Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 sở GD&ĐT Hà Nam.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 sở GD&ĐT Hà Nam
Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi môn Ngữ văn và môn Lịch sử. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi minh họa năm 2019 môn Lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Ngữ Văn – lớp 12 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
Câu 1: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là
A. Hình thành hai khối quân sự đối lập.
B. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.
C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát.
D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và thuộc địa.
Câu 2: Mục tiêu chung trong cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đòi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Đấu tranh chống chế độ độc tài Batista.
C. Đánh đổ nền thống trị thực dân cũ.
D. Đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.
Câu 3: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam thời kì 1919-1925 là
A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc.
B. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
C. Diễn ra sôi nổi với hình thức đấu tranh phong phú.
D. Chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức cách mạng.
Câu 4: Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào để khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 1952)?
A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
C. Thực hiện ba cuộc cải cách lớn.
D. Tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lí của Nhà nước.
Câu 5: Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong tài liệu nào dưới đây?
A. Báo Đời sống công nhân.
C. Báo Người cùng khổ.
B. Tác phẩm Đường Kách mệnh.
D. Sách Bản án chế độ thực dân.
Câu 6: Sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước ta là gì?
A. Khắc phục hậu quả chiến tranh ở miền Bắc.
B. Ổn định tình hình chính trị – xã hội ở miền Nam.
C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
Câu 7: Phong trào dân chủ 1936-1939 mang tính chất dân tộc sâu sắc chủ yếu vì
A. Mục tiêu đấu tranh quyền dân chủ nhưng cũng là quyền lợi của dân tộc.
B. Đối tượng cách mạng là bọn phản động thuộc địa.
C. Lực lượng đấu tranh là đông đảo quần chúng nhân dân.
D. Là bước chuẩn bị lực lượng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau này.
Câu 8: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
A. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
C. Đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
D. Khởi nghĩa từng phần kết hợp tổng khởi nghĩa.
Câu 9: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau 1954 là
A. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
B. Thực dân Pháp đã rút khỏi nước ta.
C. Mỹ can thiệp vào miền Nam.
D. Đất nước bị chia cắt thành hai miền.
Câu 10: Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?
A. Công nhân.
C. Nông dân.
B. Địa chủ.
D. Tự sản dân tộc.
Câu 11: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là
A. Tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
B. Khai thông biên giới Việt – Trung.
C. Chọc thủng “hành lang Đông – Tây” của Pháp.
D. Giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.
Câu 12: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương (1885-1896) là
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Hương Khê.
Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản quá trình xâm lược Việt Nam?
A. Pháp tấn công và xâm chiếm cửa biển Thuận An (1883).
B. Phong trào Cần Vương thất bại (1896).
C. Hiệp ước Hác-măng (1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
D. Pháp tấn công xâm chiếm thành Hà Nội (1882).
Câu 14: Mĩ thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” trong chiến lược nào dưới đây?
A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”
Câu 15: Mĩ đã làm gì để lấy cớ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc cuối năm 1964 đầu năm 1965?
A. Ném bom đánh phá một số nơi ở miền Bắc.
B. Trả đũa việc quân ta tấn công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku.
C. Dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để thuyết phục Quốc hội Mĩ.
D. Trả đũa việc ta bắn cảnh cáo tàu chiến Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc.
Câu 16: Nguyên nhân có tính quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 1954) là gì?
A. Tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.
B. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Sự ủng hộ giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân.
D. Toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu.
Câu 17: Hiện nay, hoạt động của Liên hợp quốc chủ yếu bị chi phối bởi nguyên tắc nào?
A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
Câu 18: Ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào đã thông qua quyết định quan trọng nào dưới đây?
A. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. Cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
C. Chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
D. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.
Câu 19: Nội dung nào phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay A. Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế.
B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
D. Sự chuyển biến mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế.
Câu 20: Nội dung nào không phải là nét mới của phong trào yêu nước ở nước ta đầu thế kỉ XX? A. Có mục tiêu giành độc lập dân tộc, phát triển xã hội.
B. Quy mô rộng gồm cả trong và ngoài nước.
C. Lãnh đạo phong trào là quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước.
D. Hình thức đấu tranh phong phú (bạo lực, cải cách biểu tình…)
Câu 21: Điểm giống nhau trong tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là
A. Bị các nước đế quốc xâu xé và tìm cách thống trị.
B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
C. Bị cô lập với thế giới bên ngoài do áp dụng chính sách “bế quan tỏa cảng”.
D. Chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
Câu 22: Phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham gia của nhiều lực lượng mới chủ yếu do
A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
B. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
C. Sự thâm nhập của các hệ tư tưởng mới vào nước ta.
D. Sự hình thành hai khuynh hướng tư sản và vô sản.
Câu 23: Nội dung nào không phải là lý do thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cho cuộc tiến công xâm lược Việt Nam năm 1858?
A. Hy vọng có sự phối hợp của lực lượng giáo dân.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng chiến tranh xâm lược.
C. Có vị trí quan trọng, gần kinh thành Huế.
D. Là hai cảng sâu, rộng, thuận tiện cho tàu chiến triển khai.
Câu 24: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 đối với Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. Khối liên minh công nông được hình thành.
B. Xây dựng được mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên.
C. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng.
D. Phong trào được Quốc tế Cộng sản đánh giá cao.
Câu 25: Quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là
A. Trung Quốc.
B. Liên Xô.
C. Mĩ.
D. Nhật Bản.
…………