Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên THCS

Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên THCS

Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên THCS bao gồm cả đáp án, giúp thầy cô có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá khảo sát năng lực giáo viên cấp THCS. Mời thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Bạn đang đọc: Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên THCS

Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên Tiểu học

Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra năng lực Giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học

Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên THCS có đáp án

PHẦN I: CÂU HỎI KIỂM TRA NĂNG LỰC

Câu 1: a) Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Theo Chương II của Thông tư số 30 có Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Vậy chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học có những tiêu chuẩn nào, có mấy tiêu chí? Theo anh (chị) Chuẩn nào là quan trọng nhất? Vì sao?

b) Nêu các hành vi giáo viên không được làm được quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Trả lời:

a) Chuẩn nghề nghiệp GV trung học có 6 tiêu chuẩn – 25 tiêu chí.

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục.

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội.

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp.

– Chuẩn quan trọng nhất: Chuẩn 1- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

GV có thể có nhiều cách trả lời nhưng phải đạt được các ý cơ bản sau:

+ Như Bác Hồ đã nói: “Có Đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì trở nên vô dụng”. Đối với người GV thì đạo đức nhà giáo là điều rất quan trọng trong công tác giáo dục con người.

+ Thầy cô giáo phải là người Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị – xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

+ Vì “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” nên đòi hỏi người thầy phải là người cao quý có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh.

+ Vì mỗi thầy cô giáo là một “Tấm gương sáng về đạo đức …” cho học sinh noi theo. Bộ GD&ĐT đưa vấn đề đạo đức lên hàng đầu.

+ Vì “Tất cả vì học sinh thân yêu”

b. Các hành vi giáo viên không được làm

  1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
  2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
  3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
  5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.
  6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

Câu 2: a) Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học hiện nay là một việc làm thường xuyên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Anh (chị) hiểu như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử?

b) Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, theo Anh (Chị) bài soạn cần đạt những yêu cầu gì?

Trả lời:

a. Như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử?

– Giáo án điện tử:

+ Giáo án điện tử là bài soạn trên máy tính (giáo án “nền”) có kèm theo một bài giảng điện tử.

+ Giáo án nền (soạn trên máy tính): bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá), đồng thời phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của bộ môn

– Bài giảng điện tử:

+ Bài giảng điện tử: chủ yếu chỉ gồm những nội dung dạy – học được chọn lọc từ “giáo án nền” để trình bày trên lớp bằng máy tính – nhờ các phần mềm chuyên dụng với những hiệu ứng minh họa.

+ Bài giảng điện tử là bài giảng có dùng máy tính hỗ trợ, được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng và có thể trình chiếu để thay thế cho bài giảng viết tay.

+ Bài giảng điện tử là một bộ phận của giáo án điện tử, không bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *