Mời các bạn cùng tham khảo Bộ đề thi thử vào lớp 10 năm 2019 – 2020 trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới của mình. Đây là đề thi vào lớp 10 mới nhất của trường THPT Trần Nhân Tông.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi thử vào lớp 10 năm 2019 – 2020 trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội
Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích nhiều trong việc luyện tập và củng cố kiến thức môn Ngữ văn, Toán đề chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi vào lớp 10 năm 2019 môn Ngữ văn
Phần I (5,0 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Trang cổ tròn vành vạnh
Để chỉ người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
(Trích: Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr 156)
1.- Chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
2. Em hãy giải thích tại sao trong suốt bài thơ, tác giả đùng hình ảnh “vầng trăng”, “trăng”, nhưng đến hai dòng thơ cuối, tác giả lại dùng ánh trăng”?
3. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về phút “giật mình” của nhân vật “ta” trong khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và một câu có thành phần phụ chú (gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu có thành phần phụ chủ).
Phần II (5,0 điểm):
Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn:
“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều
– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
1, Đoạn văn trên là tâm sự của ai? Những tâm sự đó được nói trong hoàn cảnh nào?
2. Trong đoạn trích, nhân vật có nói “Công việc của cháu gian khổ thế đấy”. Em hãy cho biết, trong tác phẩm, công việc của nhân vật gian khổ như thế nào?
3. Theo em, điều gì đã giúp nhân vật vượt lên những gian khổ đó để sống yêu đời hoàn thành nhiệm vụ?
4. Từ kiến thức về tác phẩm có đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thỉ nêu suy nghĩ của em về lời tâm sự “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi…”.
———-Hết———–
Đáp án đề thi vào lớp 10
Phần I (5,0 điểm)
1. (1 điểm)
– Chỉ ra được biện pháp nhân hóa: trăng “im phăng phắc (0,25 điểm)
– Tác dụng: Trăng giống như một con người, im lặng bao dung và nghiêm khắc. Hình ảnh nhân hóa làm cho câu thơ sinh động, tăng khả năng gợi hình, gợi cảm. (0,25 điểm)
– Chỉ ra được biện pháp tương phản giữa ánh trăng “im phăng phắc” và cái “ giật mình” của nhân vật “ta”. (0,25 điểm)
– Tác dụng: nhấn mạnh và làm nổi bật giây phút bừng tỉnh của nhân vật. (0,25 điểm)
2. (0,5 điểm)
Tác giả dùng “ảnh trăng” vì: ánh trăng giống như “ngôn ngữ” của vầng trăng, như một thông điệp ngầm mà “trăng” muốn gửi đến nhân vật, “ánh trăng” cũng là thứ ánh sáng đặc biệt có thể soi tỏ được vào những nơi khuất tối của tâm hồn, giúp nhân vật thức tỉnh.
3. (3,5 điểm)
– Câu kết đoạn đạt yêu cầu (0.5 điểm)
– Phần thân đoạn khoảng 10-11 câu, học sinh cần bám sát vào đoạn thơ, phân tích được trạng thái cảm xúc đặc biệt của nhân vật khi đối diện với bánh trăng im phăng phắc”, từ đó làm rõ được ý nghĩa đặc biệt của phút “giật mình” của nhân vật “ta”:
+ “Giật mình” để hối hận, tiếc nuối khi thấy mình đã bội bạc, vô tình với quá khứ, (0.5 điểm)
+ “Giật mình” để tự nhắc nhở mình hãy biết sống tình nghĩa, thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn; (0.5 điểm)
+ “Giật mình” để thức tỉnh, bừng tỉnh, nhìn lại những hạn chế của chính bản thân mình, từ đó vươn lên hoàn thiện nhân cách; (1 điểm)
+ Cái “giật mình” của nhân vật còn có sức lan toả cảm xúc, có thể làm người đọc “giật mình” nhận ra những điều ý nghĩa khác trong cuộc sống, (0.5 điểm)
– Có sử dụng phép nối (gạch dưới) (0,25 điểm)
– Có một câu có thành phần phụ chú (gạch dưới) (0,25 điểm)
Lưu ý:
– Nếu đoạn văn quá dài hoặc quả ngắn trừ 0,5 điểm
– Học sinh biết phân tích các từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu…của đoạn thơ để thấy được những nội dung trên. Học sinh có thể có những ý khác nhưng phải hợp lý.
Phần II
1. (0.75 điểm)
– Tâm sự của nhân vật anh thanh niên; (0,25 điểm)
– Tâm sự đó được nói trong cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư mới ra trường. (0,5 điểm)
2. (1 điểm)
– Công việc của anh thanh niên; làm công tác khí tượng kiểm vật lí địa cầu; hằng ngày anh phải đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất để báo về xuôi vào lúc bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, một giở sảng; (0,5 điểm)
– Đây là công việc gian khổ vì anh phải làm việc một mình, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa, đó là những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác cao. (0,5 điểm)
3. Điều giúp anh thanh niên đã vượt lên những gian khổ đỏ để sống yêu đời hoàn thành nhiệm vụ (1,25 điểm)
– Anh là người yêu nghề, say mê công việc và ý thức sâu sắc về ý nghĩa công việc của mình; (0,5 điểm)
– Anh có lí tưởng sống đúng đắn, sống là cống hiến cuộc đời mình cho đất nước; (0,5 điểm)
– Anh có tinh thần lạc quan, luôn yêu đời và biết làm chủ cuộc sống của mình. (0,25 điểm)