C. Dân tộc Hà Nhì.
    D. Dân tộc H’mông.

    Câu 8. Một trong những tác phẩm về khoa học quân sự nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn là

    A. Binh thư yếu lược.
    B. Hổ trướng khu cơ.
    C. Tam thập lục kế.
    D. Thập nhị binh thư.

    Câu 9. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đại Việt

    A. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
    B. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
    C. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
    D. bước đầu được định hình.

    Câu 10. Công trình kiến trúc nào của người Việt được đánh giá là “tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong những công trình còn lại rất ít trên thế giới”?

    A. Thành Cổ Loa (Hà Nội).
    B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
    C. Thành Đa Bang (Ba Vì).
    D. Thành Bản Phủ (Điện Biên).

    Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

    A. Ngày càng phong phú, đa dạng.
    B. Mang tính thống nhất trong sự đa dạng.
    C. Có nét độc đáo riêng của từng tộc người.
    D. Đơn điệu, nhàm chán, không có bản sắc riêng.

    Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

    A. Là nền tảng, quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
    B. Góp phần thiết thực, đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công.
    C. Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.
    D. Là yếu tố không thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo.

    Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?

    A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
    B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
    C. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài.
    D. Ảnh hưởng sâu sắc của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.

    Câu 14. Nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển nền văn minh Đại Việt là

    A. tiền đề từ các nền văn minh cổ trên đất nước ta.
    B. sự du nhập của các thành tựu văn minh bên ngoài.
    C. nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
    D. sự giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Quốc.

    Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tình hình kinh tế của Đại Việt thời phong kiến?

    A. Hoạt động buôn bán giữa các làng, các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp.
    B. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước.
    C. Thủ công nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và trao đổi.
    D. Không có quan hệ trao đổi, buôn bán với bất kì quốc gia nào.

    Câu 16. Ở Việt Nam thời phong kiến, tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội?

    A. Tương thân tương ái.
    B. Yêu nước, thương dân.
    C. Yêu chuộng hòa bình.
    D. Nhân nghĩa, dũng cảm.

    Câu 17. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc từ nền văn minh Trung Quốc các thành tựu về

    A. tôn giáo (Hin-đu giáo), nghệ thuật, kiến trúc…
    B. chữ La-tinh, thể chế chính trị, luật pháp,…
    C. tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,…
    D. tôn giáo (Công giáo), chữ viết, luật pháp,…

    Câu 18. Việc nhà nước Lê đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu đã thể hiện chính sách nào?

    A. Trọng dụng nhân tài.
    B. Trọng nông, ức thương.
    C. Yêu nước, thương dân.
    D. Đoàn kết toàn dân tộc.

    Câu 19. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về quá trình phát triển của văn minh Đại Việt?

    A. Văn minh Đại Việt bước đầu được định hình vào khoảng thế kỉ X.
    B. Phát triển mạnh mẽ, thể hiện tính dân tộc rõ nét trong các thế kỉ XI – XV.
    C. Đầu thế kỉ XVI, văn minh Đại Việt có sự giao lưu với văn hóa phương Tây.
    D. Nhà Nguyễn sụp đổ (1945) đã chấm dứt sự phát triển của văn minh Đại Việt.

    Câu 20. So với chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh có ưu điểm gì?

    A. Có hàng ngàn kí tự nên dễ dàng diễn đạt các khái niệm trừu tượng.
    B. Dễ dàng ghi nhớ do sử dụng hình ảnh minh họa để diễn đạt ngôn từ.
    C. Nhiều hình nét, kí tự nên dễ dàng phổ biến rộng rãi trong dân chúng.
    D. Tiện lợi, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến, ghi nhớ.

    Câu 21. Cư dân Nam Bộ có hình thức họp chợ độc đáo nào?

    A. Họp chợ theo phiên.
    B. Họp chợ trong các khu phố.
    C. Họp chợ trên sông (chợ nổi).
    D. Những người yêu nhau lấy chợ làm nơi hò hẹn (chợ tình).

    Câu 22. Nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc – tộc người của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?

    A. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.
    B. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.
    C. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
    D. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.

    Câu 23. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay?

    A. Mức độ ảnh hưởng của các tôn giáo tùy theo vùng miền, tộc người.
    B. Tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới.
    C. Thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột về tôn giáo, sắc tộc.
    D. Các tôn giáo cùng tồn trại và phát triển một cách hòa hợp.

    Câu 24. Nhận xét nào sau đây đúng về các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam?

    A. Mang tính cụ thể, chỉ được triển khai trên một lĩnh vực nhất định.
    B. Triển khai trên diện rộng nhưng thiếu trọng tâm và trọng điểm.
    C. Thiếu tính sáng tạo, chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.
    D. Mang tính toàn diện, khai thác mọi tiềm năng của đất nước.

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

    Câu 2 (2,0 điểm):

    a. Nêu suy nghĩ của anh/ chị về việc đặt tên “Diên Hồng” cho phòng họp chính trong tòa nhà Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    b. Theo anh/ chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc?

    Đáp án đề thi học kì 2 Sử 10

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-A

    2-D

    3-C

    4-D

    5-C

    6-A

    7-B

    8-A

    9-C

    10-B

    11-D

    12-B

    13-D

    14-C

    15-D

    16-B

    17-C

    18-A

    19-D

    20-D

    21-C

    22-C

    23-C

    24-D

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm):

    – Ưu điểm:

    + Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, tiếp biến các yếu tố của văn minh nước ngoài

    + Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    + Yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc

    – Han chế:

    + Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế.

    + Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.

    + Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội.

    + Những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tinh thần của cư dân vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm.

    – Ý nghĩa của văn minh Đại Việt

    + Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

    + Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ.

    + Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

    Câu 2 (2,0 điểm):

    (*) Lưu ý:

    – Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

    – Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài

    (*) Tham khảo:

    – Yêu cầu a. Trong lịch sử, Hội nghị Diên Hồng là hội nghị đoàn kết toàn dân tộc. Việc đặt tên “Diên Hồng” cho phòng họp chính trong tòa nhà Quốc hội là một hình thức khắc sâu ý nghĩa của đại đoàn kết dân tộc trong mọi hoàn cảnh,… (vì: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân).

    – Yêu cầu b. Để góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc, thế hệ trẻ Việt Nam cần:

    + Ủng hộ, tham gia các hoạt động xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc;

    + Không có lời nói và những hành vi mang tính kì thị, phân biệt vùng miền, dân tộc; gây chia rẽ đoàn kết dân tộc;

    + Tìm hiểu về phong tục, tập quán của các dân tộc; Tôn trọng sự khác biệt và đa dạng văn hóa giữa các dân tộc…

    Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử 10

    TT

    Chương/

    chủ đề

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)

    Bài 14. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt.

    3

    (0,75)

    4

    (1,0)

    Bài 15. Một số thành tựu của văn minh Đại Việt.

    3

    (0,75)

    4

    (1,0)

    1

    (2,0)

    2

    Chủ đề 7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

    Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

    4

    (1,0)

    2

    (0,5)

    Bài 17. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

    2

    (0,5)

    2

    (0,5)

    1

    (2,0)

    Tổng số câu hỏi

    12

    (3,0)

    0

    12

    (3,0)

    0

    0

    1

    (2,0)

    0

    1

    (2,0)

    Tỉ lệ

    30%

    30%

    20%

    20%

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *