Bộ đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9

Đề thi HSG GDCD 9 có đáp án kèm theo là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị thi học sinh giỏi.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9

TOP 18 đề thi học sinh giỏi GDCD 9 được biên soạn đầy đủ chi tiết, bao gồm các dạng đề thi bao trùm các chủ điểm kiến thức với nhiều cấp độ khác nhau. Thông qua bộ đề thi học sinh giỏi Giáo dục công dân 9 giúp các em được tiếp xúc, rèn luyện với những đề thi cơ bản và nâng cao trong các kỳ thi ở trường và thi học sinh giỏi cấp quận, huyện. Vậy sau đây là trọn bộ đề thi HSG GDCD lớp 9 có đáp án, mời các bạn cùng tải tại đây

Bộ đề thi học sinh giỏi GDCD 9 có đáp án

    Đề thi HSG GDCD 9 – Đề 1

    Đề bài

    Câu 1. (2.0 điểm): Em hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ trống(…) để hoàn thành nội dung các điều luật sau:

    (Luật giao thông đường bộ năm 2008)

    “Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.

    2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm …………(A)…………. đúng quy cách.

    Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác.

    1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em…………(B)……………. thì được chở tối đa hai người.

    4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải đảm bảo an toàn, không gây……(C)……. giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

    Điều 32. Người đi bộ.

    2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có ………(D)…….., hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.”

    Câu 2. (5.0 điểm):

    Di sản văn hóa là gì? Hãy kể tên một số di sản văn hóa ở Thanh Hóa mà em biết? Việc bảo vệ di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam và thế giới? Nêu trách nhiệm của công dân học sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa?

    Câu 3. (4.0 điểm):

    Pháp luật là gì? Em hãy nêu đặc điểm, vai trò của pháp luật trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội? Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành, hình thức thể hiện và các biện pháp đảm bảo thực hiện?

    Câu 4. (3.5 điểm):

    Thế nào là năng động, sáng tạo? Nêu ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo? Chúng ta cần rèn luyện như thế nào để trở thành người năng động, sáng tạo?

    Câu 5. (3.5 điểm):

    Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Theo em, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

    Câu 6. (2.0 điểm):Tình huống:

    Ông Q gửi đơn tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tố cáo một cán bộ của văn phòng Ủy ban nhân dân huyện đã có hành vi nhận hối lộ. Trong đơn tố cáo có ghi rõ tên mình và cung cấp các chứng cứ liên quan tới việc nhận hối lộ này.

    a. Ông Q tố cáo là đúng hay sai theo quy định của pháp luật?

    b. Đơn tố cáo trên gửi đúng người có thẩm quyền xem xét tố cáo hay chưa?

    ——–Hết———

    Đáp án đề thi

    Câu 1. (2,0 điểm):

    Lần lượt điền các từ hoặc cụm từ vào (điền đúng một từ, cụm từ cho 0,5đ)

    1,0đ

    (A) Có cài quai

    0,5đ

    (B) Dưới 7 tuổi

    0,5đ

    (C) Cản trở

    0,5đ

    (D) Cầu vượt

    0,5đ

    Câu 2. (5.0 điểm):

    – Khái niệm:Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    0,5đ

    – HS kể đúng được 4 di sản văn hóa ở Thanh Hóa (bao gồm cả DSVH vật thể, DSVH phi vật thể, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa. Kể đúng mỗi di sản cho 0,25 đ)

    Ví dụ: + Trống đồng Đông Sơn

    + Thành nhà Hồ…vv….

    1,0 đ

    – Ý nghĩa:

    2,0 đ

    Đối với Việt Nam:

    + DSVH, di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

    + Những di sản, di tích và cảnh đẹp cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

    Đối với thế giới:

    DSVH Việt Nam đóng góp vào kho tàng văn hóa thế giới. Một số DSVH việt Nam được công nhận là DSVH thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quý giá của nhân loại.

    Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng; Cao nguyên đá Đồng văn; Quần thể di tích Cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Nhã nhạc cung đình Huế; Hội Gióng ở phù Đổng-Sóc Sơn; Văn hóa Công Chiêng Tây Nguyên; khu di tích trung tâm hoàng thành Thăng Long – Hà Nội; Mộc bản triều Nguyễn; 82 bia tiến sĩ văn miếu Quốc tử giám…

    0,5 đ

    0,5 đ

    0,5 đ

    0,5 đ

    – Trách nhiệm của công dân HS trong việc bảo vệ các DSVH:

    1,5 đ

    + Giữ gìn sạch đẹp các DSVH ở địa phương

    + Đi tham quan tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa

    + Không vứt rác bừa bãi và có hành vi làm ô nhiễm môi trường ở các khu di tích.

    + Tố giác những kẻ ăn cắp di vật, cổ vật, bảo vật, xâm phạm trái phép đất đai ở các khu di tích.

    + Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương

    + Tôn trọng, học hỏi tinh hoa, văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới để làm phong phú cho bản sắc văn hóa dân tộc mình, giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

    0,25 đ

    0,25 đ

    0,25 đ

    0,25 đ

    0,25 đ

    0,25 đ

    Câu 3. (4.0 điểm):

    – Khái niệm:

    Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

    0,5 đ

    – Đặc điểm của pháp luật:

    1,25 đ

    + Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội, quy định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến

    0,5 đ

    + Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.

    0,25 đ

    + Tính bắt buộc (cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định.

    0,5 đ

    – Vai trò của pháp luật:

    0,5 đ

    + Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí Nhà nước, quản lí xã hội, quản lí kinh tế; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

    0,25 đ

    + Là phương tiện để phát huy quyền làm chủ của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.

    0,25 đ

    – Giống nhau: Đạo đức và Pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng thực hiện các quy tắc chung của xã hội; thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người, làm cho quan hệ XH tốt đẹp, có trật tự, kỷ cương.

    0,5 đ

    – Khác nhau:

    1,25 đ

    Đạo đức

    Pháp luật

    Cơ sở hình thành

    Đúc kết từ thực tiễn cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ

    Do Nhà nước ban hành

    0,25 đ

    Hình thức thể hiện

    Thông qua các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn.

    Các văn bản pháp luật, luật và các điều luật

    0,5 đ

    Biện pháp thực hiện

    Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê…

    Bằng tác động của Nhà nước thông qua giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

    0,5 đ

    Câu 4. (3,5 điểm):

    – Khái niệm

    1,0 đ

    + Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm

    0,5 đ

    + Sáng tạo: là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.

    0,5 đ

    – Ý nghĩa của năng động, sáng tạo:

    1,0 đ

    + Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua khó khăn thử thách, những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.

    0,5 đ

    + Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên được những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.

    0,5 đ

    – Cách rèn luyện: (HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Giám khảo có thể linh hoạt cho điểm) nhưng cơ bản phải nêu được các ý sau:

    1,5 đ

    + Nhận thức được phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên mà có, mà cần phải rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong cuộc sống.

    0,5 đ

    + Học sinh phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống; khắc phục thói quen ỷ lại, dựa dẫm, bị động hay bảo thủ, trì trệ…

    0,5 đ

    + Luôn đặt ra câu hỏi trước khi hành động là làm thế nào là tốt hơn; có cách nào làm tốt hơn không; tập thói quen đánh giá hiệu quả công việc của mình và đề ra những yêu cầu cao hơn; kiên nhẫn, say mê, có nghị lực vượt qua hoàn cảnh để đạt mục đích.

    0,5đ

    Câu 5. (3,5 điểm):

    – Khái niệm: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là trân trọng, bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn.

    0.5 đ

    – Chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc vì:

    1.5 đ

    + Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và của mỗi cá nhân. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

    1,0 đ

    + Đối với mỗi cá nhân, việc kế thừa, phát huy truyền thống giúp ta dễ dàng hòa nhập cộng đồng dân tộc, phát triển nhân cách của mình trên cơ sở tiếp thu các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.

    0,5 đ

    – Công dân nói chung, học sinh nói riêng cần phải:

    1,5 đ

    + Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực. Tự hào, trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    0,25 đ

    + Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

    0,25 đ

    + Học tập, làm theo những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.

    0,25 đ

    + Bồi dưỡng niềm say mê học tập để phát huy truyền thống hiếu học, kính trọng, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.

    0,25 đ

    + Yêu lao động, không ngừng tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.

    0,25 đ

    + Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống.

    0,25 đ

    Câu 6.(2.0điểm):

    – Trong trường hợp này ông Q tố cáo là đúng pháp luật.

    0,5 đ

    – Vì ông đã thực hiện quyền tố cáo của công dân là: Báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ Ủy ban nhân dân huyện.

    1.0 đ

    – Đơn tố cáo của ông Q đã được gửi đến đúng địa chỉ, đúng người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, theo quy định của luật khiếu nại tố cáo.

    0.5 đ

    Đề thi học sinh giỏi GDCD lớp 9 – Đề 2

    Bài 1 (2,0 điểm)

    Hãy điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……….) để hoàn chỉnh một số điều luật sau của Luật giao thông đường bộ 2008.

    Điều 31:

    3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng…..( 1 )…..quy định; khi đi ban đêm phải có …..( 2 )…..ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm…..( 3 )…..trên đường.

    Điều 32:

    5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt, …..( 4 )…..có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường.

    Bài 2 (3,0 điểm)

    Thế nào là bộ máy nhà nước? Những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước? Nêu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó?

    Bài 3 (3,0 điểm)

    Em hãy cho biết pháp luật và kỉ luật có những điểm nào khác nhau? Cho ví dụ chứng minh?

    Bài 4 (3,0 điểm)

    Tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại vũ khí, chất nổ, chất độc hại đối với con người và xã hội? Nêu một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? Để phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, học sinh cần phải làm gì?

    Bài 5 (2,0 điểm)

    Lí tưởng sống là gì? Người có lí tưởng sống cao đẹp là người như thế nào? Vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng?

    Bài 6 (4,0 điểm)

    Như thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nêu 4 biểu hiện của năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục ở các nhà trường? Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả? Theo em, một người học sinh cần phải làm gì để học tập có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

    Bài 7 (3,0 điểm)

    Bài tập tình huống :

    Năm nay An đã 15 tuổi, bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên An tự rao bán chiếc xe đạp đó. Theo em:

    a) An có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?

    b) An có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không?

    c) Muốn bán chiếc xe đạp đó, An phải làm gì?

    Đáp án đề thi

    Bài 1 (2,0 điểm). Học sinh trình bày đúng các từ, cụm từ sau:

    1. phần đường (0,5 điểm)

    2. báo hiệu (0,5 điểm)

    3. vệ sinh (0,5 điểm)

    4. mọi người (0,5 điểm)

    Bài 2 (3,0 điểm). HS cần nêu được những ý sau :

    – Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương, có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. (0,75 điểm)

    – Cơ quan trong bộ máy nhà nước được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước là: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. (0,75 điểm)

    – Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp:

    + Quốc hội: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật; quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân. (07,5 điểm)

    + Hội đồng nhân dân: Bảo đàm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt của địa phương. (0,75 điểm)

    Bài 3 (3 điểm). HS cần trình bày được những ý sau :

    * Những điểm khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật:

    – Pháp luật

    + Là những quy tắc xử sự chung (0,25 điểm)

    + Do Nhà nước ban hành (0,25 điểm)

    + Có tính bắt buộc (0,25 điểm)

    + Thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế (0,25 điểm)

    – Kỉ luật:

    + Là những quy định, quy ước của một cộng đồng ( một tập thể ) (0,25 điểm)

    + Do tập thể ( nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan…) đề ra (0,25 điểm)

    + Hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo hành động thống nhất, chặt chẽ (0,25 điểm)

    + Những quy định của một tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật. (0,25 điểm)

    – Ví dụ: ( HS lấy được ví dụ phù hợp để chứng minh, mỗi một ví dụ về pháp luật, kỉ luật có kèm theo phân tích được 0,5 điểm).

    + VD về pháp luật: Luật giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người khi điều khiển, khi ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách; không sử dụng ô, điện thoại…Những điều luật này đều do Nhà nước ban hành, có tính bắt buộc, yêu cầu tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều phải chấp hành đúng. Nếu ai vi phạm thì sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ…. (0,5 điểm)

    + VD về kỉ luật: Nội quy của nhà trường quy định: học sinh đến trường mặc đồng phục quần xanh, áo trắng, nghỉ học phải có đơn xin phép của phụ huynh; không chửi tục, đánh nhau…Học sinh nào không thực hiện tốt nội quy thì tùy theo mức độ có thể bị nhắc nhở, phê bình hoặc đình chỉ học… (0,5 điểm)

    Bài 4 (3,0 điểm).HS cần trình bày được những ý sau :

    – Tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại vũ khí, chất nổ, chất độc hại đối với con người và xã hội:

    + Gây thiệt hại về tài sản cho cá nhân, gia đình, xã hội; gây tàn phế, làm chết người… (0,5 điểm)

    + Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (0,25 điểm)

    + Ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt (0,25 điểm)

    – Một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nại vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại:

    + Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. (0,5 điểm)

    + Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở, sử dụng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phải được huấn luyện chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ các quy định về an toàn. (0,5 điểm)

    – Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

    + Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại như: không tham gia vào các hoạt động sản xuất, tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất cháy, nổ….; không đốt pháo, không đốt lửa gần khu vực để xăng, ga…; không nghịch, cưa bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc… (0,5 điểm)

    + Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhắc nhở mọi người xung quanh cẩn thận trong mọi hành vi, việc làm để không xảy ra các tai nạn đáng tiếc do vũ khí, các chất cháy, nổ và độc hại gây ra. (0,25điểm)

    + Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. (0,25 điểm)

    Bài 5 (2,0 điểm).HS cần trình bày được những ý sau :

    – Lí tưởng sống là mục đích cuộc sống mà con người mong muốn đạt tới, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con người.(0,5 điểm)

    – Người có lí tưởng sống cao đẹp là người : Luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, của nhân loại vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội; luôn vươn tới sự hoàn thiện của bản thân về mọi mặt, mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung. (0,75 điểm)

    – Thanh niên cần sống có lí tưởng vì:

    + Thanh niên là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (0,25 điểm)

    + Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi của những ước mơ cao đẹp (0,25 điểm)

    + Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người kính trọng. (0,25 điểm)

    Bài 6 (4,0 điểm).HS cần trình bày được những ý sau :

    – Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn. (0,5 điểm)

    – 4 biểu hiện của năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục ở các nhà trường ( HS nêu biểu hiện phù hợp )

    + Thi đua dạy tốt, học tốt. (0,25 điểm)

    + Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. (0,25 điểm)

    + Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. (0,25 điểm)

    + Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí giáo dục. (0,25 điểm)

    – Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: (1,0 điểm)

    Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội bởi vì: Tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng trong một thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Đồng thời, bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

    – Các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: tay nghề cao, sức khỏe tốt, lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động và luôn năng động, sáng tạo.

    (0,5 điểm)

    – Để học tập có năng suất, chất lượng, hiệu quả, HS cần:

    + Học tập và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt (0,25 điểm)

    + Luôn siêng năng, chịu khó, tự học, tự tìm tòi và sáng tạo trong học tập ( đổi mới cách học, tìm ra cách giải quyết khác nhau khi làm bài tập…) (0,25 điểm)

    + Có lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội (0,25 điểm)

    + Có ý chí nghị lực, tự lực, không dựa dẫm vào người khác (0,25 điểm)

    Bài 7 (3,0 điểm). HS cần trình bày được những ý sau :

    a) An có quyền sử dụng, quyền chiếm hữu chiếc xe đạp đó: quyền cất giữ cẩn thận xe đạp của mình, quyền dùng xe đạp để đi học hàng ngày, quyền cho bạn mượn khi bạn đề nghị….. (1,0 điểm)

    b) An không có quyền bán chiếc xe đạp đó. Vì: An mới 15 tuổi, còn đang ở chung với bố mẹ, còn phụ thuộc bố mẹ và chịu sự quản lí của bố mẹ. Chỉ có bố mẹ An mới có quyền bán chiếc xe đó cho người khác. (1,0 điểm)

    c) Muốn bán chiếc xe đó, An không nên tự quyết định mà phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý. (1,0 điểm)

    …………..

    Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *