Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài Cà mau quê xứ? Là câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 50 tập 2.
Bạn đang đọc: Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài Cà mau quê xứ
Chất trữ tình được thể hiện trong bài Cà mau quê xứ mang đến 2 câu trả lời hay chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 4 trang 50 bài Cà Mau quê xứ. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu mời các bạn cùng đón đọc nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm
Chất trữ tình được thể hiện trong bài Cà mau quê xứ
Câu hỏi 4 trang 50 SGK Ngữ văn 11 Tập 2
Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài tản văn?
Trả lời câu 4 trang 50 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 2
Gợi ý 1
Chất trữ tình đã được thể hiện rất rõ ràng trong bài tản văn thông qua những cảm giác và tình cảm của tác giả giành cho thiên nhiên và con người mũi Cà Mau. Dù đã rời khỏi vùng đất đó nhưng những kí ức của ông với nơi đây vẫn còn nguyên vẹn, đó là thứ níu kéo tình cảm của ông, làm ông lưu luyến không rời để rồi nhớ nhung
Gợi ý 2
– Người viết đến với Mũi Cà Mau với một tâm thế nhẹ nhõm, nhưng kì thực để thoả nỗi “khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới”. Những rung động mới mẻ, tức thì của tâm hồn khi tiếp xúc với con người và cảnh vật đang thay thế cho sự hiểu biết về một vùng đất qua những trang văn của người khác.
– Mượn lời văn trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói hộ nỗi niềm: “Cá thò lò… lạ lắm sao?”
– Thấy được sự bồi hồi rất lạ của lòng mình đối với những kiểu bày tỏ niềm xúc động của bao nhiêu người từ mọi miền về đây.
– Nhìn cảnh quan, sản vật, con người, lắng nghe lời ăn tiếng nói của “quê xứ Cà Mau” với niềm yêu mến, gần gũi, thân tình.
– Không giấu được niềm xúc động kín đáo khi rời Mũi Cà Mau: “Than hầm từ thân cây…. chợt cay nhòe”.
=> Chất trữ tình được thể hiện trực tiếp (người viết tự bộc lộ cảm xúc), gián tiếp (những hình ảnh khách quan của cuộc sống có sức lay động, tình cảm người đọc nhờ cách tái hiện của tác giả).