TOP 18 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi học kì 2 năm 2023 – 2024.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Bộ đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt 3 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 27
1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức
1.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Trường Tiểu học:…………………. |
Thứ … ngày … tháng …. năm….. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2023 – 2024 |
PHẦN I: Kiểm tra đọc ( 10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)
Đọc bài viết dưới đây, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ… Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.
Theo Tâm huyết nhà giáo
Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào?
A. Thích chơi hơn thích học.
B. Thương chị.
C. Yêu mến cô giáo.
D. Có hoàn cảnh bất hạnh.
Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt?
A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
D. Nết học yếu nên không thích đến trường.
Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn?
A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.
B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo.
Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết?
A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
Câu 5: Qua câu chuyện, em đã học tập được điều gì?
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6: Thành phần được in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
“Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em.”
A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Bằng gì?
D. Thế nào?
Câu 7: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ trống trong câu:
“Nết chăm học lắm ”
A. Dấu chấm
B. Dấu hai chấm
C. Dấu chấm than
D. Dấu phẩy
Câu 8: Dòng nào có từ không cùng nhóm với từ còn lại:
A. Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, non sông
B. Mưa, nắng, bão, lũ
C. Mênh mông, uốn lượn, trắng xóa, gập ghềnh
D. Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Hoa phượng đỏ, Lễ hội Đua ghe ngo, Lễ hội Chọi trâu
Câu 9: Từ nào có nghĩa trái ngược với từ “gập ghềnh”?
A. Quanh co
B. Khúc khuỷu
C. Gồ ghề
D. Bằng phẳng
Câu 10: Em hãy viết một câu có hình ảnh so sánh
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
PHẦN II: Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm)
Cây bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, tán lá lại đỏ như đồng.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn về ước mơ của em. (Từ 5 câu trở lên)
1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Phần I. Đọc – hiểu
Câu 1: D – 0,5 đ
Câu 2: A – 0,5 đ
Câu 3: B– 0,5 đ
Câu 4: C– 0,5 đ
Câu 5: HS có thể trả lời khác nhưng đúng nội dung bài học.
– Vượt khó khăn để thực hiện ước mơ của mình.
– Giúp đỡ, cảm thông người có hoàn cảnh khó khăn.
…..
Câu 6: A
Câu 7: C
Câu 8: A
Câu 9: D
Câu 10: Học sinh viết được một câu có hình ảnh so sánh.
Phần II: Chính tả + tập làm văn:
1. Chính tả: (4 điểm)
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ, viết sạch đẹp: 1 điểm
– Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm
2. Tập làm văn: (6 điểm)
– HS viết được đoạn văn từ 5 – 7 câu có đầy đủ các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài: 3 điểm
– Viết đúng chính tả : 1 điểm
– Dùng từ, đặt câu đúng: 1 điểm
– Bài viết có sáng tạo: 1 điểm
Lưu ý: Viết quá số câu không trừ điểm.
1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Kĩ năng |
NỘI DUNG |
Số điêm |
MỨC 1 |
MỨC 2 |
MỨC 3 |
Tổng điểm |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
Đọc tiếng & Đọc hiểu (ngữ liệu truyện đọc 195- 200 chữ) |
Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. |
– Đọc 70-80 tiếng/phút – Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) |
4 |
||||||
Đọc hiểu văn bản |
2đ |
Câu 1,2 |
Câu 3,4 |
6 |
|||||
Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn |
1đ |
Câu 5 |
|||||||
– Biện pháp tu từ so sánh. |
1đ |
Câu 10 |
|||||||
– Từ có nghĩa giống nhau, trái ngược nhau. |
0,5đ |
Câu 9 |
|||||||
– Dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu phẩy – Câu cảm, câu khiến, câu kể, câu hỏi. – Đặt và trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Bằng gì? Để làm gì? – Các từ ngữ thuộc các chủ điểm: Hiện tượng tự nhiên; Núi rừng, Giao tiếp, Đất nước, Lễ hội. |
0,5đ |
Câu 6 |
|||||||
1đ |
Câu 7 |
Câu 8 |
|||||||
Viết (CT-TLV) |
Chính tả |
Viết bài |
Nghe – viết đoạn văn 65-70 chữ/15 phút |
4 |
|||||
– Viết đoạn văn kể một hoạt động ngoài trời mà em tham gia hoặc chứng kiến. – Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích. – Viết đoạn văn kể về ước mơ của em |
Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu theo chủ đề đã học |
6 |
2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo
2.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
TRƯỜNG………………… |
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II |
1. Đọc thầm bài:
Cảnh làng Dạ
Mùa đông đã về thực sự rồi!
Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.
Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.
Ma Văn Kháng
Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào các ý đúng trong các câu trả lời dưới đây
Câu 1: Mùa nào đã về thực sự rồi? M.1
A. Mùa hạ
B. Mùa thu
C. Mùa xuân
D. Mùa đông
Câu 2: Mây từ trên cao theo các sườn núi làm gì? M.1
A. Trườn xuống
B. Bò xuống
C. Xà xuống
D. Đổ xuống
Câu 3: Con suối thu mình lại phô ra cái gì? M.1
A. Những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ
B. Những dải sỏi cuội gồ ghề và sạch sẽ
C. Những dải sỏi cuội dính đất
D. Những dải sỏi cuội gồ ghề
Câu 4: Câu: “Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi”. Thuộc kiểu câu gì? M.2
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. vì sao ?
Phần 2: Tự luận (4 điểm)
5. Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến? M.1 1đ
6. Viết tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh: M.2 1đ
a. Những đám mây ………………………………………………………………………………………………………..
b. Dòng suối …………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:(0,5 điểm) M.2 1đ
Sườn núi, sạch sẽ, mặt nước, nhẵn nhụi, vui vẻ, tàu lá, vàng nhạt
– Từ ngữ chỉ đặc điểm:……………………………………………………………………
– Từ ngữ chỉ sự vật:………………………………………………………………………
Câu 8. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu: M.3 1đ
a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng.
…………………………………………………………………………………………………
b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.
…………………………………………………………………………………………………
2. Đọc thành tiếng: (4đ) (Sách Chân trời sáng tạo)
Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
1/ Mùa xuân đã về (Trang 66)
2/ Cảnh làng Dạ (Trang 89)
3/ Nắng phương Nam (Trang 78)
4/ Cuộc chạy đua trong rừng (Trang 40)
II. Phần thi viết: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe- viết): (4 điểm) ( 15 phút)
Cảnh làng Dạ
Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
2. Tập làm văn: (6 điểm) ( 45 phút)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nói về một ngày Tết ở quê em.
2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | D | A | A | C |
Phần 2: Tự luận (4 điểm)
5. Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến? (1đ)
Con suối đã thay đổi khi mùa đông đến: Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên
6. Nói tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh: (1đ)
a. Những đám mây trôi bồng bềnh nhẹ như bông.
b. Dòng suối trong vắt như mặt gương, có thể soi rõ cảnh vật xung quanh.
Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: (1 điểm)
Sườn núi, sạch sẽ, mặt nước, nhẵn nhụi, vui vẻ, tàu lá, vàng nhạt
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: sạch sẽ, nhẵn nhụi, vui vẻ, vàng nhạt.
- Từ ngữ chỉ sự vật: Sườn núi, mặt nước, tàu lá.
Câu 8. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu( 1 đ)
a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng.
– Nắng làm bố đổ mồ hôi khi nào?
b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.
– Nắng lên, ở đâu rất đông người làm việc?
2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Kĩ năng |
NỘI DUNG |
Số điểm |
MỨC 1 |
MỨC 2 |
MỨC 3 |
Tổng điểm |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
Đọc tiếng & Đọc hiểu (ngữ liệu truyện đọc 195- 200 chữ) |
Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. |
– Đọc 70-80 tiếng/phút – Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) |
4 |
||||||
Đọc hiểu văn bản |
2đ |
Câu 1,2,3 |
Câu 4 |
6 |
|||||
Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn |
1đ |
Câu 5 |
|||||||
Từ ngữ: thuộc các chủ điểm trong CHKII |
1đ |
Câu 7 |
|||||||
Biện pháp tu từ (từ so sánh, từ có nghĩa giống nhau, từ trái nghĩa, từ so sánh) |
1đ |
Câu 6 |
|||||||
Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, câu kể, câu hỏi |
|||||||||
1đ |
Câu 8 |
||||||||
Viết (CT-TLV) |
Chính tả |
Viết bài |
Nghe – viết đoạn văn 50- 55 chữ/15 phút |
3 |
|||||
Bài tập |
Nối đúng từ ngữ |
1 |
|||||||
Viết đoạn văn |
Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu theo chủ đề đã học |
6 |
3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều
3.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Trường Tiểu học………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023 – 2024 |
PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
Đọc thành tiếng (4 điểm)
1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.
2 – Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 75 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 33; sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
Con búp bê bằng vải
Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi. Mẹ bảo Thủy chọn một món đồ đồ chơi em thích nhất. Đi dọc gần hết phố đồ chơi, cô bé nhìn hoa cả mắt, vẫn không biết nên mua gì vì thứ nào em cũng thích. Đến cuối phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải giữa trời giá lạnh, Thủy kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con Thủy, cười hiền hậu:
– Cháu mua búp bê cho bà đi!
Thủy nhìn bà, rồi chỉ vào con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau:
– Mẹ mua con búp bê này đi!
Trên đường về mẹ hỏi Thủy:
– Sao con lại mua con búp bê này?
Thủy cười:
– Vì con thương bà. Bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời lạnh thế mà bà không được ở nhà, con mua búp bê cho bà vui.
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi để làm gì? M1
A. Để Thủy được nhìn ngắm đồ chơi.
B. Để Thủy được chọn mua đồ chơi nhiều tiền nhất.
C. Để Thủy được chọn mua món đồ chơi em thích nhất.
Câu 2: Vì sao đi gần hết phố, Thủy vẫn chưa mua được quà gì? M1
A. Vì Thủy hoa mắt , chóng mặt, không muốn chọn gì.
B. Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt , thứ gì Thủy cũng thích.
C. Vì nhiều đồ chơi nhưng đồ chơi nào cũng không đẹp.
Câu 3: Thủy đã chọn mua món quà có đặc điểm gì? M1
A. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
B. Con búp bê mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.
C. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.
Câu 4: Vì sao Thủy mua con búp bê vải? M2
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào mỗi ô trống sau:
A. Vì đó là món quà đẹp nhất. ☐
B. Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.☐
Câu 5: Qua câu chuyện trên em học tập được đức tính gì ở Thủy, để có thể vận dụng vào cuộc sống? M3
……………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Đặt câu có hình ảnh so ánh: M3
……………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Tìm hai cặp từ có nghĩa giống nhau : M2
……………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Dấu gạch ngang trong bài “ Con búp bê bằng vải” dùng để làm gì? M2
A. Báo hiệu phần liệt kê.
B. Đánh dấu lời đối thoại.
C. Báo hiệu phần giải thích.
Câu 9:
a) Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống: M2
Sáng hôm ấy ☐ tôi ra vườn ngắm nhìn những bông hoa hồng ☐ hoa lan đang đua nhau khoe sắc.
b) Câu “Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi.” Bộ phận được in đậm trả lời cho câu hỏi: M2
A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Bằng gì?
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10đ):
I. Chính tả (4đ):
Cây hoa nhài
Hương nhài thơm, một mùi thơm nồng nàn. Cây nhài sống một cách thảnh thơi, yên bình. Nó chẳng hề bị cây cỏ nào chen lấn. Đất bùn ao phơi khô đập tơi, trộn lẫn với cám và phân lân, là nguồn sống no đủ của nó. Nước vo gạo pha loãng, nước luộc ốc, mẹ vẫn đem tưới tắm cho nhài mỗi ngày.
II. Tập làm văn (6đ):
Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích.
3.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
||
C 0,5 |
B 0,5 |
C 0,5 |
a) S 0,25 |
b) Đ 0,25 |
Thương người, quan tâm, giúp đỡ…….. 0,5 |
1 |
0,5 |
B 0,5 |
a) 2 dấu phẩy 0,5 |
b) A 0,5 |
3.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Kĩ năng |
NỘI DUNG |
Số điêm |
MỨC 1 |
MỨC 2 |
MỨC 3 |
Tổng điểm |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
Đọc tiếng & Đọc hiểu (ngữ liệu truyện đọc 195- 200 chữ) |
Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. |
– Đọc 70-80 tiếng/phút – Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) |
4 |
||||||
Đọc hiểu văn bản |
2đ |
Câu 1,2,3 |
Câu 4 |
6 |
|||||
Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn |
1đ |
Câu 5 |
|||||||
– Biện pháp tu từ so sánh. |
1đ |
Câu 6 |
|||||||
– Từ có nghĩa giống nhau, trái ngược nhau. |
0,5đ |
Câu 7 |
|||||||
– Dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu phẩy – Câu cảm, câu khiến, câu kể, câu hỏi. – Đặt và trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Bằng gì? Để làm gì? |
0,5đ |
Câu 8 |
|||||||
1đ |
Câu 9 b |
Câu 9 a |
|||||||
Viết (CT-TLV) |
Chính tả |
Viết bài |
Nghe – viết đoạn văn 65-70 chữ/15 phút |
4 |
|||||
-Viết đoạn văn kể một hoạt động ngoài trời mà em tham gia hoặc chứng kiến. – Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích. – Viết đoạn văn về ước mơ của em. |
Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu theo chủ đề đã học |
6 |
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 – 2024!