Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023 – 2024

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023 – 2024

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2023 – 2024 tổng hợp 10 đề có đáp án chi tiết kèm theo. TOP 10 đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 12 được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập để các em đạt kết quả cao hơn trong kì thi kiểm tra học kì 2 sắp tới.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023 – 2024

Với 10 đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn lớp 12 được biên soạn đầy đủ, nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành tập 2. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 Địa lí 12, đề thi học kì 2 Toán 12, đề thi học kì 2 tiếng Anh 12, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 12.

Bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2023 – 2024

    1. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 12 – Đề 1

    1.1 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 12

    I. Phần I: Đọc hiểu văn bản ( 5 điểm)

    Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

    Ngạn ngữ có câu: thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.

    Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

    Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi một anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm bắt thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

    Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là có lãi, không đúng lúc là thua lỗ.

    Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

    Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

    (Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục)

    1, Hãy xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản (1,0 điểm)

    2, Hãy chỉ ra 01cụm từ trong văn bản nêu khái quát giá trị của thời gian ? (1,0 điểm)

    3, Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào? (1,0 điểm)

    4, Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được? (1,0 điểm)

    5, Qua văn bản, anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân (viết 3-5 câu) (1,0 điểm)

    II.Phần II: Làm văn (5 điểm)

    Anh/chị hãy phân tích chi tiết nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12, Tập 2) để làm rõ tấm lòng nhân hậu và niềm tin bất diệt vào sự sống ở nhân vật bà cụ Tứ.

    1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 12

    Phần I: Đọc hiểu văn bản ( 5,0 điểm)

    Câu 1. Yêu cầu trả lời:

    Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (0,5 điểm)

    Phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0,5 điểm)

    Câu 2. Yêu cầu trả lời: Cụm từ trong văn bản khái quát giá trị của thời gian : thời gian là vô giá ( 1,0 điểm)

    Câu 3. Yêu cầu trả lời:

    Theo tác giả, thời gian có những giá trị: thời gian là sự sống, thời gian là thắng lợi, thời gian là tiền, thời gian là tri thức. (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

    Câu 4. Yêu cầu trả lời:

    Câu : Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được được hiểu như sau:

    – Vàng thì mua được: vì vàng là vật hữu hình nên dù là kim loại quý, rất có giá trị vẫn có thể mua bán, trao đổi được (0,5 điểm)

    – Thời gian thì không mua được vì thời gian là khái niệm chỉ sự vận động chảy trôi của tạo hóa, nó là thứ vô hình và không thể nắm bắt, đã đi không trở lại (0,5 điểm)

    Câu 5: Yêu cầu trả lời:

    – Cần biết quý trọng thời gian, vì thời gian chính là giá trị của cuộc sống. (0,25 điểm)

    – Mỗi người cần biết trân trọng từng giây, từng phút của hiện tại. (0,25 điểm)

    – Cần sử dụng thời gian một cách hợp lí để có được hạnh phúc, vinh quang. (0,25 điểm)

    -Tiết kiệm thời gian không có nghĩa là sống vội vàng, gấp gáp, chỉ biết tận hưởng mà cần dùng thời gian để học tập, lao động, cống hiến cho xã hội.(0,25 điểm)

    Phần II: Làm văn (5 điểm)

    1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.5 điểm)

    -Điểm 0.5: trình bày đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài (các phần trình bày theo đúng yêu cầu và hợp lí)

    – Điểm 0.25: trình bày đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đúng yêu cầu, phần thân bài chỉ có một đoạn văn.

    – Điểm 0: thiếu mở bài hoặc kết bài, cả bài viết chỉ có một đoạn văn.

    2. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0.5 điểm)

    – Điểm 0.5. Phân tích chi tiết nồi cháo cám trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân để làm rõ tấm lòng nhân hậu và niềm tin bất diệt vào sự sống ở nhân vật bà cụ Tứ.

    – Điểm 0.25: xác định chưa rõ vấn đề nghị luận, nêu chung chung.

    – Điểm 0: xác định sai vấn đề nghị luận, trình bày sai lạc sang vấn đề khác.

    3. Chia các vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (thao tác phân tích, chứng minh, bình luận…); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng ( 3,0 điểm)

    a. Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:

    * Khái quát về tác giả, tác phẩm, giới thiệu chi tiết.

    *Tóm tắt tình huống truyện dẫn đến chi tiết:

    *Phân tích chi tiết:

    -Đánh giá khái quát về ý nghĩa của chi tiết:Chi tiết nồi cháo cám là một chi tiết nhỏ, được tác giả khéo léo đưa vào câu chuyện nhặt được vợ của anh cu Tràng, đẩy cao trào của cái đói, cái khổ lên tận cùng, và cũng đẩy tình yêu thương, lòng vị tha của bà cụ Tứ đến mức cao nhất.

    – Chi tiết nồi cháo cám gợi ám ảnh về cái đói:

    + chi tiết miêu tả bữa cơm ngày đói…

    + chi tiết nồi cháo cám: (nguyên liệu, thái độ của mọi người…)-> thảm cảnh của người nông dân trong nạn đói 1945

    -> giá trị hiện thực của tác phẩm

    – Chi tiết nồi cháo cám thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn nhân vật bà cụ Tứ

    + Người phụ nữ nhân hậu, giầu tình yêu thương và lòng vị tha

    + chi tiết còn cho ta thấy bà cụ Tứ là người có niềm tin bất diệt vào sự sống.

    -> giá trị nhân đạo của tác phẩm

    *Đánh giá chung: chi tiết nồi cháo cám vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo, có sức ám ảnh sâu sắc đến tâm trí và chạm đến trái tim người đọc.

    b. Biểu điểm:

    – Điểm 2,25-2,75: cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên song một trong các luận điểm chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ.

    – Điểm 1,25-2,0: đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

    – Điểm 0.5-1,0 : đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

    – Điểm 0,25: hầu như không đáp ứng được các yêu cầu trên.

    4. Sáng tạo: ( 0.5 điểm)

    – Điểm 0.5: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt.

    – Điểm 0.25: Có một số cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được một số thái độ riêng sâu sắc.

    5. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0.5 điểm)

    – Điểm 0.5: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

    – Điểm 0.25: mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

    – Điểm 0: mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

    1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Văn 12

    Chủ đề

    Mức độ

    Tổng số

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng thấp

    Vận dụng cao

    PhầnI. Đọc hiểu

    Văn bản

    01văn bản nghị luận ngoài chương trình

    – Nhận diện thể loại/phong cách của văn bản.

    – Nhận biết chủ đề/ những nội dung cơ bản trong văn bản

    – Giải thích nghĩa của từ ngữ, nghĩa của câu

    – Hiểu nội dung cơ bản của các câu, đoạn trong văn bản

    – Nhận xét tư tưởng/ quan điểm/ thái độ/ tình cảm của tác giả trong văn bản.

    Hoặc:

    – Liên hệ thực tế, rút ra bài học từ văn bản

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ

    2

    2

    20%

    2

    2

    20%

    1

    1

    10%

    5

    5,0

    50%

    Phần II. Làm văn

    Nghị luận văn học

    – Viết bài văn.

    Viết bài văn nghị luận văn học (về một vấn đề/ một tác phẩm/ một đoạn trích/một chi tiết trongtác phẩm văn học).

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ

    1

    5,0

    50%

    1

    5,0

    50%

    Tổng chung

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ

    2

    2,0

    20%

    2

    2,0

    20%

    1

    1,0

    10%

    1

    5,0

    50%

    6

    10,0

    100%

    2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 12 – Đề 2

    2.1 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 12

    SỞ GD&ÐT ………….

    TRƯỜNG THPT ……

    ———-—&–———–

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN NGỮ VĂN 12

    Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

    “Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực.

    Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.

    Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai trước mắt!”

    (Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, VÂN ANH SPIDERUM, theo trí thức trẻ 20:55 05/04/2017)

    Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

    Câu 2 (1,0 điểm). Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì?

    Việc trích dẫn các ví dụ về những người đã thành công trong văn bản có tác dụng gì? Câu 3 (0,75 điểm). Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến: “Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình”?

    Câu 4 (0,75 điểm). Anh (chị) có đồng tình với quan niệm: “Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu?” Vì sao?

    II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm)

    Từ nội dung của phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ: Làm thế nào để không bị tụt hậu so với xã hội hiện nay?

    Câu 2 (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh (chị) về sự thật ở đằng sau bức ảnh đẹp qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

    ———Hết———

    Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.

    2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 12

    Phần/câu

    Yêu cầu nội dung

    Điểm

    I

    Đọc hiểu

    3,0

    1

    Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

    0,5

    2

    – Theo tác giả đặc điểm chung của những người thành công đó là: là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình.

    Tác dụng: Khẳng định những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình.

    0,5

    0,5

    3

    Giải thích ý kiến:Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình”?

    – Muốn vượt qua được những biến động của cuộc đời thì trước hết con người phải vượt qua được bản thân mình trước vì bản thân chính là rào cản lớn nhất.

    – Bản thân luôn là yếu tố chi phối và quyết định những suy nghĩ và hành động của mỗi người.

    0,75

    4

    Học sinh có thể bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến, nhưng cần có sự lí giải thuyết phục thì mới cho điểm tối đa.

    0,75

    II

    Làm văn

    7,0

    1

    Từ ngữ liệu của phần Đọc- hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ: Làm thế nào để không để tụt hậu so với xã hội hiện nay?

    2,0

    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

    Học sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoăc̣ song hành nhưng phải đảm bảo cấu trúc của đoạn văn.

    0,25

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

    Mỗi người cần nhận thức và hành động tích cực, linh hoạt để bắt kịp với xu thế của thời đại.

    0,25

    c. Triển khai vấn đề nghị luận

    Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luâṇ theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:

    – Học sinh giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Làm thế nào để không bị tụt hậu?

    – Bàn luận:

    + Phải có thái độ sống tích cực, vượt qua được những rào cản của bản thân và cuộc sống.

    + Hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tốt đẹp.

    + Cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.

    – Bài học nhận thức và hành động: Bản thân cần nhận thức đúng đắn và không ngừng học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng để thích ứng với môi trường, công việc và hơn cả là không bị tụt hậu.

    1,0

    d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (Sai từ 3 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

    0,25

    e. Sáng tạo: HS có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

    0,25

    2

    Cảm nhận của anh (chị) về sự thật ở đằng sau bức ảnh đẹp qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

    5,0

    1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

    0,25

    2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

    Đằng sau bức tranh đẹp: chiếc thuyền lưới vó trong sương sớm, một cảnh “đắt” trời cho được nghệ sĩ Phùng phát hiện là một bức tranh đời sống đầy đau khổ, nghiệt ngã, trớ trêu. Từ đó, chúng ta cảm nhận được thông điệp của nhà văn: Không nên nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều; nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc đời.

    0,25

    3. Triển khai vấn đề nghị luận: Triển khai thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

    3.1. Mở bài

    Giới thiệu được nhà văn Nguyễn Minh Châu, một cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam từ sau năm 1975. Giới thiệu được truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác năm 1983, có sự đổi mới thực sự về cảm hứng nghệ thuật và cách thức thể hiện.

    3.2. Thân bài:

    – Bức ảnh nghệ thuật Chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp. Đó là cái đẹp toàn bích, toàn mĩ, một cảnh “đắt” trời cho mà người nghệ sĩ bất ngờ phát hiện ra và may mắn ghi lại được.

    – Nhưng đằng sau bức ảnh đẹp đó là một bức tranh đời sống thật đáng buồn. Gia đình một làng chài nghèo khổ sống trong cảnh bạo hành nội bộ. Chồng đánh vợ thường xuyên, tàn nhẫn, vợ cam chịu, không thể bỏ chồng, con bênh mẹ, có hành vi tấn công cha… Nhưng người ta cứ phải sống, cứ phải tồn tại. Đó là một bức tranh hiện hữu chân thực đến nhức nhối không phải ít trong đời sống hiện nay, đòi hỏi cả xã hội phải quan tâm, cùng tháo gỡ.

    -Với cách cảm nhận mới mẻ, cách viết rất chân thực, dân chủ, nhà văn đã cho người đọc một cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc về đời sống.

    + Ở góc nhìn của người nghệ sĩ (Phùng) thì anh nhận ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật phải hài hoà với đời sống. Bức ảnh đẹp thật, đáng say mê thật, nhưng đời sống những con người đằng trong bức ảnh chưa đẹp, người nghệ sĩ phải biết đau đớn, cảm thông.

    + Ở góc nhìn của người thực thi pháp luật (Chánh án Đẩu) thì anh nhận ra khoảng cách giữa lí thuyết hành pháp và hiện thực đời sống. Có những việc trong đời sống không thể cứng nhắc giải quyết bằng pháp luật hiện hành được. Pháp luật cũng phải xuất phát từ cuộc sống, sửa đổi cho phù hợp với đời sống.

    + Ở góc nhìn của người đọc thì có thể họ lên án người chồng vũ phu, họ cảm thông cho sự cam chịu của người đàn bà bị chồng hành hạ, họ thấy được nỗi buồn của những đứa con còn trẻ dại phải chịu đựng cảnh cha mẹ bạo hành… Tất cả được cảm nhận tuỳ vào cảm xúc và trải nghiệm của người đọc.

    3.3. Kết bài

    Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

    0, 5

    3,25

    0,25

    4. Sáng tạo

    Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

    0,25

    5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

    Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này).

    0,25

    Tổng điểm

    10,0

    …………..

    Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Ngữ văn 12

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *