Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024

TOP 2 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm 2023 – 2024 môn Tiếng Việt lớp 5, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh luyện giải đề, rồi so sánh kết quả bài làm của mình vô cùng thuận tiện.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024

Bộ đề khảo sát đầu năm môn Tiếng Việt 5, còn giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng xây dựng đề kiểm tra đầu năm, để đánh giá năng lực của học sinh dịp đầu năm học mới 2023 – 2024. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề khảo sát đầu năm môn Toán lớp 5. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bộ đề thi khảo sát đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024

    Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5 – Đề 1

    I. Đọc thầm

    GU-LI-VƠ Ở XỨ SỞ TÍ HON

    Trong một lần đi biển, Gu-li-vơ tình cờ lạc vào xứ sở của người Li-li-pút tí hon.

    Anh được vua nước Li-li-pút mời ở lại và trở thành một người khổng lồ giữa những người chỉ bé bằng ngón tay cái. Dưới đây là câu chuyện của anh.

    Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trên lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua hạ lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.

    Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng tàu chiến một rồi buộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.

    Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã kí một hòa ước lâu dài.

    Theo J.XUÝT

    Đỗ Đức Hiểu dịch

    II. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

    1.Nhân vật chính trong đoạn trích tên là gì?

    a. Li-li-pút

    b. Gu-li-vơ

    c. Không có tên

    2. Có những nước tí hon nào trong đoạn trích này?

    a. Li-li-pút

    b. Bli-phút

    c. Li-li-pút, Bli-li-phút

    3. Nước nào định đem quân xâm lược nước láng giềng?

    a. Li-li-pút

    b. Bli-phút

    c. Cả hai nước

    4. Vì sao khi trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp”?

    a. Vì thấy người lạ.

    b. Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn.

    c. Vì Gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắt.

    5. Vì sao Gu-li-vơ khuyên nhà vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút?

    a. Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình.

    b. Vì Gu-li-vơ ngại đánh nhau với quân địch.

    c. Vì Gu-li-vơ đang sống ở nước Li-li-pút.

    6. Nghĩa của chữ hòa trong hòa ước giống nghĩa của chữ hòa nào dưới đây?

    a. Hòa nhau

    b. Hòa tan

    c. Hòa bình

    7. Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu gì?

    a. Câu kể

    b. Câu hỏi

    c. Câu khiến

    8. Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, bộ phận nào là chủ ngữ?

    a. Tôi

    b. Quân trên tàu

    c. Trông thấy

    III. Chính tả (Nghe – viết), thời gian 15 phút

    KHU VƯỜN NHỎ

    Ban công nhà bé Thu là một khu vườn nhỏ.

    Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ ngoậy như những cái vòi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi cuốn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to.

    Đáp án

    1. Chính tả (5 điểm)

    – Giáo viên đọc cho học sinh nghe-viết bài trong khoảng thời gian 15 phút.

    – Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả được 5 điểm.

    – Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định,…) trừ 0,5 điểm.

    + Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn…: trừ 1 điểm toàn bài.

    2. Đọc – hiểu (5 điểm)

    Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
    b c b b a c a b
    0,5 điểm 0,5 điểm 0.5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm

    Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5 – Đề 2

    Phần 1: Kiểm tra đọc hiểu (5 điểm)

    Thỏ út trồng củ cải

    Mùa đông đi qua, mùa xuân đã tới. Thỏ mẹ dẫn các con ra vườn và bảo:

    – Các con ạ, bây giờ là vụ rau rồi, mẹ sẽ dạy các con trồng củ cải nhé. Ba anh em thỏ ríu rít trả lời:

    – Thưa mẹ, vâng ạ!

    Bốn mẹ con quây quần bên luống đất, mẹ bắt đầu giảng:

    – Muốn trồng rau, người ta phải làm đất, rồi gieo hạt…

    Nhưng mới nghe mẹ nói vậy, thỏ út đã nghĩ thầm: “Thế thì mình cũng biết rồi” và không chịu để ý nghe mẹ nói nữa. Thỏ út ngồi đấy nhưng mải nhìn theo con bươm bướm ngoài vườn nên chẳng biết mẹ đã dặn điều gì nữa. Mẹ giảng xong, ba anh em bắt đầu làm việc, mỗi người phải trồng một luống rau nho nhỏ. Hai anh của thỏ út cặm cụi cuốc đất, đập đất cho đất nhỏ và tơi ra rồi mới gieo hạt, còn thỏ út thì chỉ làm qua quýt rồi nhảy đi chơi.

    Ít ngày sau, hạt giống nảy mầm. Những cây rau bé li ti hiện ra. Hai luống rau của các anh cây mọc đều, trông như những chiếc khăn màu xanh tươi phủ lên mặt đất, còn luống rau của thỏ út thì mọc thưa thớt, cây cao, cây thấp. Thế nhưng thỏ út vẫn mải chơi chẳng chịu chăm bón gì cả. Tới vụ thu hoạch, cây rau nào của các anh cũng cao, củ cũng lớn, còn những cây rau của thỏ út thì cằn cỗi vì thiếu nước, củ bé tí tẹo. Thỏ út xấu hổ quá, bật khóc nức nở. Thấy vậy, thỏ mẹ bảo:

    – Nếu con chú ý nghe lời mẹ và chăm sóc vườn rau thì rau của con sẽ tươi tốt như của các anh vậy.

    Sau sự việc ấy, thỏ út hỏi lại mẹ cách làm đất, trồng rau, vun luống, gieo hạt rồi bắt đầu trồng lại luống rau khác. Lần này, rau của thỏ út lớn rất nhanh. Đến vụ thu hoạch, thỏ út chở về nhà rất nhiều những cây rau có lá xanh non.

    Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

    1. Khi mùa xuân tơi, thỏ mẹ dẫn các con ra vườn để làm gì? (0,5 điểm)

    A. Để cùng nhau thu hoạch cà rốt
    B. Để tập luyện thể dục
    C. Để dạy các con cách trồng củ cải
    D. Để phơi nắng ấm sau mùa đông lạnh lẽo

    2. Lúc thỏ mẹ giảng bài thì thỏ út đã làm gì? (0,5 điểm)

    A. Chăm chú lắng nghe từng lời mẹ dạy
    B. Vừa học vừa gặm cà rốt
    C. Mải nhìn theo con bươm bướm ngoài vườn
    D. Mải nhìn các chú nông dân đang thu hoạch cà rốt trên cánh đồng.

    3. Khi được mẹ yêu cầu trồng một luống rau nhỏ, thỏ út đã làm như thế nào? (0,5 điểm)

    A. Cặm cụi cuốc đất, đập đất cho đất nhỏ và tơi ra
    B. Làm qua quýt rồi bỏ đi chơi
    C. Quan sát các anh rồi bắt chước theo
    D. Không chịu làm mà nhờ mẹ làm giúp

    4. Tới lúc thu hoạch thì luống rau của thỏ út trông như thế nào? (0,5 điểm)

    A. Cây rau nào cũng cao, củ cũng lớn.
    B. Không có một cây rau nào mọc lên cả
    C. Cây rau nào cũng cằn cỗi vì thiếu nước, củ bé tí tẹo.
    D. Các cây rau phát triển tươi tốt nhưng không có củ

    5. Vì sao các cây của thỏ út lại không phát triển tốt? (0,5 điểm)

    A. Vì thời tiết lúc thỏ út gieo trồng rất xấu
    B. Vì thỏ út không chịu chăm sóc cho cây
    C. Vì hạt giống của cây không tốt
    D. Vì cây không muốn phát triển

    Câu 2: Em hãy gạch chân dưới các động từ có trong câu dưới đây (0,5 điểm)

    Hai anh của thỏ út cặm cụi cuốc đất, đập đất cho đất nhỏ và tơi ra rồi mới gieo hạt, còn thỏ út thì chỉ làm qua quýt rồi nhảy đi chơi.

    Câu 3: Em hãy chỉ ra hai hình ảnh được so sánh với nhau ở câu dưới đây (1 điểm)

    Hai luống rau của các anh cây mọc đều, trông như những chiếc khăn màu xanh tươi phủ lên mặt đất, còn luống rau của thỏ út thì mọc thưa thớt, cây cao, cây thấp.

    Câu 4: Qua câu chuyện trên em rút ra được cho mình bài học gì? (1 điểm)

    Phần 2: Kiểm tra viết (5 điểm)

    Câu 1: Chính tả (2 điểm)

    Lặng rồi cả tiếng con ve
    Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
    Nhà em vẫn tiếng ạ ời
    Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
    Lời ru có gió mùa thu
    Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

    Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)

    Em hãy viết bài văn kể lại buổi lễ khai giảng đầu năm học mà em ấn tượng nhất.

    Đáp án 

    STT

    Nội dung cần đạt

    Điểm

    Phần 1

    Câu 1

    1. C

    2. C

    3. B

    4. C

    5. B

    Mỗi câu 0,5 điểm

    Câu 2

    – Gạch chân như sau:

    Hai anh của thỏ út cặm cụi cuốc đất, đập đất cho đất nhỏ và tơi ra rồi mới gieo hạt, còn thỏ út thì chỉ làm qua quýt rồi nhảy đi chơi.

    0,5 điểm

    Câu 3

    – Hai luống rau được so sánh với những chiếc khăn màu xanh tươi phủ lên mặt đất.

    1 điểm

    Câu 4

    – Qua câu chuyện, em rút ra rằng khi học tập chúng ta cần chăm chú, nghiêm túc lắng nghe cô giáo giảng. Lúc làm việc thì phải cẩn thận, chăm chỉ, không được ham chơi. Thì mới đạt được kết quả tốt.

    1 điểm

    Phần 2

    Câu 1

    – Trình bày sạch đẹp, đúng quy định

    0,5 điểm

    – Viết đúng từ ngữ, dấu câu, đủ nội dung bài

    0,5 điểm

    – Chữ viết rõ ràng, đủ nét, đúng chính tả, kiểu chữ nhỏ

    1 điểm

    Câu 2

    Gợi ý dàn bài

    1. Mở bài

    – Giới thiệu buổi lễ khai giảng mà em ấn tượng nhất.

    0,5 điểm

    2. Thân bài

    – Trước khi bắt đầu buổi khai giảng:

    • Tâm trạng của em như thế nào, em đã chuẩn bị những gì?
    • Có những ai đến tham gia buổi lễ? Không khí sân trường như thế nào?
    • Sân khấu được trang trí như thế nào?

    – Buổi lễ khai giảng diễn ra:

    • 2 thầy cô đóng vai trò làm MC lên tuyên bố bắt đầu buổi lễ khai giảng.
    • Tất cả mọi người chào cờ và hát quốc ca
    • Thầy hiểu trưởng, các thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh phát biểu, chia sẻ cảm nghĩ của bản thân và những mong đợi về năm học mới.
    • Các tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn và đa dạng (miêu tả tiết mục em ấn tượng nhất)
    • Miêu tả không khí, cảm xúc của mọi người tham gia buổi lễ.

    – Kết thúc buổi lễ khai giảng:

    • Mọi người dọn dẹp sân khấu
    • Mọi người tranh thủ chụp hình, nói chuyện sau thời gian dài nghỉ hè

    2 điểm

    3. Kết bài

    – Nêu những tình cảm, suy nghĩ của em về buổi lễ khai giảng.

    0,5 điểm

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *