Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11

Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11

Download.vn xin gửi đến quý thầy cô giáo và các bạn học sinh Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11

Đây là đề kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 11 nhằm đánh giá chất lượng học sinh. Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11 có đáp án chi tiết kèm theo sẽ giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập môn Sinh học chuẩn bị cho bài thi khảo sát chất lượng đầu năm. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học – Đề 1

Trường THPT ………

Họ tên: ……………………….

Lớp: 11…

KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

MÔN SINH HỌC 11 CƠ BẢN

Thời gian: ….. phút

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau đây:

Câu 1. Mạch gỗ được cấu tạo

1. Gồm các tế bào chết 2. Gồm các quản bào 3. Gồm các mạch ống

4. Gồm các tế bào sống 5. Gồm các tế bào hình rây 6. Gồm các tế bào kèm

A. 1-2-4

B. 1-2-3

C. 1-3-5

D. 1-3-6

Câu 2. Các nguyên tố đại lượng gồm:

A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.

B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.

C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.

D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

Câu 3. Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào?

A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể, cần ít năng lượng.

B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể.

C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể, không cần tiêu hao năng lượng.

D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể, cần tiêu hao năng lượng.

Câu 4. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do:

I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra

II. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí

III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá

IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi nên đã ứ thành giọt ở mép lá

A. I, II

B. I, III

C. II, IV

D. II, III

Câu 5. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:

A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

Câu 6. Nơi cuối cùng nước và các ion khoáng đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:

A. Tế bào lông hút.

B. Tế bào nội bì.

C. Tế bào biểu bì.

D. Tế bào vỏ.

II – PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: Nêu vai trò của quá trình thoát hơi nước? (3 đ)

Câu 2: Hãy cho biết hậu quả của việc bón phân với liều lượng quá cao? (2 đ)

Câu 3: Trình bày cơ chế đóng mở khí khổng? (2 đ)

………..

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học – Đề 2

Câu 1. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.

Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội.

B. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.

C. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.

D. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8.

Câu 2: Một phân tử mARN có 300U chiếm 20%, trong quá trình dịch mã có 5RbX tham gia và chỉ trượt qua 1 lần. Hỏi có bao nhiêu phân tử nước được giải phóng?4

A. 2495

B. 2485

C. 2490

D. 2500

Câu 3: Nội dung nào sau đây là sai ?

A. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.

B. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ tinh với trứng để tạo hợp tử

C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con

D. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử

Câu 4: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế.

A. nhân đôi ADN.

B. dịch mã.

C. phiên mã.

D. giảm phân và thụ tinh.

Câu 5: Để tạo ra 16 hợp tử, từ 1 tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân liên tiếp 7 đợt, 50% số tế bào con trở thành tế bào sinh trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng trong trường hợp này bằng:

A. 25%

B. 50%

C. 12,5 %

D. 100%

Câu 6: Ở gà 2n = 78, có 60 tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân tạo giao tử. Số tinh trùng được tạo thành và tổng số nguyên liệu tương đương NST đơn mà môi trường cung cấp cho quá trình này là:

A. 240 tinh trùng, 2340 NST đơn

B. 60 tinh trùng, 2340 NST đơn

C. 60 tinh trùng, 4680 NST đơn

D. 240 tinh trùng, 4680 NST đơn

Câu 7: ADN của tế bào nhân thực có chiều dài 0,051 mm, có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn okazaki có 1.000 nuclêôtit. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản sẽ là:

A. 165

B. 180

C. 330

D. 315

Câu 8: Khi nói về sự giống nhau của quá trình tái bản ADN, phiên mã và dịch mã, một học sinh đưa ra các nhận định sau đây

(1) Đều xảy ra theo nguyên tắc khuôn mẫu

(2) Đều có thể xảy ra trong tế bào chất của tế bào

(3) Đều có thể xảy ra trong nhân của tế bào

(4) Trong cả ba quá trình trên , đều diễn ra hiện tượng bắt cặp bổ sung giữa các nucleotit

……………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *