Chính tả bài Hành trình của bầy ong trang 125

Chính tả bài Hành trình của bầy ong trang 125

Chính tả Hành trình của bầy ong giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời 3 câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 125, 126. Đồng thời, cũng giúp các em biết cách phân biệt âm đầu s/x, âm cuối t/c.

Bạn đang đọc: Chính tả bài Hành trình của bầy ong trang 125

Nhờ đó, các em sẽ viết đúng chính tả, trình bày thật đẹp để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để nắm thật chắc kiến thức, học tốt bài Chính tả lớp 5 tuần 13:

Chính tả bài Hành trình của bầy ong trang 125 – Tuần 13

    Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 125, 126

    Câu 1

    Nhớ – viết: Hành trình của bầy ong (Hai khổ thơ cuối)

    Trả lời:

    Bầy ong rong ruổi trăm miền
    Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
    Nối rừng hoang với biển xa
    Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
    (Nếu hoa có ở trời cao
    Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)

    Chắt trong vị ngọt mùi hương
    Lặng thầm thay những con đường ong bay.
    Trải qua mưa nắng vơi đầy
    Men trời đất đủ làm say đất trời.
    Bầy ong giữ hộ cho người
    Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

    Chú ý:

    • Trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài thơ Hành trình của bầy ong.
    • Chú ý viết đúng những chữ khó: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm.

    Câu 2

    a) Tìm các từ ngữ có chứa các tiếng sau:

    sâm sương sưa siêu
    xâm xương xưa xiêu

    M: nhân sâm/xâm nhập

    b) Tìm các từ ngữ có tiếng chứa vần ghi trong bảng sau:

    uôt ươt iêt
    uôc ươc iêc

    M: buột miệng/buộc lạt

    Trả lời:

    a)

    củ sâm

    sương giá, sương mù, sương muối…

    say sưa, cây sưa…

    siêu nước, cao siêu, siêu âm, siêu sao…

    xâm nhập, xâm lược…

    xương cá, xương xương

    ngày xưa, xưa kia, xa xưa, cổ xưa

    xiêu vẹo, xiêu lòng, liêu xiêu, nhà xiêu…

    b)

    rét buốt, con chuột… xanh mướt, mượt mà… tiết kiệm, chiết cành, chì chiết…
    buộc tóc, cuốc đất… bắt chước, thước đo… xanh biếc, quặng biếc…

    Câu 3

    Điền vào chỗ trống:

    a) s hay x:

    Đàn bò vàng trên đồng cỏ …anh …anh
    Gặm cả hoàng hôn, gặm cả buổi chiều …ót lại

    Theo NGUYỄN ĐỨC MẬU

    b) t hay c:

    Trong làn nắng ửng: Khói mơ tan
    Đôi mái tranh lấm tấm vàng
    Sột soạ… gió trêu tà áo biế…
    Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

    Theo HÀN MẶC TỬ

    Trả lời:

    a)

    Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh
    Gặm cỏ hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.

    b)

    Trong làn nắng ửng: Khói mơ tan
    Đôi mái tranh lấm tấm vàng
    Sột soạt gió trêu tà áo biếc
    Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

    Bài tập Chính tả bài Hành trình của bầy ong

    Câu 1: Tìm các từ ngữ được viết đúng chính tả mà chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong các bảng sau:

    Bát Mắt Tất Mứt
    Bác Mắc Tấc Mức

    ☐ Bát cơm/ chú bác; đôi mắt/ mắc lỗi

    ☐ Tất cả/ tấc đất; mứt tết/ mức độ

    ☐ Bát ngát/ bát học; mắc cá/ mắt lỗi

    ☐ Đôi tất/ tấc đất; hộp mứt/vượt mức

    ☐ Đôi mắc/ mắt màn; mứt tết/ mức độ

    Trả lời:

    Các trường hợp viết đúng là:

    • Bát cơm/ chú bác; đôi mắt/mắc lỗi.
    • Tất cả/ tấc đất; mứt tết/mức độ.
    • Đôi tất/tấc đất; hộp mứt/vượt mức.

    Câu 2: Nghĩa của các tiếng dưới đây có gì giống nhau?

    Sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán

    A. Đều chỉ tên các loài cây.
    B. Đều chỉ tên các con vật.
    C. Đều chỉ tên các loài cá.
    D. Đều là các động từ.

    Trả lời:

    Các từ đã cho đều chỉ tên các con vật.

    >>Vậy chọn đáp án: B

    Câu 3: Nghĩa của các tiếng dưới đây có gì giống nhau?

    Sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi

    A. Đều chỉ tên các loài cây.
    B. Đều chỉ tên các con vật.
    C. Đều là các tính từ.
    D. Đều chỉ tên các loài cá.

    Trả lời:

    Các từ đã cho đều chỉ tên các loài cây.

    >> Vậy chọn đáp án: A

    Câu 4: Tìm các từ ngữ viết đúng chính tả trong các đáp án sau:

    ☐ Sổ sách/ xổ lồng; sơ sài/ xơ xác

    ☐ Su hào/ đồng xu; bát sứ/ xứ sở

    ☐ Cửa xổ/ xổ mũi; xơ xinh/ sơ xác

    ☐ Cao su/ xu nịnh; sứ giả/ xứ sở

    ☐ Sổ lồng/ xổ số; đồ sứ/ tứ xứ

    Trả lời:

    Các trường hợp đúng là:

    – Su hào/đồng xu; bát sứ/xứ sở.

    – Cao su/xu nịnh; sứ giả/xứ sở.

    – Sổ lồng/xổ số; đồ sứ/tứ xứ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *