Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa là tài liệu tham khảo và ôn tập hữu ích dành cho các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa
Tài liệu bao gồm đề thi thử môn Toán và môn Địa lý. Hi vọng, đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn ôn tập, làm quen với cách ra đề thi và rèn luyện khả năng giải đề nhanh, chính xác nhất. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG. |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn thi: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. |
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao.
B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
C. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 2: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái
A. cận nhiệt gió mùa.
B. nhiệt đới gió mùa.
C. cận xích đạo gió mùa.
D. xích đạo gió mùa.
Câu 3: Căn cứ vào biểu đồ đường ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là
A. tháng 10, tháng 8, tháng 11.
B. tháng 10, tháng 8, tháng 10.
C. tháng 9, tháng 8, tháng 11.
D. tháng 11, tháng 8, tháng 10.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Bắc.
Câu 5: Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là
A. đến muộn và kết thúc muộn.
B. đến sớm và kết thúc sớm.
C. đến muộn và kết thúc sớm.
D. đến sớm và kết thúc muộn.
Câu 6: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ, GIAI ĐOẠN 2005 – 2014
( Đơn vị: tỉ USD)
Năm | 2005 | 2007 | 2010 | 2014 |
Xuất khẩu | 34,3 | 36,5 | 43,9 | 44,9 |
Nhập khẩu | 65,7 | 63,5 | 56,1 | 55,1 |
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 2005 – 2014?
A. Tỉ trong xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.
B. Tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
C. Tỉ trọng xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu.
D. Cơ cấu xuất nhập khẩu đang tiến tới cân bằng.
Câu 7: Hiện nay dân số thế giới đang biến đổi theo xu hướng
A. ngày càng già đi.
B. nữ giới ngày càng tăng.
C. nam giới ngày càng tăng.
D. ngày càng trẻ hơn.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) ở nước ta?
A. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.
B. Biên độ nhiệt nhỏ.
C. Biên độ nhiệt lớn.
D. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn thứ hai ở Đông Nam Bộ là
A. Vũng Tàu.
B. TP. Hồ Chí Minh .
C. Thủ Dầu Một.
D. Biên Hòa.
Câu 10: Mưa phùn là loại mưa
A. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
B. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
C. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
D. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không đúng về vị thế của EU trên trường quốc tế?
A. EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
B. Các nước sử dụng chung đồng Euro sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan.
C. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
D. Chiếm vai trò quan trọng trong viện trợ phát triển thế giới.
Câu 12: Cho bảng số liệu:
TÌNH HÌNH XUẤT – NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2014
(Đơn vị: triệu USD)
Năm | Kim ngạch xuất khẩu | Kim ngạch nhập khẩu |
2000 | 14 482,7 | 15 636,5 |
2005 | 32 447,1 | 36 761,1 |
2010 | 72 236,7 | 84 836,6 |
2012 | 114 529,2 | 113 780,4 |
2014 | 150 217,1 | 147 849,1 |
Loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014?
A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ cột chồng.
Câu 13: Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta vào thời kì mùa đông là
A. làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô.
B. mang đến lượng mưa lớn cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.
C. tăng độ ẩm.
D. làm giảm nền nhiệt độ.
Câu 14: Ở nước ta, những nơi có lượng mưa trung bình năm lên đến 3000 – 4000mm là
A. các vùng trực tiếp đón gió mùa Tây Nam.
B. những vùng có dải hội tụ nhiệt đới đi qua.
C. các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.
D. các đảo và quần đảo ngoài khơi.
Câu 15: Cho biểu đồ:
DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM.
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và độ che phủ rừng của nước ta qua các năm?
A. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, tăng không liên tục.
B. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục.
C. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn tổng diện tích rừng.
D. Diện tích rừng trồng của nước ta tăng liên tục.
Câu 16: Ý nào sau đây không đúng với tình hình dân cư của Nhật Bản?
A. Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn tập trung ở các thành phố ven biển.
B. Nhật Bản là nước đông dân nên tốc độ gia tăng dân số hàng năm cao.
C. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
D. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần.
Câu 17: Nguyên nhân khiến diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm là
A. do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang chăn nuôi.
B. do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây công nghiệp.
C. do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang đất ở.
D. do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây khác.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.