Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TOP 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức gồm có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức.
Bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức 2024
1. Đề thi cuối kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức – Đề 1
1. 1 Đề thi cuối kì 2 Văn 8
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO
Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.
Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hia mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.
Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.
Mười tuổi ông đã có những câu thơ vo cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến. . . . [ Hạt gạo làng ta]
Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng cảu một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên. . . . [Trăng ơi từ đâu đến?]
Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉnh, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế. . . [ Cây dừa]
Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ. . .
Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm.
(Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?
A. Nghị luận văn học.
B. Nghị luận xã hội.
C. Văn bản thơ
D. Văn bản truyện trưởng.
Câu 2. Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?
A. Con người và các mối quan hệ
B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh
C. Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày
D. Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên
Câu 3. Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?
A. Châm biếm, đả kích
B. Hài hước vui vẻ, tự nhiên
C. Mạnh mẽ, mãnh liệt
D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc
Câu 4. Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trong veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?
A. Cây dừa.
B. Đám ma bác giun.
C. Hạt gạo làng ta.
D. Trăng ơi từ đâu đến?.
Câu 5. Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?
A. Cây dừa.
B. Đám ma bác giun.
C. Hạt gạo làng ta.
D. Trăng ơi từ đâu đến?
Câu 6.
Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong văn bản?
STT |
Đặc trưng nghệ thuật |
Đánh dấu |
1 |
Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp |
|
2 |
Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ |
|
3 |
Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để |
|
4 |
Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy |
Câu 7. Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?
A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa
B. Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa.
C. Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca.
D. Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại.
Câu 8. Câu “Trăng ơi. . . từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu hỏi
B. Câu cầu khiến
C. Câu cảm thán.
D. Câu kể.
Câu 9. Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?
Câu 10. Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?
II. VIẾT. (4,0 điểm)
Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất.
1. 2 Đáp án đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc hiểu | 1 | A | 0,5 |
2 | B | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | 1,4 | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 |
Học sinh chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa. VD: Mưa, Mẹ ốm, Trăng ơi từ đâu đến? |
1,0 |
|
10 |
Học sinh liệt kê những bài thơ đã học của Trần Đăng Khoa theo trí |
1,0 |
|
II. Viết |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 0,25 |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất dựa trên hoạt động, ngôn ngữ, cử chỉ của nhân vật. |
|||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: – Giới thiệu về bài thơ, tác giả Trần Đăng Khoa và nhân vật – Phân tích các đặc điểm của nhân vật, các đoạn văn cần nêu đủ ý kiến, lí lẽ, và dẫn chứng cụ thể minh họa – Phân tích nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật và các nghệ thuật tiêu biểu khác – Khái quát, đánh giá chung về đặc điểm của nhân vật trong bài thơ của Trần Đăng Khoa |
0,5 1,0 1,0 0,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 0,25 |
||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh. |
1. 3 a trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
|
|
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
||||
|
|
|
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|
1
|
Đọc hiểu
|
Văn bản nghị luận văn học |
3 |
0 |
5 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
60 |
Tỉ lệ % |
10 |
0 |
10 |
15 |
0 |
15 |
0 |
0 |
|||
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tỉ lệ % |
0 |
5 |
0 |
20 |
0 |
15 |
0 |
10 |
|||
Tổng điểm % |
|
|
|
|
|
|
|
|
100 |
||
15% |
45% |
30% |
10% |
||||||||
60% |
40% |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/ Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận văn học (ngữ liệu ngoài SGK) |
Nhận biết: – Nhận biết được đề tài, chủ đề của văn bản. – Xác định được các kiểu câu. Thông hiểu: – Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, các nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản. – Hiểu được nội dung văn bản đề cập. Vận dụng: – Nhận xét được nội dung phản ánh của tác giả trong văn bản. – Nêu suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản. |
4 TN |
4TN 1TN |
1TL |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận |
Nhận biết: Đủ bố cục 3 phần, đúng dạng bài văn nghị luận Thông hiểu: Nêu được chủ đề và biết phân tích các biểu hiệ để làm rõ chủ đề của tác phẩm. Biết sử dụng lí lẽ, chứng cứ từ tá phẩm để làm rõ luận điểm Vận dụng: Bài viết nêu được chủ đề và phan tích được từng biểu hiện để làm rõ chủ đề của tác phẩm, xây dựng được lí lẽ, dẫn chứng có hệ thống phù hợp, bước đầu thể hiện kĩ năng lập luận mạch lạc, rõ ràng. Vận dụng cao: Bài viết nêu rõ chủ đề và phân tích tốt từng biểu hiện để làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm, sử dụng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng đa dạng phong phú, có kĩ năng lập luận tốt, thuyết phục. |
1*TL |
1*TL |
1*TL |
1*TL |
Tổng |
|
4TN 1*TL
|
4TN 2*TL
|
2* TL |
1 *TL |
||
Tỉ lệ % |
|
15 |
40 |
35 |
10 |
2. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – Đề 2
2. 1 Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
BIỂN ĐẸP
Buổi sáng nắng sớm. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,…. Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt. Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ,…. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là ?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 2. Khi nào thì : “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. ” ?
A. Buổi sớm nắng sáng.
B. Buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng.
C. Buổi sớm nắng mờ.
D. Một buổi chiều nắng tàn, mát dịu.
Câu 3. Trong câu: “Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm thẫm lại, khoẻ nhẹ, bồi hồi, như ngực bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt. ” Hình ảnh “ Những cánh buồm” được so sánh với hình ảnh “ngực bác nông dân” dựa vào đặc điểm nào để so sánh?
A. Ướt đẫm
B. Bồi hồi
C. Khoẻ nhẹ
D. Cả ba ý trên.
Câu 4. Câu: “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như . . . . ” Từ đồng âm với tiếng “đục ” trong từ “ đỏ đục” là:
A. Đục ngầu.
B. Đục đẽo.
C. Vẩn đục.
D. Trong đục
Câu 5. Trong câu: “Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. ” Sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Điệp ngữ
D. Ẩn dụ
Câu 6. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong câu sau : Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề.
A. Trong xanh – nhẹ nhàng, âm u – nặng nề.
B. Trong xanh – âm u , nhẹ nhàng – nặng nề.
C. Trong xanh – nặng nề , âm u – nặng nề.
D. Trong xanh – nặng nề, âm u – nặng nề.
Câu 7. Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển phần rất lớn là điều gì?
A. Do mây trời và ánh sáng tạo nên.
B. Do ánh sáng mặt trời chiếu vào.
C. Do thay đổi góc quan sát.
D. Do mây trời thay đổi
Câu 8. Văn bản miêu tả cảnh biển theo trình tự nào?
A. Không gian
B. Thời gian
C. Diễn biến tâm trạng
D. Thời gian, không gian
Câu 9. Phân tích giá trị biểu đạt của biện phá tu từ trong câu sau:
Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.
Câu 10. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của biển vào buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm?
II. Phần viết:
Viết bài văn giải thích một hiện tượng tự nhiên .
2. 2 Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 8
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Đọc hiểu
|
1 |
Miêu tả |
0. 5 |
2 |
Buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. |
0. 5 |
|
3 |
Cả ba ý trên: ướt đẫm, bồi hồi, khoẻ nhẹ |
0. 5 |
|
4 |
Đục ngầu |
0. 5 |
|
5 |
So sánh |
0. 5 |
|
6 |
Trong xanh – âm u , nhẹ nhàng – nặng nề. |
0. 5 |
|
7 |
Do mây trời và ánh sáng tạo nên. |
0. 5 |
|
8 |
Thời gian, không gian
|
0. 5 |
|
9 |
– Nhà văn Vũ Tú Nam đã sử dụng thành công biện pháp so sánh rất sinh động trong việc miêu tả hình ảnh cánh buồm “ cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt”. – Biện pháp so sánh không chỉ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn mà còn cho ta những cảm nhận rất chân thực về cánh buồm: Cánh buồm ấy cũng nhọc nhằn,vất vả mưu sinh và giống như người lao động mang theo cái đẹp kết tinh của cuộc đời. Gửi gắm trong hình ảnh độc đáo ấy, Vũ Tú Nam đã thầm kín bày tỏ sự trân trọng, niềm mến yêu với cánh buồm dong duổi nơi biển khơi xinh đẹp và tình yêu lao động của con người. |
1. 0 |
|
10 |
– Với sự quan sát tỉ mỉ, ngôn ngữ bình dị cùng tấm lòng đầy yêu thương, nhà văn Vũ Tú Nam đã mang đến cho bạn đọc một bức tranh “ Biển đẹp” thơ mộng, đầy sắc màu do thiên nhiên ban tặng, tạo dựng. Biển được miêu tả ở nhiều góc độ, sắc thái và khoảnh khắc khác nhau đặc biệt là khi chiều lạnh, nắng tắt sớm “Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót” Phép so sánh, liên tưởng độc đáo khiến biển trở nên gần gũi ấm áp, dịu dàng. Biển đẹp ở mọi thời điểm, cái rì rào bất tận của biển đã ôm ấp ru vỗ tuổi thơ của rất nhiều bạn trẻ. Biển là món quà vô giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng nên ta hãy trân trọng nâng niu món quà vô giá của thiên nhiên. |
1. 0 |
|
Viết |
|
I. Mở bài – Điều mà toàn xã hội phải quan tâm nhất hiện nay, là tiếng chuông báo động lớn nhất, chính là vấn đề biến đổi khí hậu. II. Thân bài 1. Giải thích – Biến đổi khí hậu Trái Đất: là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. + Bao gồm: nóng lên toàn cầu, băng tan, nhiệt độ thay đổi, hiện tượng nhà kính,… – Thực trạng + Theo thống kê, số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta với cường độ mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. + Ở Mỹ trong năm vừa qua đón những cơn lũ lụt kinh hoàng trong lịch sử khiến nhiều người dân thương vong và ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế quốc dân. + Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần, . . . lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng “ung thư” xuất hiện,. . . + Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Ở nước ta đã có 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn. + Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài. . . dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm. 3. Nguyên nhân – Do tự nhiên – Chủ yếu do hoạt động của con người: chặt phá rừng bừa bãi, khói thải công nghiệp, xả thải nước trực tiếp ra biển, phá hỏng tầng ozon. 4. Hậu quả – Rừng bị khai thác quá đà gây ra lũ lội, nhiều động vật mất nhà, con người phải chịu cảnh lũ lụt thường xuyên, môi trường khói bụi không có cây lọc khí CO2. – Băng tan ở hai cực gây ra sóng thần, đời sống người dân cực khổ – Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên – Đất nước rơi vào tình trạng khó khăn – Gây tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng tới vấn đề cây trồng vật nuôi – Biến đổi khí hậu còn gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai. . . – Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước – Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. – Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân 5. Giải pháp – Chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường – Có những chính sách khai thác phù hợp – Kêu gọi mọi người trên toàn thế giới chung tay góp sức bảo vệ trái đất III. Kết bài – Trái đất là ngôi nhà của chúng ta, vì thế bảo vệ trái đất không bị phá huỷ bởi ô nhiễm môi trường ta phải chung tay góp sức ngăn chặn hiện tượng này. – Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. – Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững. |
2. 3 Ma trận đề thi học kì 2 Văn 8
Xem chi tiết đáp án trong file tải về
. . . . . . . . . . . . .
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Ngữ văn 8