Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực? Đây là câu hỏi trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Chân trời sáng tạo bản 1.
Bạn đang đọc: Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Kể về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực mang đến câu trả lời hay, chính xác giúp các em học sinh củng cố bài học được tốt hơn. Qua đó giúp các em lớp 8 nhanh chóng trả lời được câu hỏi nhiệm vụ 3 bài Khám phá một số đặc điểm của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc.
Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Đề bài: Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực ngắn gọn
Suy nghĩ lạc quan
Chia sẻ cảm xúc của mình với người thân hoặc bạn bè
Thực hiện một số sở thích của mình (nghe nhạc, chơi thể thao, đọc truyện,…)
Cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực chi tiết
a. Lắng nghe bản thân trước khi thể hiện cảm xúc
Nếu bạn không nhận thức hành vi trước khi thể hiện cảm xúc, bạn sẽ khiến mọi chuyện càng trở nên tồi tệ. Vì thế bạn cần có cho mình một kỹ năng kiểm soát cảm xúc thật tốt, lắng nghe, hiểu và đưa mình về trạng thái thoải mái trước khi bạn thể hiện cảm xúc.
b. Nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt luôn bao gồm cách bạn nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo một hướng tích cực. Điều đó sẽ giúp bạn luôn tránh khỏi những điều tiêu cực mà bạn gặp phải trong cuộc sống.
c. Rèn luyện sự tự tin
Sự tự tin là kỹ năng cơ bản khi kiểm soát cảm xúc, nhưng không phải ai cũng có đủ sự tự tin khi đứng trước mọi tình huống. Bạn cũng có thể đứng trước gương hoặc cố gắng giao tiếp với những người xung quanh để tăng độ tự tin. Sự tự tin luôn khởi đầu dẫn tới thành công.
d. Sử dụng ngôn từ khéo léo
“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” cũng cùng một nội dung, nhưng cách sử dụng ngôn từ để nói sẽ quyết định chất lượng cuộc trò chuyện đó.
Để sử dụng ngôn từ phù hợp, bạn cần làm chủ được cảm xúc, kiểm soát cảm xúc thật tốt. Không dùng những từ tiêu cực và thay vào đó sử dụng những từ động viên, khích lệ. Bên cạnh đó, việc làm này giúp cho mọi người hiểu nhau tốt hơn và tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có.
e. Làm chủ suy nghĩ
Làm chủ suy nghĩ thông qua quá trình rèn luyện tư duy sẽ giúp bạn có những góc nhìn tích cực với mọi điều trong cuộc sống và với cả người khác. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có bản năng tự vệ trong suy nghĩ, đấy là chức năng bảo toàn lợi ích của cá nhân, nhưng khi suy nghĩ đấy bị định hướng theo chiều hướng xấu, nó sẽ ảnh hưởng tới trí tuệ và các mối quan hệ của bạn.
Ví dụ như khi bị người khác khiển trách, hay những việc không nằm theo dự tính của bạn. Khiến bạn cáu gắt và uất ức, không còn đủ bình tĩnh để thực hiện công việc. Thay vì thế, bạn hãy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn, rút ra được các bài học mới, đưa ra cách thực hiện phù hợp nhất với khả năng để đáp ứng công việc đó.
g. Kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Có thể nói tiêu cực là thứ khiến bạn dần đưa mình tới những thất bại, vậy phải làm sao để có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực tốt hơn. Để làm được như vậy, bạn cần :
- Không tự luôn cho mình là đúng.
- Biết lắng nghe và đưa ra giải pháp hợp lý.
- Không ăn thua trong lời nói.
- Không nên phàn nàn hay đổ lỗi.
- Luôn giữ tâm trạng tốt.
- Luôn cải thiện bản thân từng ngày.
- Suy nghĩ về mọi thứ theo hướng tích cực.