Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi môn Toán, Lịch sử, Ngữ văn, GDCD, môn Hóa học, Vật lý, Sinh học, tiếng Anh. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn tiếng Anh

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions

Question 1:

A. particular

B. initiate

C. attention

D. substantial

Question 2:

A. likes

B. writes

C. hopes

D. serves

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.

Question 3:

A. effect

B. deafness

C. effort

D. cancer

Question 4:

A. economy

B. expectation

C. decoration

D. universal

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.

Question 5: Helen has just bought__________.

A. new black wool two scarves

B. two new black wool scarves

C. two black wool new scarves

D. two scarves new wool black

Question 6: It’s a small lamp, so it doesn’t _________ off much light.

A. shed

B. spend

C. give

D. cast

Question 7: It seems that the world record for this event is almost impossible to_____

A. beat

B. get

C. achieve

D. take

Question 8: Housewives find it easier to do domestic chores thanks to ____________invention of labour- saving devices.

A. a

B. the

C. some

D. an

Question 9: ___________her fiction describes women in unhappy marriages.

A. A large number of

B. Many of

C. A great volume of

D. Much of

Question 10: Their apartment looks nice. In fact, it’s___________.

A. extreme comfortable

B. extremely comfortable

C. extremely comfortably

D. extreme comfortably

Question 11: Everyone in both cars _________ injured in the accident last night, __________?

A. was/ wasn’t he?

B. was/ weren’t they

C. were/ weren’t they

D. were/ were they

Question 12: I’d like to see that football match because I___________once this year.

A. haven’t seen

B. weren’t seeing

C. don’t see

D. didn’t see

Question 13: Our new coach is popular ___________the whole team.

A. by

B. for

C. with

D. to

Question 14: Some candidates failed the oral examination because they didn’t have enough ___________.

A. confidential

B. confide

C. confidence

D. confident

Question 15: The opposition will be elected into government at the next election, without a ____________ of a doubt

A. benefit

B. hue

C. shadow

D. shade

Question 16: One man ____outside his own country is tipped to become the new President.

A. little knowing

B. to know little

C. little known

D. to be little known

Question 17: Another__________will be drawn from the experiment.

A. attention

B. contrast

C. conclusion

D. inference

Question 18: They always kept on good ___________with their next-door neighbors for the children’s sake.

A. will

B. relations

C. friendship

D. terms

…………….

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Ngữ văn

SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT

LƯƠNG NGỌC QUYẾN

(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút. (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn”thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quí giá cho bản thân.

Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.

Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.

(Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, tại sao một số người từ chối việc thay đổi?

Câu 3. (1.0 điểm) Anh/Chị hiểu như thế nào về ý của câu Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn?.

Câu 4. (1.0 điểm) Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hiện nay trong việc trở thành công dân toàn cầu.

Câu 2: (5,0 điểm)

Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những kỉ niệm kháng chiến gian khổ:

– Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng:

Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De núi Hồng.
( Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, trang 110, 112,113)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về mạch cảm xúc thơ.

—-Hết—-

Học sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

…………..

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1: Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là

A. chủ nghĩa khủng bố hoành hành.

B. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

C. Chiến tranh và xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.

D. nguy cơ cạn kiệt tài nguyên..

Câu 2: Những thành tựu của nước ta đạt được trong 15 năm đầu tiến hành đổi mới (1986-2000), đã khẳng định

A. vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

B. đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

C. tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

D. nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Câu 3: Trong các yếu tố đảm bảo kháng chiến chống Pháp thắng lợi, yếu tố nào có ý nghĩa quyết định nhất?

A. Lòng yêu nước của nhân dân.

B. Sự ủng hộ của các nước XHCN và nhân dân thế giới.

C. Đường lối kháng chiến của Đảng.

D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt- Miên-Lào

Câu 4: Sau chiến tranh thế giới thứ hai khu vực Đông Nam Á có biến đổi nào lớn nhất?

A. Các nước đều tham gia tổ chức ASEAN.

B. Kinh tế Đông Nam Á đều phát triển.

C. Các nước Đông Nam Á giành được độc lập.

D. Các nước Đông Nam Á gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc

Câu 5: Điểm sáng tạo của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) trong việc giải quyết vấn đề dân tộc là

A. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

B. đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

C. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.

D. giải phóng dân tộc Việt Nam gắn liền với giải phóng các dân tộc Đông Dương.

Câu 6: Khối liên minh công – nông lần đầu tiên được hình thành trong phong trào nào?

A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.. B. Phong trào cách mạng 1930-1931..

C. Phong trào dân chủ 1936-1939.. D. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930.

Câu 7: “ Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Câu văn trên trích trong văn kiện nào?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

C. Đề cương văn hóa Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh.

D. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 8: Cuộc hành quân “tìm diệt” đầu tiên đánh vào căn cứ Quân giải phóng của quân Mĩ khi vừa đổ bộ vào miền Nam là

A. ở Chu Lai

B. ở Núi Thành.

C. ở Vạn Tường.

D. ở Tây Ninh.

Câu 9: Trong cải cách ruộng đất (1954 – 1956) ở miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?

A. “Người cày có ruộng”.

B. “Tấc đất tấc vàng”.

C. “Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”.

D. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” .

Câu 10: Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986 do

A. đất nước đang phát triển

B. nhân dân không đồng tình.

C. sự giúp đỡ của Liên Xô.

D. sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.

Câu 11: Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự đổi mới đường lối đối ngoại của Trung Quốc trong thời kì cải cách – mở cửa?

A. Thiết lập quan hệ với nhiều nước khác, hợp tác trong giải quyết tranh chấp quốc tế.

B. năm 1979 thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ.

C. tìm cách vươn lên đứng đầu phe XHCN.

D. từ những năm 80 của thế kỉ XX, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia.

Câu 12: Mục đích cơ bản của tổ chức Liên hợp quốc là

A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.

B. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

C. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.

D. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 13: Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật-Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong văn kiện nào dưới đây?

A. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

B. Văn kiện Đại hội Quốc dân Tân Trào

C. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng

D. Văn kiện Hội nghị toàn quốc của Đảng

Câu 14: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

A. Kết quả của việc mở rộng tổ chức liên kết quốc tế.

B. Hệ quả của việc mở rộng quan hệ thương mại giữa các cường quốc.

C. Kết qủa của việc thống nhất thị trường giữa các nước đang phát triển.

D. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.

Câu 15: Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào nào?

A. Thi đua “Dạy tốt, học tốt”

B. Bình dân học vụ.

C. Bổ túc văn hóa.

D. Cải cách giáo dục

Câu 16: Kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954

A. tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay, phương tiện chiến tranh hiện đại của Pháp – Mĩ.

B. làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ.

C. đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.

D. giải phóng một vùng đất đai rộng lớn với 40000 dân.

Câu 17: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam (1976) đã

A. tạo khả năng to lớn để xây dựng bảo vệ Tổ quốc

B. đánh dấu việc hoàn thành khắc phục hậu quả chiến tranh.

C. đánh dấu sự hoàn thành thống nhất đất nước về hệ thống chính trị.

D. tạo điều kiện hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 18: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới của Đảng?

A. Văn hóa.

B. Kinh tế.

C. Chính trị.

D. Xã hội..

Câu 19: Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược

A. Phòng ngự “quét” và “giữ”.

B. “Việt Nam hoá chiến tranh”.

C. “Chiến tranh cục bộ”

D. Bình định và lấn chiếm.

Câu 20: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 – 1939 đã quyết định thành lập Mặt trận nhân ở Đông Dương có tên gọi là gì?

A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận nhân dân phản đế.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận phản đế Đông Dương.

Câu 21: Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là

A. Đế quốc Anh.

B. Thực dân Pháp.

C. Trung Hoa Dân Quốc.

D. Phát xít Nhật.

Câu 22: Các tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám là

A. Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Hà Nội.

B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

C. Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Quảng Nam.

D. Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa.

Câu 23: Khởi nghĩa Yên Thế thể hiện sức mạnh to lớn của lực lượng xã hội nào sau đây trong đấu tranh chống Pháp xâm lược?

A. Tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ.

B. Đông đảo nhân dân, gồm: nông dân, thợ thủ công, dân nghèo.

C. Giai cấp công nhân.

D. Giai cấp nông dân.

Câu 24: Chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng trong công cuộc đổi mới là xây dựng

A. nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

B. nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

C. khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.

D. nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Câu 25: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành

A. trung tâm công nghiệp – quốc phòng duy nhất của thế giới.

B. trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

C. cường quốc kinh tế tư bản, đứng thứ hai thế giới .

D. trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

Câu 26: Mĩ có hành động gì ở Việt Nam ngay sau khi Pháp thất bại trong chiến tranh Đông Dương?

A. Đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

B. Trực tiếp đưa quân đội vào thay quân Pháp.

C. Đưa lực lượng cố Mĩ vào miền Nam Việt Nam

D. Ủng hộ Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam.

Câu 27: Cuộc đấu tranh chống chiến lược chiến tranh nào của Mĩ có sự tham gia của đông đảo các tín đồ Phật giáo?

A. “Chiến tranh cục bộ”

B. “Chiến tranh đặc biệt”.

C. “ Chiến tranh một phía”.

D. “Việt Nam hóa chiến tranh”

Câu 28: Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì?

A. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.

B. Chính phủ tư sản sắp bị sụp đổ.

C. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.

D. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga.

Câu 29: Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách nào dưới đây?

A. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp.

B. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

C. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp

D. Thu mua lương thực với giá rẻ.

Câu 30: Những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược và trở thành thuộc địa từ cuối thế kỉ XIX?

A. Việt Nam, Lào, Miến Điện.

B. Việt Nam, Lào ,Cam-pu-chia.

C. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.

D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Lào.

Câu 31: Chiến thắng nào của quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp?

A. Chiến dịch Việt Bắc.

B. Chiến dịch Trung Du.

C. Chiến dịch Hà Nam Ninh .

D. Chiến dịch Biên Giới.

Câu 32: Tác phẩm “Đường Kách mệnh” xuất bản năm 1927 là

A. cuốn sách viết về tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam.

B. cuốn sách tập hợp những bài báo của Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động ở Pháp.

C. cuốn sách tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc).

D. cuốn sách viết về kinh nghiệm chiến tranh du kích của nước Nga Xô viết.

Câu 33: Trong thời kì 1954 – 1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Phong trào “Đồng khởi”.

B. Phong trào “Phá ấp chiến lược”.

C. Phong trào “Vì hòa bình”.

D. Phong trào “Phá thế kìm kẹp” của Mĩ.

…………

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu 41: Biện pháp nào sau đâv không đúng khi nói về sử dụng hợp lí và cái tạo tự nhiên Đồng bằng Cửu Long?

A. Phát triến thủy lợi, khai thác hiệu quả nguồn nước ngầm.

B. Tạo giống lúa chịu được phèn, mặn.

C. Duy trì vào bảo vệ tài nguyên rừng.

D. Nước ngọt là vấn để quan trọng hàng đầu vào mùa khô.

Câu 42: Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ở Đồng bằng sông Hồng vì

A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

B. thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

C. khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội.

D. góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường trong vùng.

Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng không có ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây?

A. Thủy hải sản.

B. Lương thực.

C. Rượu, bia, nước giải khát.

D. Sản phẩm chăn nuôi.

Câu 44: Thế mạnh nào sau đây không phải là của Trung du miền núi Bắc Bộ ?

A. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.

B. Trồng cây công nghiệp điển hình cho vùng nhiệt đới.

C. Phát triển kinh tế biển và du lịch.

D. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, lợn.

Câu 45: Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 – 1975 có đặc điểm

A. miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại.

B. hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

C. phát triển rất mạnh trên cả hai miền.

D. quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh

Câu 46: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2010.

B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản trong giai đoạn 2005 – 2010.

C. So sánh sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2010.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản trong giai đoạn 2005 – 2010.

Câu 47: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các tuyến đường ngang ở Bắc Trung Bộ là

A. 1, 7, 8.

B. 1, 8, 9

C. 7, 8, 9

D. 1, 7, 8.

Câu 48: Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi nước ta có đặc điểm là

A. mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C.

B. có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C.

C. mùa hạ nóng trên 25°C, mùa đông lạnh dưới 15°C.

D. nóng quanh năm, ít khi nhiệt độ xuống dưới 20°C.

Câu 49: Hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải là

A. đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

B. đầu tư vào các ngành công nghệ cao.

C. phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.

D. hạn chế việc hình thành các khu công nghiệp tập trung để bảo vệ môi trường.

Câu 50: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có nhiều

A. Vịnh,đảo và quần đảo

B. cao nguyên bazan.

C. địa hình đá vôi.

D. núi cao và núi trung bình.

Câu 51: Điều kiện thuận lợi để nước ta đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước lợ là do

A. người dân có kinh nghiệm đi biển.

B. có nhiều đầm phá, vũng vịnh, rừng ngập mặn.

C. công nghiệp chế biến thủy sản phát triển.

D. có nhiều ao hồ, sông ngòi, kênh rạch.

Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Phú Yên?

A. Tam Kỳ.

B. Nha Trang.

C. Cửa Lò.

D. Tuy Hòa.

Câu 53: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển mạnh là do

A. điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư.

B. lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi.

C. nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. sử dụng nhiều giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi.

Câu 54: Lũ quét ở miền Trung nước ta thường xảy ra vào khoảng thời gian nào sau đây?

A. Các tháng I – IV.

B. Các tháng V – VII.

C. Các tháng X – XII.

D. Các tháng VI – X.

…………

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Sinh học

Câu 81: Cho phép lai P. Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở F1 sẽ là

A. 1/2.

B. 1/16.

C. 1/8.

D. 1/4.

Câu 82: Trong các cấu trúc sau, cấu trúc nào là tương đồng với cánh của chim?

A. Vây lưng của cá mập

B. Chi trước của chuột túi Kangaroo.

C. Cánh của bướm.

D. Vây đuôi của cá voi

Câu 83: Ở một loài thú, lai con cái lông đen với con đực lông trắng, thu được F1 100% con lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 gồm 9 lông đen : 7 lông trắng. Trong đó lông trắng mang toàn gen lặn chỉ có ở con đực. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện màu sắc lông không phụ thuộc môi trường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Ở F2, có tối đa 9 kiểu gen khác nhau.

Ở F2, số kiểu gen tối đa quy định con cái lông đen bằng số kiểu gen tối đa quy định con đực lông trắng.

III. Ở F2, tỉ lệ các cá thể đực lông đen bằng tỉ lệ các cá thể cái lông trắng.

Cho các cá thể lông trắng ở F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, ở đời con thu được các con cái lông trắng có kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 12,5%.

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 84: Thể đột biến là gì?

A. Biến đổi liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen.

B. Cá thể có thể biến đổi kiểu hình trước sự biến đổi của môi trường.

C. Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra trên kiểu hình.

D. Những biến đổi trong cấu trúc của gen.

Câu 85: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?

A. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

B. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

D. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

Câu 86: Khi lai 2 cơ thể có kiểu gen giống nhau, với n cặp alen phân li độc lập, mỗi cặp alen quy định 1 tính trạng thì ở thế hệ lai thu được tỉ lệ phân li kiểu gen là

A. (1: 2: 1)n.

B. (3:1 )n.

C. 3n.

D. (1: 1)n.

,……………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *