Các dạng bài tập về kim loại kiềm thổ là tài liệu mà Download.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Bạn đang đọc: Các dạng bài tập về kim loại kiềm thổ
Tài liệu này giúp các bạn học sinh tổng hợp lại các kiến thức về kim loại nhóm IIA và nhôm, là tài liệu hữu ích với các bạn thi tốt nghiệp THPT cũng như thi đại học, cao đẳng khối A, B. Sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
Các dạng bài tập về kim loại kiềm thổ
Dạng 1: Bài tập củng cố lý thuyết
Câu 1: Nguyên tử hay ion nào sau đây có số proton nhiều hơn số electron
A. Na
B. S
C. Ca2+
D. Cl –
Câu 2: Cấu hình electron nào giống khí hiếm
A. Mg2+
B. Fe2+
C. Cu2+
D. Cr2+
Câu 3: Cho các kim loại Mg, Ba, Zn, Fe, Cu. Chỉ dùng thêm một thuốc thử để nhận biết các kim loại trên. Thuốc thử đó là
A. d2NaOH
B. d2 Ca(OH)2
C. d2 HCl
D. d2H2SO4 loãng
Câu 4: Đá rubi (hồng ngọc) màu đỏ là corundun chứa vết
A. Fe2+
B. V+
C. Cr3+
D. Si2+
Câu 5: Công thức của phèn nhôm – kali
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
B. K2SO4.Al2(SO4)3.nH2O
C. K2SO4.2Al2(SO4)3.24H2O
D. K2SO4.nAl2(SO4)3.24H2O
Câu 6: Nêu hiện tượng khi cho dung dịch NH3 từ từ vào dung dịch AlCl3
A. Tạo kết tủa dạng keo trắng sau đó tan dần
B. Tạo kết tủa dạng keo trắng không tan
C. Không có hiện tượng gì
D. Lúc đầu không có hiện tượng gì sau đó tạo kết tủa dạng keo trắng
Câu 7: Những chất nào sau đây không có khả năng vừa tác dụng được với cả bazơ và axit
A. Al(OH)3
B. Na2CO3
C. Al2O3
D. NaHCO3
Câu 8: Phương pháp điều chế Al(OH)3 trong phòng thí nghiệm.
A. Cho dd NH3dư vào dd AlCl3
B. Cho dd NaOH dư vào dd AlCl3
C. Cho dd AlCl3vào dd NaOH
D. Cho Al tác dụng với dung dịch kiềm NaOH
Câu 9: α – Al2O3 trong tự nhiên thường gặp ở dạng khoáng nào
A. Criolit
B. corundun
C. boxit
D. cả A,B và C
Câu 10: Băng thạch là tên của khoáng chất thiên nhiên nào
A. criolit(Na3AlF6)
B. Boxit (Al2O3x H2O)
C AL2O3. 2SiO2.
D. 2H2O
Câu 11: Hỗn hợp tecmit là hỗn hợp của Al với oxit nào
A. Fe2O3
B. Fe3O4
C. FeO
D. CrO2
Câu 12: Nước cứng vĩnh cửu là nước có chứa những ion nào sau đây
A. Mg2+, Ca2+, Cl–, SO42-
B. Ca2+, Sr2+, CO32-
C. Ca2+, Ba2+, Cl–
D. Ca2+, Ba2+, Cl–, SO42-
Câu 13: Một loại nước cứng được làm mềm khi đun sôi. Trong loại nước cứng này có hòa tan loại hợp chất nào sau đây
A. Ca(HCO3)2.Mg(HCO3)2
B. MgCl2, BaCl2
C. Ca(HCO3)2. MgCl2
D. Ca(HCO3)2 .MgCl2.CaSO4
Câu 14: Để làm mềm nước cứng tạm thời ta dùng hợp chất
A. Ca(OH)2
B. BaCl2
C. Na2CO3
D. Na2CO3 hoặc Ca(OH)2
Câu 15: Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta dùng
A. CaSO4
B.Ba(HCO3)2
C. Na2SO4
D. Na2CO3
Câu 16: Dung dịch A chứa 5 ion Mg2+, Ca2+, Ba2+ và 0,1 mol Cl –, 0,2mol NO3–. Thêm dần V l Na2CO3 1M vào dung dịch A. Đến khi được lượng kết tủa max. V có giá trị là
A. 150ml
B. 200ml
C. 250ml
D. 300ml
Câu 18: Nêu hiện tượng xảy ra khi cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3
A. Lúc đầu có kết tủa trắng sau đó tan hết
B. Lúc đầu có kết tủa trắng sau đó tan một phần
C. Có xuất hiện kết tủa keo trắng
D. Có xuất hiện bọt khí
Câu 19: Cho Ba dư tác dụng với dung dịch chứa x mol HCl, thu được a1 mol H2. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch chứa x mol HCl, thu được a2 mol H2. Quan hệ giữa a1 và a2 là
A. a1= a2
B. a12
C a1 > a2.
D. a1 a2
Câu 20: Cho một mẩu đá vôi vào dung dịch HCl hiện tượng xảy ra là
A. có khí mùi khai thoát ra
B. có khí không màu thoát ra
C. có kết tủa trắng
D. có khí màu vàng thoát ra
Câu 21: Sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự giảm dần về tính khử của kim loại
A. Ba, Na, Al, Zn, Fe, Cu, Pb, Sn, Ag
B. Ba, Na, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, Cu, Ag
C. Ba, Na, Al, Zn , Ni, Sn, Fe, , Pb, Ag , Cu
D. Na, Ba, Zn, Al, Fe, Ni,Cu, Pb, Sn, Ag
Câu 22: Chỉ dùng một kim loại hãy phân biệt các dung dịch muối sau NaCl, NH4Cl, FeCl3, (NH4)2CO3, AlCl3
A. Na
B. K
C. Ba
D. Mg
Câu 23: Canxi có trong thành phần các khoáng: canxit, thạch cao, florit. Công thức hóa học của 3 khoáng này lần lượt là
A. CaCO3, CaSO4, Ca3(PO4)2
B. CaCl2, Ca(HCO3)2, , CaSO4
C. CaSO4, CaCO3 , Ca3(PO4)2
D. CaCO3, CaSO4. 2 H2O, CaF2
…………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết