Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 10 năm 2019 – 2020có đáp án chi tiết kèm theo giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập các dạng bài tập Địa chuẩn bị cho bài thi khảo sát chất lượng đầu năm.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 10
Đồng thời giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo ra đề kiểm tra cho các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 10 trong bài viết dưới đây.
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Địa lý – Đề 1
Trường THPT ………. Lớp:…………. |
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 10 Năm học 2019- 2020 (Thời gian làm bài 60 phút) |
ĐỀ BÀI
Câu I: (3,0 điểm)
Em hãy vẽ sơ đồ theo cách đơn giản nhất thể hiện cấu trúc của Trái Đất? Động đất có nguồn gốc từ đâu?
Câu II: (4,0 điểm)
Trình bày sự dịch chuyển của Mặt Trời giữa hai chí tuyến. Khu vực nào trên Trái Đất có ngày dài 24 h?
Câu III: (3,0 điểm)
Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa trong năm? Vì sao Miền Bắc nước ta lạnh hơn Miền Nam?
………………Hết………………….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Câu |
Ý |
Nội dung |
Điểm |
|||
I (3,0 điểm) |
1 |
1. vẽ sơ đồ theo cách đơn giản nhất thể hiện cấu trúc của Trái Đất |
2,00 |
|||
– Vẽ được sơ đồ mang tính sáng tạo đơn giản |
0,10 |
|||||
– Thể hiện được 3 lớp cấu trúc Trái Đất |
0,5 |
|||||
– Thể hiện được độ dày 3 lớp |
0,5 |
|||||
2 |
Nguồn gốc động đất |
1,00 |
||||
– Nguồn gốc động đất là do nội lực: Phân hủy phóng xạ, Phản ứng hóa học, sự dịch chuyển các dòng vật chất do trọng lực… |
||||||
II (3,0 điểm) |
1 |
Trình bày sự dịch chuyển của Mặt Trời giữa hai chí tuyến. |
3,0 |
|||
– Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt, nhưng không thực có. Trong một năm, những tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến. Chuyển động này gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. – Hiện tượng xảy ra như sau: + Ngày 21/3, Mặt Trời ở xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo (mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo) + Sau ngày 21/3, mặt trời di chuyển dần lên chí tuyến bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc vào ngày 22/6 + Sau ngày 22/6, mặt trời lại chuyển động dần về xích đạo, lên thiên đỉnh ở xích đạo lần 2 vào ngày 23/9 + Sau ngày 23/9, mặt trời tử xích đạo chuyển dần về chí tuyến nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến nam vào ngày 22/12 + Sau ngày 22/12, mặt trời lại chuyển động về xích đạo, rối lại lên chí tuyến bắc. Cứ như vậy lập đi lập lại từ năm này qua năm khác, đó chính là chuyển động biểu kiến hàng năm của hai mặt trời giữa hai chí tuyến |
………………..
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Địa lý – Đề 2
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
1. Phương pháp kí hiệu biểu hiện:
A. Vị trí của đối tượng
B. Số lượng (quy mô) của đối tượng
C. Chất lượng của đối tượng
D. Vị trí, số lượng (quy mô), chất lượng, cấu trúc và động lực phát triển của đối tượng
2. Phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, cũng như hiện tượng kinh tế – xã hội trên bản đồ là phương pháp:
A. Phương pháp kí hiệu
B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
C. Phương pháp chấm điểm
D. Phương pháp bản đồ – biểu đồ
3. Phương pháp chấm điểm biểu hiện đối tượng địa lí nào dưới đây?
A. Các trung tâm công nghiệp
B. Gió và bão
C. Diện tích và sản lượng lúa
D. Các cơ sở chăn nuôi
4. Phương pháp kí hiệu có mấy dạng chính?
A. 2 dạng
B. 3 dạng
C. 4 dạng
D. 5 dạng
5. Trong Hệ Mặt trời có:
A. 7 hành tinh
B. 8 hành tinh
C. 9 hành tinh
D. 10 hành tinh
6. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trời là:
A. 149,6 triệu km
B. 146,9 triệu km
C. 194,6 triệu km
D. 164, 9 triệu km
7. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục sinh ra hệ quả:
A. Hiện tượng ngày và đêm
B. Sự luân phiên ngày đêm
C. Các mùa trong năm
D. Ngày đêm dài ngắn khác nhau
8. Giờ GMT đang là 12h ngày 02/09/2013, cho biết tại thời điểm đó ở Việt Nam là mấy giờ, ngày mấy?
A. 7h ngày 02/09/2013
B. 7h ngày 03/09/2012
C. 19h ngày 02/09/201
3 D. 19h ngày 03/09/2013
9. Ở Việt Nam, có mấy lần Mặt trời lên thiên đỉnh trong năm?
A. Không có lần nào
B. 1 lần
C. 2 lần
D. 3 lần
10. Ở Bắc Bán cầu là mùa hè, thì tại thời điểm đó ở Nam Bán cầu là mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông
II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Trình bày một số vấn đề lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ.
Câu 2 (3.0 điểm) Giải thích câu ca dao:
Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm)
Mỗi câu đúng 0.5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | B | D | B | B | A | B | C | C | D |
PHẦN TỰ LUẬN: (5.0 điểm)
Câu 1: 2.0 điểm
Một số vấn đề lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ.
– Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập)
– Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ
– Xác định phương hướng trên bản đồ
+ Dựa vào kinh, vĩ tuyến
+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc
Câu 2: 3.0 điểm
Giải thích câu ca dao: Do trục TĐ nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh MT nên:
– Tháng 5, vào mùa hạ, BBC ngã nhiều về phía MT, diện tích ánh sáng nhiều hơn diện tích bóng tối, ngày dài hơn đêm
– Tháng 10, vào mùa đông, BBC ngã xa Mặt trời, diện tích ánh sáng ít hơn diện tích bóng tối, ngày ngắn hơn đêm.