Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường gồm 30 đề có đáp án kèm theo giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường

TOP 30 Đề thi HSG Khoa học tự nhiên lớp 7 được tổng hợp qua các kì thi cấp trường. Đây là tài liệu tham khảo để đáp ứng nhu cầu của các em cũng như giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi và các bạn có nhu cầu được tiếp xúc, rèn luyện với những dạng đề thi cơ bản và nâng cao trong các kì thi học sinh giỏi. Thông qua 30 đề thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 7 này các em sẽ nắm được cách ra đề, cũng như luyện giải đề để biết cách phân bổ thời gian hợp lý.

TOP 30 Đề thi HSG Khoa học tự nhiên 7 (Có đáp án)

Đề thi HSG Khoa học tự nhiên 7

Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:………………………………Số báo danh:……………………..

NỘI DUNG ĐỀ 1

Câu 1. (2,0 điểm)

Điện tích hạt nhân của các nguyên tử A, B, C, D lần lượt +5, +9, +12, +16. Bạn Lan vẽ các mô hình biểu diễn cấu tạo của các nguyên tử A, B, C, D như sau:

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường

a. Hãy tìm số proton của các nguyên tử A, B, C, D.

b, Bạn Lan vẽ mô hình nào đúng, mô hình nào sai?

c, Các nguyên tử A, B, C, D có cùng thuộc một nguyên tố hóa học không? Tại sao?

d. Hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của các nguyên tử A, B, C, D.

Câu 2. (1,5 điểm)

Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường

a. Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium?

b. Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

c. Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là gì?

d. Calcium có cần thiết cho cơ thể chúng ta không? Lấy ví dụ minh hoạ.

Câu 3. (1,5 điểm)

a. Tính hóa trị của A trong hợp chất AxOy(biết x, y nguyên dương, tối giản).

b. Một hợp chất AxOy, biết phần trăm khối lượng của A là 70%. Tìm công thức của hợp chất đó biết A là kim loại.

Câu 4. (2,0 điểm)

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường

a. Một người đi xe máy với tốc độ 36 km/h nhìn thấy một xe đạp đang chuyển động ngược chiều ở cách xa mình 280 m. Sau 20s, hai xe đi ngang qua nhau. Tính tốc độ của xe đạp.

b. Cho đồ thị (I) và (II) trên hình bên biểu diễn chuyển động thẳng đều của xe máy và xe đạp theo cùng một chiều. Căn cứ vào đồ thị, hãy cho biết:

b1) Xe máy và xe đẹp có khởi hành cùng một lúc và tại cùng một nơi không? b2) Tốc độ của mỗi xe. b3) Xác định vị trí gặp nhau hai xe và quãng đường mỗi xe đi được đến khi gặp nhau.

Câu 5. (1,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Ngày 08/09/2021, Tổ chức An toàn Giao thông Toàn cầu đã công bố một bản báo cáo với tiêu đề “Tai nạn giao thông đường bộ, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và tổng chi phí của tốc độ: Sáu biểu đồ nói lên tất cả”.

Bản báo cáo đã làm sáng tỏ những hiểu lầm phổ biến về tác động của tốc độ đối với an toàn giao thông đường bộ, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cũng như chi phí đi lại. Dẫn chứng cụ thể trong báo cáo một lần nữa nhấn mạnh giảm tốc độ là một trong những cách hiệu quả nhất giúp cải thiện an toàn đường bộ. Cụ thể, nếu tốc độ phương tiện tăng lên 1% thì số người chết vì tai nạn giao thông tương ứng tăng từ 3,5 – 4%.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng việc áp dụng các giới hạn tốc độ thấp hơn sẽ tối ưu hơn về mặt kinh tế. Các phân tích ủng hộ việc cho phép tốc độ cao thường chỉ tập trung vào lợi ích của việc tiết kiệm thời gian di chuyển mà bỏ qua các chi phí kinh tế khác nảy sinh từ va chạm, khí thải, nhiên liệu và bảo dưỡng phương tiện.

Báo cáo cũng nêu những lợi ích khác của giảm tốc độ trong việc thúc đẩy giao thông bền vững. Đó là giảm tác động biến đổi khí hậu của giao thông đường bộ, tăng hiệu suất sử dụng (nhiên liệu và bảo dưỡng phương tiện), cải thiện sự hoà nhập xã hội và mức độ thân thiện với người đi bộ của hệ thống giao thông.

(Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải) a) Dẫn chứng một số liệu từ bản báo cáo cho thấy tốc độ ảnh hưởng rất lớn đến an toàn giao thông đường bộ.

b) Biện pháp nào là hữu hiệu nhất để giúp cải thiện an toàn giao thông đường bộ?

c) Nêu những lợi ích của việc giảm tốc độ đối với xã hội.

Câu 6. (2,0 điểm)

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường

a) Nêu từ 2 ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng mà em quan sát được trong thực tế.

b) Ban đêm, ta không thể đọc sách trong một căn phòng tối. Chỉ khi bật đèn lên, ta mới có thể nhìn thấy trang sách. Vì sao?

c) Từ hình ảnh của các đường sức từ, hãy nêu một phương pháp xác định chiều của đường sức từ nếu biết tên các cực của nam châm.

Câu 7. (2,5 điểm)

Trong tế bào sống, không chỉ glucose tham gia vào hô hấp tế bào mà còn các chất hữu cơ khác như protein, lipid (mỡ),… cũng có thể được phân giải để cung cấp năng lượng. Nếu được cung cấp đủ glucose, tế bào sẽ chọn glucose làm nguyên liệu chính cho quá trình hô hấp. Khi lượng glucose còn rất ít thì tế bào sẽ chuyển sang dùng năng lượng của chất dự trữ là mỡ. Khi lượng mỡ tiêu thụ hết, tế bào sẽ sử dụng protein. Protein là chất quan trọng tham gia vào cấu tạo tế bào, cấu tạo cơ thể và duy trì hoạt động sống. Vì thế, nên tế bào dùng protein làm nguồn năng lượng chính thì đây là dấu hiệu cho biết tế bào bị cạn kiệt năng lượng.

a) Tế bào sử dụng glucose làm nguyên liệu duy nhất cho quá trình hô hấp tế bào. Nhận định này là đúng hay sai? Giải thích.

b) Quá trình phân giải protein có thể cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.

Nhận định này là đúng hay sai? Giải thích.

c) Em hãy nêu thứ tự ưu tiên của các chất được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình hô hấp.

d) Ở người, tinh bột qua đường tiêu hóa sẽ được phân giải thành glucose, glucose sau đó được hấp thu vào trong cơ thể qua ruột non. Giải thích tại sao những người lao động nặng thì bữa ăn thường ăn nhiều cơm.

e) Hãy giải thích tại sao người ăn kiêng quá mức sẽ làm cơ thể gầy gò, teo cơ bắp?

Câu 8. (2,5 điểm)

Hình bên mô tả ba người A, B, C đang ở các mức cân nặng khác nhau. Trong đó, người B có mức cân nặng bình thường. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường

a) Hình ảnh của người A và người C đang thể hiện vấn đề gì?

b) Theo em, vấn đề đó có thể xuất phát từ những nguyên nhân nào?

c) Để khắc phục được vấn đề trên, chúng ta cần có những biện pháp nào?

Câu 9. (2,0 điểm)

a) Hãy phân biết thụ phấn và thụ tinh. Sản phẩm của sự thụ tinh ở thực vật có hoa là gì?

b) Hãy cho biết quả được hình thành và lớn lên như thế nào?

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường

c) Quả có vai trò gì đối với đời sống của cây và đời sống con người?

Câu 10. (2,0 điểm)

Kỹ thuật ghép chồi cà chua lên gốc cà tím là một tiến bộ kỹ thuật được Viện nghiên cứu rau quả thực hiện. Cấy ghép cho năng suất cao, chịu được nhiệt độ ở mùa hè, chống được một số bệnh phổ biến trên cây cà chua như héo xanh do vi khuẩn, tuyến trùng, thối gốc,… Khi ghép, người thợ dùng dao thật sắc cắt vát thân cây cà tím và cây cà chua ở lóng phía trên hai lá mầm và dưới lá thật sau đó dùng ống cao su ghép vết cắt lại với nhau rồi cố định cho chặt.

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường

a) Nên thực hiện ghép khi cây còn nhỏ hay khi cây đã trưởng thành? Giải thích.

b) Ghép cà chua với gốc cà tím khi trưởng thành sẽ cho ra quả cà chua hay quả cà tím? Sản phẩm tạo ra phụ thuộc vào chồi ghép hay gốc ghép? Giải thích. c) Tại sao phải cắt vát trên thân cây cà chua và cà tím?

d) Ghép cây cà chua trên cây cà tím đem lại những lợi ích gì cho cây cà chua?

e) Lấy ví dụ về ghép cây mà em biết.

Câu 11. (1,0 điểm)

Burrhus Frederic Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột lại chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Đây có phải là tập tính học được không? Tại sao? Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là gì?

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 – Cấp trường

Đáp án đề thi HSG KHTN 7

Câu

Hướng dẫn giải

Điểm

1

a)

– Vì điện tích hạt nhân của nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton. Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton.

– Do vậy, điện tích hạt nhân của các nguyên tử A, B, C, D lần lượt là +5, +12, +12, +16 nên số proton của các nguyên tử A, B, C, D lần lượt là 5, 9, 12, 16. b)

– Sơ đồ đúng là sơ đồ D vì có hạt electron bằng số hạt proton. – Các sơ đồ còn lại sai vì số hạt electron không bằng hạt proton.

c) Các nguyên tử A, B, C, D không cùng 1 nguyên tố hóa học vì không cùng số proton.

d) Ta có số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử, do đó số hiệu nguyên tử của các nguyên tử A, B, C, D lần lượt là 5, 9, 12, 16 tương ứng với các nguyên tố boron, fluorine, magnesium và lưu huỳnh có kí hiệu là B, F, Mg và S.

0,5

0,25

0,25

1,0

………….

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết đề thi HSG Khoa học tự nhiên 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *