Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng TrịĐề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh, Hóa học, Sinh học, Vật lý
Giới thiệu Tải về Bình luận
1
Mua tài khoản Download Pro để trải nghiệm website Download.vn KHÔNG quảng cáo& tải File cực nhanh chỉ từ 79.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị là tài liệu mà Download.vn muốn gửi tới các bạn lớp 12 cùng tham khảo.
Đây là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2019 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn: Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, môn Lịch sử và môn Toán, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 sắp tới. Mời các bạn học sinh lớp 12 cùng thử sức với đề thi và tham khảo thêm các đề thi thử dưới đây nhé!
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ (Đề có 02 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I, NĂM 2019Bài thi: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềI. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích dưới đây:Nếu bạn nỗ lực hướng tới những mục tiêu của mình, những mục tiêu đó sẽ nỗ lực hướng tới bạn. Nếu bạn nỗ lực hướng tới những kế hoạch của mình, những kế hoạch đó sẽ nỗ lực hướng tới bạn. Bất kểđiều gì tốt đẹp chúng ta gây dựng, cuối cùng sẽ quay lại gây dựng chúng ta.Đừng đặt mục tiêu quá thấp. Nếu bạn không khao khát nhiều, bạn không thể trở thành một điều đáng kểđược.Chúng ta đều có hai lựa chọn: Sống qua ngày đoạn tháng hoặc thiết kế nên cuộc đời.Chúng ta đều cần có mục tiêu dài hạn mạnh mẽđể vượt qua những trởngại trước mắt.Lí do quan trọng của việc đặt mục tiêu là nó tạo ra những biến chuyển trong bạn để giúp bạn đạt được nó. Những cái đó mãi mãi đáng giá hơn nhiều so với những gì bạn nhận được.Lí do tối thượng của việc đặt mục tiêu là nó khích lệ bạn trở thành con người, bạn phải trở thành để hành động và đạt được nó.…Có những người bịđè nặng vì những ngày khổ cực bởi vì họ chỉ nghĩ về những ngày đó. Họ không hướng tới ngày mai hay phác họa tương lai. (Triết lý cuộc đời, Jim Rohn, NXB Lao động, 2016, tr.57) Thực hiện các yêu cầu:Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Theo tác giả, tại sao ta phải đặt mục tiêu cho cuộc đời mình? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Chúng ta đều có hai lựa chọn: Sống qua ngày đoạn tháng hoặc thiết kế nên cuộc đời.”Câu 4.Anh/chị có đồng tình với quan điểm:“ Lí do quan trọng của việc đặt mục tiêu là nó tạo ra những biến chuyển trong bạn để giúp bạn đạt được nó” của tác giả hay không? Vì sao? (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu và thực tế đời sống, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò mục đích sống đối với thanh niên học sinh ngày nay.Câu 2 (5,0 điểm)Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai đoạn trích dưới đây để làm nổi bật sự vận động trong tính cách của nhân vật này.(1)“…Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mỵ cũng không còn tưởng đến Mỵ có thểăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mịtưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi cái tàu ngựa nhà nàyđến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớđi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cảđêm cả ngày.Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi…”(2)“…Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mịcũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mịđã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần. Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mịlại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sửđánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi nhưđêm trước. Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉđêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ởđây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ … Mị phảng phất nghĩ nhưvậy.Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mịlại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mịđã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mỵcũng không thấy sợ…Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. nhưng Mịtưởng như A Phủ biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủthở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡđược hết dây trói ở người A Phủthì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Ði ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủbỗng khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thểđến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mịđứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mịđuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: – A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: – Ởđây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu. Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình. A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.” (Tô Hoài – Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008, trang 06, 13, 14). …………………..Hết…………………… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.) Họ và tên thí sinh…….…………………………………………… Số báo danh……………. ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I, NĂM 2019MÔN NGỮ VĂNPHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂMI.ĐỌCHIỂUCâu 1 Phương thức biểu đạtchính: Nghị luận/ phương thức nghị luận0,5 Câu 2 Theo tác giả, chúng ta cần đặt đặt mục tiêu cho cuộc đời mình là để tạo ra những chuyển biến trong chính chúng ta, giúp ta cóđộnglực phấn đấu để đạt được mục đích màmình đã đặt ra.0,5Câu 3 Câu nói: Chúng ta đều có hai lựa chọn: Sống qua ngày đoạn tháng hoặc thiết kế nên cuộc đời mang ý nghĩa:– Sống qua ngày đoạn tháng là sống thiếu mục tiêu, luôn bị động. Cách sống này sẽ khiến con người thiếu nỗ lực, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời, khó đạt được thành công lớnngoại trừ sự may mắn.– Thiết kế nên cuộc đời là sống có mục tiêu có mục đích lý tưởng, là sự chủ động tạo ra 1 cuộc đời như mình muốn, mọi suy nghĩ hành động đều hướng tới mục tiêu. Cách sống này sẽphát huycácgiá trị của bản thân như mình mongmuốn.0,50,5Câu 4 – Học sinh trả lời ngắn gọn, rõ ý, tránh diễn đạt chung hoặc sáo rỗng theo hướng đồng tình hoặc không đồng tình . – Lígiải hợp lí0,50,5II.LÀMVĂNCâu 11. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ.Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạnnêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kếtđoạn kết luận được vấn đề.( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốtcác thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghịluận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài họcnhận thức và hành động.Cụ thể:- Câu mở đoạn: Nêu vai trò của mục đích sống đối với conngười nhất là thanh niên học sinh- Các câu phát triển đoạn:+ Giải thích vai trò của mục đích sống đối với con người theo định hướng: Mục đích sống là những mục tiêu trong cuộc đời mà chúng ta đặt ra để hướng đến. Muốn đạt được điều gì, tacần vạch rõ mục tiêu cuối cùng. Điều này rất quan trọng vì mộtcuộc sống không có mục đích chính là một cuộc sống không có điểm đến.+ Phân tích, chứng minh, về vai trò của mục đích sống nói chung và mục đích sống của thanh niên học sinh ngày nay. + Bàn bạc mở rộng theo hướng: Phê phán một bộ phận trongxã hội trong đó có tuổi trẻ học đường sống thiếu mục đích lí tưởng cao đẹp, thậm chí sống không có mục đích, lí tưởng. – Câu kết đoạn: Đưa ra bài học nhận thức và hành độngphù hợp theo hướng: Mỗi người cần có ý thức xây dựng mụcđích sống cao đẹp bởi vì “Nếu không có mục đích, anh khônglà được điều gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếumục đích tầm thường”- D. Điđơrô.0,250,250,50,250,25