Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 Sở GD&ĐT Quảng Bình được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 Sở GD&ĐT Quảng Bình
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 Sở GD&ĐT Quảng Bình là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2019 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức môn Lịch sử, Địa lý, Hóa học môn Vật lý, Ngữ văn, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Đề thi minh họa môn Lịch sử
Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam?
A. Chiến thắng Vạn Tường (1965).
B. Chiến thắng Bình Giã (1964).
C. Chiến thắng Ấp Bắc (1963).
D. Phong trào Đồng khởi (1960).
Câu 2: Vì sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn diện?
A. Trên thế giới chưa có nước nào công nhận và ủng hộ ta.
B. Ta xác định cuộc kháng chiến của ta là đánh lâu dài.
C. Để đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
D. Toàn diện kháng chiến mới phát huy được sức mạnh toàn dân.
Câu 3: Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng là:
A. tập trung chống bọn tay sai phản động, chống phát xít.
B. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C. tập trung vào nhiệm vụ chống phát xít, chống chiến tranh.
D. đề ra nhiệm vụ đánh đổ phong kiến và đế quốc.
Câu 4: Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là gì?
A. Đánh đổ đế quốc, tay sai.
B. Đánh đổ phong kiến, bọn phản cách mạng.
C. Đánh đổ đế quốc, bọn phản cách mạng.
D. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Câu 5: Trong xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển hiện nay, Việt Nam có được thời cơ và thuận lợi gì?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu lao động, hàng hóa.
C. Mở rộng hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và tiếp thu thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
Câu 6: Giai cấp nông dân là một lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam vì đây là giai cấp
A. có khả năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
B. có số lượng động, có tinh thần cách mạng triệt để.
C. nhạy cảm chính trị, hăng hái với công cuộc cạnh tần đất nước.
D. chịu 3 tầng áp bức bóc lột nên có tinh thần cách mạng triệt để.
Câu 7: Từ năm 1950, cuộc kháng chiến của dân tộc ta đã bước vào giai đoạn
A. vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
B. vừa đấu tranh quân sự vừa đàm phán ngoại giao.
C. thực hiện phương châm kháng chiến toàn dân toàn diện.
D. chống Pháp và chống quân can thiệp Mỹ.
Câu 8: Trong những năm 60 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi
A. đã đưa đến sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập.
B. giành được thắng lợi triệt để.
C. chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh chính trị, thương lượng.
D. đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu 9: Mỹ cải thiện quan hệ với Trung Quốc đầu thập niên 70 của thế kỷ XX là biểu hiện của việc
A. Mỹ điều chỉnh chính sách đối ngoại trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
B. Mỹ tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc nhằm giải quyết vấn đề Campuchia.
C. Mỹ từng bước khống chế và chi phối các cường quốc xã hội chủ nghĩa.
D. Mỹ củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
Câu 11: Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 – 1929)?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Giao thông vận tải.
D. Thương nghiệp.
Câu 12: Trong các đạo luật được chính phủ Mỹ ban hành nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đạo luật nào quan trọng nhất?
A. Đạo luật về tài chính.
B. Đạo luật phục hưng thương mại.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Đạo luật về ngân hàng.
Câu 13: Năm 1950, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới trong bối cảnh quốc tế
A. mâu thuẫn Đông – Tây, Chiến tranh lạnh đã bao trùm quan hệ quốc tế.
B. cuộc chiến tranh hai miền trên bán đảo Triều Tiên đang bước vào giai đoạn cuối.
C. hình thành hai khối liên minh quân sự – chính trị đối đầu căng thẳng ở châu Âu.
D. phong trào chống Pháp, giải phóng dân tộc ở Bắc Phi đang phát triển rầm rộ.
Câu 14: Vì sao ngay sau Hiệp định Giơnevơ (1954), Đảng xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng Việt Nam?
A. Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu, chống lại phong trào cách mạng thế giới.
B. Mỹ bắt tay, câu kết với Pháp để thống trị nhân dân miền Nam.
C. Mỹ phá hoại hiệp định Giơnevơ, ngăn cản tiến trình hòa bình, thống nhất đất nước ta.
D. Mỹ đang phát động Chiến tranh lạnh chống CNXH trong đó có Việt Nam.
Câu 15: Những sự kiện nào được đánh giá là bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam?
A. Đồng khởi (1959 – 1960), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
B. Chiến thắng Ấp Bắc (1963), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Chiến thắng Ấp Bắc (1963), Đồng khởi (1960).
D. Đồng khởi (1960), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).
Câu 16: Sự khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh và các cuộc Chiến tranh thế giới đã qua là gì?
A. Chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mỹ.
B. Làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
C. Diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại.
D. Không xung đột quân sự trực tiếp giữa Liên Xô và Mỹ.
Câu 17: Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?
A. Dân chủ nhân dân.
B. Dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Dân chủ tư sản.
D. Giải phóng dân tộc.
Câu 18: Điểm tương đồng giữa kế hoạch Nava và kế hoạch Rơve của thực dân Pháp là
A. tập trung đánh phá, xóa bỏ vùng tự do Liên khu V của ta.
B. tập trung giữa thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ.
C. lập vành đai trắng bao quanh trung du, đồng bằng Bắc Bộ.
D. luôn có sự ủng hộ, giúp sức của Mĩ.
Câu 19: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1925 đã
A. chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng.
B. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam.
C. thúc đẩy việc thành lập các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
D. làm xuất hiện phong trào “vô sản hóa” ở Việt Nam.
Câu 20: Trật tự hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?
A. Những thỏa thuận của Liên Xô, Mỹ, Anh trong Hội nghị Ianta và các hội nghị sau đó.
B. Những thỏa thuận của Mỹ và Liên Xô trong Hội nghị Ianta, Hội nghị Pôtxđam.
C. Những thỏa thuận của Liên Xô, Mỹ, Anh sau Hội nghị Ianta.
D. Những thỏa thuận của Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô trong Hội nghị Ianta
Câu 21: Trong 5 năm đầu thực hiện đổi mới (1986 – 1990), thành tựu lớn nhất ta đã được trong lĩnh vực nông nghiệp là gì?
A. Có dự trữ và xuất khẩu gạo.
B. Chuyển sang chuyên canh cây lúa.
C. Diện tích cây trồng được tăng cao.
D. Mở rộng diện tích trồng lương thực.
Câu 22: Tháng 6 – 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ mạng nào?
A. Cộng sản đoàn.
B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Tâm tâm xã.
Câu 23: Trong những năm 1991 – 2000, Mỹ đã chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế tài chính thế giới trừ
A. WTO
B. ASEM
C. WB
D. IMF
…………..