Chia sẻ và đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Tiếng Việt 4 Cánh diều

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều trang 17, 18, 19. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài 12: Những người dũng cảm.

Bạn đang đọc: Chia sẻ và đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Tiếng Việt 4 Cánh diều

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài đọc 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Chủ điểm Cộng đồng theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này:

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính Cánh diều

    Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều trang 17, 18, 19

    Chia sẻ

    Câu 1: Quan sát tranh và đọc tên các bài thơ, câu chuyện dưới đây. Hãy đoán xem bài thơ, câu chuyện ấy nói về hành động dũng cảm nào?

    a. Dũng cảm trong lao động

    b. Dũng cảm trong chiến đấu

    c. Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải

    Chia sẻ và đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Tiếng Việt 4 Cánh diều

    Trả lời:

    – Đối với hình ảnh đầu tiên ta có thể thấy hình ảnh chú bộ đội trên những chiếc xe tăng không kính. Đó là những hình ảnh tiêu biểu trong các cuộc chiến tranh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, kết hợp cùng tên bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ta sẽ xếp hình 1 vào mục b “Dũng cảm trong chiến đấu”.

    – Đối với hình ảnh thứ hai là hình ảnh bác tài lái tàu hỏa đang xả thân cứu đoàn tàu gặp nguy hiểm khi một chiếc ô tô tải băng ngang qua đường ray lúc tàu sắp đến gần. Bác tài chỉ những người tài xế lái xe lao động trong ngành dịch vụ vận tải, vì vậy ta sẽ xếp hình 2 vào mục a “Dũng cảm trong lao động”

    – Đối với hình ảnh thứ ba, hình ảnh người đàn ông cùng chiếc kính viễn vọng quan sát trên bầu trời để tìm ra những chân lí đúng đắn về thiên văn mà trước nay vốn gây nhiều tranh cãi. Vì vậy ta sẽ xếp hình 3 vào mục c “ Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải”

    Câu 2: Trao đổi về một số biểu hiện về lòng dũng cảm ở học sinh:

    a. Khi thấy bản thân mình mắc lỗi

    b. Khi thấy bạn làm điều sai trái

    c. Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải

    Trả lời:

    Tình huống

    Biểu hiện

    a. Khi thấy bản thân mắc lỗi

    dũng cảm đứng lên nhận lỗi và xin lỗi, sửa những khuyết điểm,…

    b. Khi thấy bạn làm điều sai trái

    khuyên bạn dừng những việc làm sai trái đó lại, báo cho người lớn biết sự việc để xử lí,….

    c. Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải

    dũng cảm đấu tranh bảo vệ lẽ phải như: khuyên răn, chống lại các hành vi xấu bằng cách báo cho người lớn biết để ngăn chặn cái xấu,…

    Bài đọc

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính

    Không có kính không phải vì xe không có kính
    Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi
    Ung dung buồng lái ta ngồi,
    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

    Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
    Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
    Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
    Như sa, như ùa vào buồng lái….

    Không có kính, ừ thì ướt áo
    Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
    Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
    Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.

    Những chiếc xe từ trong bom rơi
    Đã về đây họp thành tiểu đội
    Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
    Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

    Đọc hiểu

    Câu 1: Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ gì?

    Trả lời:

    Các chiến sĩ trong bài làm nhiệm vụ lái xe tăng tham gia vào chiến trận chống địch để bảo vệ Tổ quốc.

    Câu 2: Những chiếc xe của họ có gì khác thường? Vì sao?

    Trả lời:

    Những chiếc xe của họ khác thường vì không có kính do sự khốc liệt của chiến trường, bom giật bom rung làm kính vỡ đi rồi.

    Câu 3: Tìm những hình ảnh, từ ngữ nói lên sự khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua.

    Trả lời:

    Những hình ảnh, từ ngữ nói lên sự khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua: xe không có kính, bom giật, bom rung, gió vào xoa mắt đắng, mưa tuôn mưa xối, ướt áo, bom rơi,…

    Câu 4: Thái độ của các chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm được miêu tả ở mỗi khổ thơ nói lên điều gì?

    Câu 5: Chủ đề của bài thơ là gì?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *