Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Bộ đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 năm 2023 – 2024 bao gồm 12 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

TOP 12 Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 10 gồm sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 12 đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 10 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 10.

Bộ đề thi học kì 2 Lịch sử 10 năm 2023 – 2024

    1. Đề thi học kì 2 Lịch sử 10 Kết nối tri thức

    1.1 Đề thi học kì 2 Lịch sử 10


    PHÒNG GD&ĐT……..

    TRƯỜNG THPT …………

    ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2023 – 2024

    MÔN: LỊCH SỬ 10

    Sách KNTTVCS

    Thời gian làm bài: 45 phút

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

    Câu 1. Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều xây dựng bộ máy nhà nước theo thể chế nào?

    A. Dân chủ chủ nô.
    B. Dân chủ đại nghị.
    C. Quân chủ lập hiến.
    D. Quân chủ chuyên chế.

    Câu 2. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới triều Lê sơ?

    A. Hình thư.
    B. Hình luật.
    C. Quốc triều hình luật.
    D. Hoàng Việt luật lệ.

    Câu 3. Trong đời sống tín ngưỡng dân gian của người Việt không có tín ngưỡng nào sau đây?

    A. Thờ cúng tổ tiên.
    B. Thờ thần Đồng Cổ.
    C. Thờ đức Chúa Trời.
    D. Thờ Thành hoàng làng.

    Câu 4. Tác phẩm sử học nổi tiếng được biên soạn dưới thời Trần là

    A. Sử kí.
    B. Đại Việt sử kí.
    C. Đại Việt sử kí toàn thư.
    D. Đại Nam thực lục.

    Câu 5. Việc nhà vua đích thân thực hiện nghi lễ Tịch điền và làm lễ tế để cầu mưa thuận gió hòa đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến Đại Việt?

    A. Chú trọng phát triển nông nghiệp.
    B. Hạn chế sự phát triển ngoại thương.
    C. Chú trọng phát triển thương mại.
    D. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển.

    Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa từ sự ra đời của chữ Nôm ở Đại Việt?

    A. Cho thấy sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá bên ngoài của người Việt Nam.
    B. Phản ánh ảnh hưởng của quá trình truyền bá đạo Công giáo đến Việt Nam.
    C. Cho thấy sự ảnh hưởng của Ấn Độ đến Việt Nam trên phương diện ngôn ngữ.
    D. Phản ánh tính khép kín, biệt lập với văn hóa bên ngoài của văn minh Đại Việt.

    Câu 7. Văn minh Đại Việt có hạn chế nào dưới đây?

    A. Tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép và tương đối ổn định.
    B. Gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng giữa con người với nhau.
    C. Tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên trong xã hội.
    D. Thúc đẩy sự phát triển, sáng tạo của xã hội và từng cá nhân.

    Câu 8. Nền văn minh Đại Việt không mang ý nghĩa nào sau đây?

    A. Góp phần tạo dựng nên bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam.
    B. Chứng tỏ nền văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át nền văn hóa truyền thống.
    C. Tạo nên sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.
    D. Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân.

    Câu 9. Hiện nay, 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm ngôn ngữ?

    A. 5 nhóm ngôn ngữ.
    B. 6 nhóm ngôn ngữ.
    C. 7 nhóm ngôn ngữ.
    D. 8 nhóm ngôn ngữ.

    Câu 10. Đồ ăn, thức uống cơ bản của người Kinh ở miền Bắc là

    A. cơm tẻ, rau, cá, nước chè,…
    B. xôi, ngô, thắng cố, rượu đoác,…
    C. mèn mén, thị lợn gác bếp, rượu cần.
    D. cơm nếp, thịt trâu gác bếp, nước vối.

    Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

    A. Quy mô lễ hội khá đa dạng.
    B. Mang đậm tính truyền thống.
    C. Lễ hội chỉ diễn ra vào mùa xuân.
    D. Hệ thống lễ hội đa dạng và phong phú.

    Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?

    A. Mang tính khép kín, biệt lập.
    B. Có tiếp thu văn hóa bên ngoài.
    C. Ngày càng đa dạng và phong phú.
    D. Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

    Câu 13. Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ khi nào?

    A. Thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
    B. Quá trình đấu tranh chống Bắc thuộc.
    C. Thời kì phong kiến độc lập, tự chủ.
    D. Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

    Câu 14. Hiện nay, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong tổ chức nào?

    A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
    B. Liên minh Việt – Miên – Lào.
    C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
    D. Mặt trận Liên Việt.

    Câu 15. Ba nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

    A. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
    B. Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ nhau cùng phát triển.
    C. Đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau cùng phát triển.
    D. Đoàn kết, dũng cảm, nghiêm cấm sự kì thị, chia rẽ dân tộc.

    Câu 16. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc về kinh tế?

    A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng dân tộc, vùng miền.
    B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    C. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.
    D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

    Câu 17. Trên lĩnh vực văn hóa, nội dung bao trùm trong chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam là gì?

    A. Tiếp thu mọi giá trị văn hóa du nhập từ bên ngoài vào.
    B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
    C. Chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.
    D. Xây dựng văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.

    Câu 18. Chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là gì?

    A. Giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.
    B. Củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.
    C. Giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.
    D. Tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.

    Câu 19. Một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam là

    A. truyền thống đoàn kết.
    B. sự viện trợ của bên ngoài.
    C. vũ khí chiến đấu hiện đại.
    D. thành lũy, công sự kiên cố.

    Câu 20. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: đại đoàn kết dân tộc là

    A. đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
    B. công việc cần phải được nhà nước quan tâm chú ý.
    C. sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt.
    D. yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.

    Câu 21. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam không được hình thành trên cơ sở nào sau đây?

    A. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.
    B. Nhu cầu mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.
    C. Các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể của nhà nước.
    D. Yêu cầu liên kết để làm thủy lợi, phục sụ sản xuất nông nghiệp.

    Câu 22. Nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam được giải thích thông qua truyền thuyết nào?

    A. Sơn Tinh – Thủy Tinh.
    B. Mị Châu – Trọng Thủy.
    C. Con Rồng cháu Tiên.
    D. Chử Đồng Tử – Tiên Dung.

    Câu 23. Ở Việt Nam, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào?

    A. Ngày 20/11 hằng năm.
    B. Ngày 18/3 hằng năm.
    C. Ngày 22/12 hằng năm.
    D. Ngày 18/11 hằng năm.

    Câu 24. Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?

    A. Thiếu trọng điểm.
    B. Tính tổng thể.
    C. Tính dung hoà.
    D. Tính toàn diện.

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm): Bằng những dự kiện có chọn lọc, anh/ chị hãy chứng minh nhận định sau: “Kỉ nguyên văn minh Đại Việt là kỉ nguyên văn minh thứ hai trong lịch sử Việt Nam với những thành tựu rực rỡ trong phát triển kinh tế, chấn hưng văn hoá và những vũ công hào hùng trong chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước…”

    (Phan Huy Lê, Di sản văn hoá Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 409)

    Câu 2 (2,0 điểm): Hoạt động kinh tế của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống và khác nhau?

    1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 10

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-D 2-C 3-C 4-C 5-A 6-A 7-C 8-B 9-D 10-A
    11-C 12-A 13-A 14-C 15-B 16-A 17-B 18-A 19-A 20-A
    21-B 22-C 23-D 24-D

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm):

    (*) Lưu ý:

    – Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

    – Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm

    (*) Tham khảo:

    – Văn minh Đại Việt có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tạo điều kiện cho nền văn minh phát triển rực rỡ.

    – Văn minh Đại Việt đạt được những thành tựu tực rỡ trên lĩnh vực phát triển kinh tế:

    + Nông nghiệp: các triều đại đều đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp; kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ; cư dân du nhập và cải tạo những giống cây trồng từ bên ngoài…

    + Thủ công nghiệp: trong các làng xã, đã xuất hiện một số làng chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công trình độ cao; các xưởng thủ công của nhà nước chuyền sản xuất các mặt hàng độc quyền của triều đình…

    + Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

    – Trong quá trình phát triển, văn minh Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: tôn giáo – tín ngưỡng; giáo dục – khoa cử; chữ viết – văn học; nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật.

    – Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới.

    Câu 2 (2,0 điểm):

    – Giống nhau: hoạt động kinh tế chính đều là sản xuất nông nghiệp và các nghề thủ công truyền thống.

    – Khác nhau:

    Người Kinh

    Các dân tộc thiểu số

    Sản xuất

    nông nghiệp

    – Canh tác lúa nước là hoạt động chính. Bên cạnh cây lúa nước, còn trồng một số cây lương thực, cây ăn quả, hoa màu…

    – Kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản,…

    – Phát triển hoạt động canh tác nương rẫy với một số cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và cây gia vị,…

    Sản xuất thủ công nghiệp

    – Làm nhiều nghề thủ công truyền thống như: nghề gốm, nghề dệt, nghề đan, rèn, mộc, chạm khắc, đúc đồng, kim hoàn, khảm trai,…

    – Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.

    1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử 10

    TT

    Chương / chủ đề

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Chương 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)

    Bài 12. Văn minh Đại Việt

    4

    (1,0)

    4

    (1,0)

    1

    (2,0)

    2

    Chủ đề 7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

    Bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Việt Nam

    2

    (0,5)

    2

    (0,5)

    1

    (2,0)

    Bài 14. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

    6

    (1,5)

    6

    (1,5)

    Tổng số câu hỏi

    12

    (3,0)

    0

    12

    (3,0)

    0

    0

    1

    (2,0)

    0

    1

    (2,0)

    Tỉ lệ

    30%

    30%

    20%

    20%

    ……………

    2. Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

    2.1 Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử 10

    PHÒNG GD&ĐT……..

    TRƯỜNG THPT …………

    ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2023 – 2024

    MÔN: LỊCH SỬ 10 CTST

    Thời gian làm bài: 45 phút

    Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

    Câu 1. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (thuộc Ninh Bình ngày nay) về

    A. Đại La.
    B. Phú Xuân.
    C. Phong Châu.
    D. Thiên Trường.

    Câu 2. Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công loại vũ khí nào dưới đây?

    A. Thủy lôi.
    B. Súng thần cơ.
    C. Súng trường.
    D. Súng hỏa mai.

    Câu 3. Cư dân Đại Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào trên cơ sở chữ Hán?

    A. Chữ hình nêm.
    B. Chữ Hangul.
    C. Chữ La-tinh.
    D. Chữ Nôm.

    Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?

    A. Kế thừa thành tựu của nền văn minh Chăm-pa và Phù Nam.
    B. Quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
    C. Nền độc lập, tự chủ và sự phát triển của quốc gia Đại Việt.
    D. Sự ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.

    Câu 5. Câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo vương “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước” đã thể hiện tư tưởng nào?

    A. Trung quân ái quốc.
    B. Tương thân tương ái.
    C. Yêu nước thương dân.
    D. Yêu chuộng hòa bình.

    Câu 6. Dưới thời Tiền Lê và thời Lý, hằng năm, nhà nước phong kiến thường tổ chức lễ cày Tịch điền nhằm mục đích khuyến khích

    A. khai khẩn đất hoang.
    B. sản xuất nông nghiệp.
    C. bảo vệ, tôn tạo để điều.
    D. sản xuất nông, lâm nghiệp.

    Câu 7. Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt, vì Nho giáo

    A. được đông đảo các tầng lớp nhân dân sùng mộ.
    D. có nội dung đơn giản nên người dân dễ tiếp cận.
    C. góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
    D. hòa quện với các tín ngưỡng dân gian của người Việt.

    Câu 8. Có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ chính sách giáo dục Nho học của Đại Việt cho nền giáo dục của Việt Nam hiện nay?

    A. Tập trung phát triển các ngành khoa học tự nhiên.
    B. Chỉ chú trọng phát triển các ngành khoa học xã hội.
    C. Lấy Tứ thư, Ngũ kinh làm nội dung giáo dục, thi cử.
    D. Xây dựng nền giáo dục toàn diện, tiên tiến, nhân văn.

    Câu 9. Các lễ hội của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào?

    A. Công nghiệp.
    B. Nông nghiệp.
    C. Thương nghiệp.
    D. Thủ công nghiệp.

    Câu 10. Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện tín ngưỡng truyền thống nào dưới đây?

    A. Thờ cúng tổ tiên.
    B. Thờ thần Shiva.
    C. Thờ thần – vua.
    D. Thờ Thiên Chúa.

    Câu 11. Loại hình nhà ở phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc Việt Nam là

    A. nhà sàn.
    B. nhà trệt.
    C. nhà trình tường.
    D. nhà tranh vách đất.

    Câu 12. Di sản văn hóa nào của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại?

    A. Đờn ca tài tử.
    B. Thực hành Then.
    C. Lễ hội Cồng Chiêng.
    D. Lễ hội Lồng Tồng.

    Câu 13. Ngày nay, ở Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh, vì

    A. mong muốn bình đẳng, hoà hợp, đoàn kết giữa các dân tộc.
    B. trang phục của người Kinh đẹp hơn trang phục truyền thống.
    C. môi trường sống của các dân tộc có sự thay đổi so với trước đây.
    D. trang phục của người Kinh giúp thuận tiện trong lao động và đi lại.

    Câu 14. Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không có vai trò nào sau đây?

    A. Nơi tổ chức các lễ hội, không gian sinh hoạt văn hóa chung của buôn làng.
    B. Lưu trữ, thờ cúng những hiện vật có vai trò giống thần bản mệnh của dân làng.
    C. Nơi phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp hoặc tiếp đón khách quý của dân làng.
    D. Nơi tổ chức các hội chợ buôn bán, triển lãm hàng hoá giữa làng này với làng khác.

    Câu 15. Nhận xét nào dưới đây đúng về đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam?

    A. Chỉ sinh sống ở miền núi.
    B. Vừa tập trung vừa xen kẽ.
    C. Chỉ sinh sống ở đồng bằng.
    D. Chủ yếu sinh sống ở hải đảo.

    Câu 16. Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Việt Nam, lễ hội không có vai trò nào sau đây?

    A. Là dịp các thành viên gặp gỡ, giao lưu và thắt chặt tình đoàn kết.
    B. Góp phần giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa qua các thế hệ.
    C. Là cơ sở vật chất tạo nên sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.
    D. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở, phù hộ của thần linh, tổ tiên.

    Câu 17. Nguyên tắc cơ bản trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay là

    A. thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực.
    B. bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
    C. phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dụng và giữ nước.
    D. các dân tộc cùng giúp nhau phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.

    Câu 18. Trong chính sách dân tộc, trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay ưu tiên việc

    A. củng cố, bảo vệ vững chắc các vùng và địa bàn chiến lược.
    B. phổ cập giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số.
    C. đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi.
    D. bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

    Câu 19. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công” là câu nói nổi tiếng của ai?

    A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    C. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
    D. Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng.

    Câu 20. “Các dân tộc Việt Nam, dù có sự khác nhau về số dân, trình độ phát triển, phong tục tập quán,… song đều có quyền ngang nhau” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?

    A. Tự quyết.
    B. Đoàn kết.
    C. Cùng giúp nhau phát triển.
    D. Bình đẳng.

    Câu 21. Tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam không được hình thành từ yếu tố nào dưới đây?

    A. Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
    B. Công cuộc trị thuỷ và thuỷ lợi để sản xuất.
    C. Sự phát triển của các loại hình văn hoá.
    D. Công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

    Câu 22. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm ở Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào?

    A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.
    B. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.
    C. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.
    D. Nhân tố duy nhất dẫn đến sự thắng lợi, thành công.

    Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?

    A. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc.
    B. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân.
    C. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.
    D. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc.

    Câu 24. Đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đem lại ý nghĩa nào sau đây?

    A. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc.
    B. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
    C. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh, bền vững.
    D. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

    Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

    2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 10

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-A 2-B 3-D 4-C 5-C 6-B 7-C 8-D 9-B 10-A
    11-A 12-B 13-D 14-D 15-B 16-C 17-B 18-C 19-A 20-D
    21-C 22-C 23-B 24-D

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm):

    (*) Lưu ý:

    – Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

    – Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm.

    (*) Tham khảo:

    – Trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia (năm 2012) vì:

    + Trống đồng Ngọc Lũ thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á.

    + Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay (không hề có chiếc nào giống nhau hoàn toàn), trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, đẹp, tinh xảo, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.

    + Trống đồng Ngọc Lũ không chỉ thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao mà còn là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam

    – Ý nghĩa của một số hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ:

    + Mặt trống trang trí hình mặt trời 14 tia, tượng trưng cho dương, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công hình tam giác, tượng trưng cho âm. Hình tượng Mặt Trời được khắc chính giữa mặt trống cho thấy người Việt cổ thờ thần mặt trời và sùng bái thiên nhiên.

    + Các hoa văn mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, thuyền và người đánh trống, nhảy múa,….truyền tải thông điệp về cuộc sống của người xưa, khắc hoạ những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá đương thời.

    Câu 2 (2,0 điểm):

    – Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng.

    + Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hòa bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá.

    + Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

    => Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quán triệt việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân tộc.

    3. Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 Cánh diều

    3.1 Đề thi cuối kì 2 Sử 10

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

    Câu 1. Văn minh Đại Việt còn có tên gọi khác là

    A. văn minh Việt cổ.
    B. văn minh sông Mã.
    C. văn minh sông Hồng.
    D. văn minh Thăng Long.

    Câu 2. Cho đến nay, quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của Việt Nam là

    A. Vạn An.
    B. Đại Nam.
    C. Vạn Xuân.
    D. Đại Việt.

    Câu 3. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc từ nền văn minh Ấn Độ các thành tựu về

    A. tôn giáo (Phật giáo), nghệ thuật, kiến trúc…
    B. chữ La-tinh, thể chế chính trị, luật pháp,…
    C. tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,…
    D. tôn giáo (Công giáo), chữ viết, luật pháp,…

    Câu 4. Nền văn minh Đại Việt không được hình thành từ cơ sở nào dưới đây?

    A. Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa.
    B. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài.
    C. Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
    D. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

    Câu 5. Đầu thế kỉ X là giai đoạn văn minh Đại Việt

    A. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
    B. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
    C. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
    D. bước đầu được định hình.

    Câu 6. Thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt chấm dứt khi

    A. nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945).
    B. nhà Minh xâm lược và thiết lập ách cai trị, đô hộ ở Đại Ngu.
    C. thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam.
    D. vua Bảo Đại thoái vị (1945), chế độ quân chủ ở Việt Nam sụp đổ.

    Câu 7. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục?

    A. Lai Viễn Kiều (Quảng Nam).
    B. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh).
    C. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
    D. Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam).

    Câu 8. Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt (Hình thư) được ban hành dưới thời

    A. Lý.
    B. Trần.
    C. Lê sơ.
    D. Lê Trung hưng.

    Câu 9. Dưới thời Lê sơ, hệ tư tưởng nào giữ địa vị độc tôn ở Đại Việt?

    A. Phật giáo.
    B. Nho giáo.
    C. Thuyết luân hồi.
    D. Thuyết nhân quả.

    Câu 10. Bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam có nhan đề là gì?

    A. Đại Việt sử kí.
    B. Đại Việt thông sử.
    C. Đại Nam thực lục.
    D. Việt Nam sử lược.

    Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển của văn học Đại Việt thời phong kiến?

    A. Văn học chữ Hán phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
    B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn học Ấn Độ (về: thể loại, ngữ liệu,…).
    C. Văn học dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm của các tầng lớp nhân dân.
    D. Văn học chữ Nôm xuất hiện vào thế kỉ XIII và phát triển mạnh từ thế kỉ XV.

    Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp của nhà nước phong kiến Đại Việt?

    A. Vận động nhân dân tham gia đắp đê, phòng lụt trên quy mô lớn.
    B. Lập các chức quan quản lí, giám sát, khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
    C. Khuyến khích nhân dân khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích canh tác.
    D. Cho phép nhân dân tùy ý bỏ ruộng hoang nếu không có nhu cầu canh tác.

    Câu 13. Sự tiếp thu có sáng tạo văn minh Trung Hoa của người Việt được thể hiện thông qua thành tựu nào dưới đây?

    A. Chữ Nôm.
    B. Chữ Quốc ngữ.
    C. Tín ngưỡng thờ Mẫu.
    D. Chùa Cầu (Quảng Nam).

    Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình giáo dục – khoa cử của Đại Việt thời phong kiến?

    A. Nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập.
    B. Trọng dụng nhân tài, coi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
    C. Nhà nước chính quy hóa việc thi cử để tuyển chọn nhân tài.
    D. Nội dung thi cử thiên về các môn khoa học tự nhiên, kĩ thuật.

    Câu 15. Dân tộc nào chiếm đa số ở Việt Nam?

    A. Dân tộc Dao.
    B. Dân tộc Nùng.
    C. Dân tộc Kinh.
    D. Dân tộc Ê-đê.

    Câu 16. Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào mấy nhóm ngôn ngữ tộc người?

    A. 5 nhóm ngôn ngữ.
    B. 6 nhóm ngôn ngữ.
    C. 7 nhóm ngôn ngữ.
    D. 8 nhóm ngôn ngữ.

    Câu 17. Khăn Piêu là một sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng của dân tộc nào?

    A. Dân tộc Lô Lô.
    B. Dân tộc Thái.
    C. Dân tộc Hà Nhì.
    D. Dân tộc H’mông.

    Câu 18. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu cư trú trong các

    A. nhà sàn dựng từ gỗ.
    B. nhà trệt lợp mái lá.
    C. nhà nửa lầu nửa trệt.
    D. nhà mái bằng xây từ gạch.

    Câu 19. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

    A. Ngày càng phong phú, đa dạng.
    B. Có nét độc đáo riêng của từng tộc người.
    C. Đơn điệu, nhàm chán, không có bản sắc riêng.
    D. Mang tính thống nhất trong sự đa dạng.

    Câu 20. Đồng bào dân tộc thiểu số ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam thường canh tác theo hình thức ruộng bậc thang, vì họ

    A. cư trú ở các đồng bằng ven sông.
    B. sinh sống ở vùng địa hình cao, dốc.
    C. không biết làm nông nghiệp trồng lúa nước.
    D. chủ yếu trồng các loại cây: ngô, khoai, sắn,…

    Câu 21. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, Mặt trận dân tộc nào đã được thành lập ở Việt Nam?

    A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
    B. Mặt trận thống nhất nhân chủ Đông Dương.
    C. Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
    D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

    Câu 22. Nguyên tắc nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là gì?

    A. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.
    B. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.
    C. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
    D. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.

    Câu 23. Trong lịch sử Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết từ cơ sở nào?

    A. Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.
    B. Quá trình giao lưu văn hoá với bên ngoài.
    C. Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
    D. Quá trình chinh phục thiên nhiên.

    Câu 24. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam, nhân tố nào giữ vai trò quyết định mọi thắng lợi?

    A. Vũ khí tốt, thành lũy kiên cố.
    B. Phương tiện chiến đấu hiện đại.
    C. Sự ủng hộ, giúp đỡ của bên ngoài.
    D. Lòng yêu nước, đoàn kết toàn dân.

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

    Câu 2 (2,0 điểm):

    a. Nêu suy nghĩ của anh/ chị về việc đặt tên “Diên Hồng” cho phòng họp chính trong tòa nhà Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    b. Theo anh/ chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc?

    3.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-D

    2-D

    3-A

    4-A

    5-D

    6-C

    7-C

    8-A

    9-B

    10-A

    11-B

    12-D

    13-A

    14-D

    15-C

    16-D

    17-B

    18-A

    19-C

    20-B

    21-C

    22-C

    23-C

    24-D

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm):

    – Ưu điểm:

    + Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, tiếp biến các yếu tố của văn minh nước ngoài

    + Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    + Yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc

    – Han chế:

    + Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế.

    + Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.

    + Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội.

    + Những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tinh thần của cư dân vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm.

    – Ý nghĩa của văn minh Đại Việt

    + Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

    + Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ.

    + Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

    Câu 2 (2,0 điểm):

    (*) Lưu ý:

    – Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

    – Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài

    (*) Tham khảo:

    – Yêu cầu a. Trong lịch sử, Hội nghị Diên Hồng là hội nghị đoàn kết toàn dân tộc. Việc đặt tên “Diên Hồng” cho phòng họp chính trong tòa nhà Quốc hội là một hình thức khắc sâu ý nghĩa của đại đoàn kết dân tộc trong mọi hoàn cảnh,… (vì: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân).

    – Yêu cầu b. Để góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc, thế hệ trẻ Việt Nam cần:

    + Ủng hộ, tham gia các hoạt động xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc;

    + Không có lời nói và những hành vi mang tính kì thị, phân biệt vùng miền, dân tộc; gây chia rẽ đoàn kết dân tộc;

    + Tìm hiểu về phong tục, tập quán của các dân tộc; Tôn trọng sự khác biệt và đa dạng văn hóa giữa các dân tộc..

    …………

    Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *