Chuyên đề dãy số viết theo quy luật

Chuyên đề dãy số viết theo quy luật

Chuyên đề dãy số viết theo quy luật là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 6 cùng tham khảo.

Bạn đang đọc: Chuyên đề dãy số viết theo quy luật

Đây là tài liệu cực kì hữu ích, thích hợp với những học sinh có năng lực khá, giỏi, qua đó, các em có thể sử dụng tài liệu để ôn tập và nâng cao thêm khả năng học tập của mình. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Chuyên đề dãy số viết theo quy luật

I. Phương pháp dự đoán và quy nạp:

Trong một số trường hợp khi gặp bài toán tính tổng hữu hạn

Sn = a1 + a2 + …. an (1)

Bằng cách nào đó ta biết được kết quả (dự đoán, hoặc bài toán chứng minh khi đã cho biết kết quả). Thì ta nên sử dụng phương pháp này và hầu như thế nào cũng chứng minh được.

Ví dụ 1: Tính tổng Sn =1+3+5 +… + (2n -1)

Thử trực tiếp ta thấy : S1 = 1

S2 = 1 + 3 =22

S3 = 1+ 3+ 5 = 9 = 32

Ta dự đoán Sn = n2

Với n = 1; 2; 3 ta thấy kết quả đúng

Giả sử với n = k (k 1) ta có Sk = k 2 (2)

Ta cần phải chứng minh Sk + 1 = ( k +1 ) 2 (3)

Thật vậy cộng 2 vế của (2) với 2k +1 ta có

1+3+5 +… + (2k – 1) + (2k +1) = k2 + (2k +1)

Vì k2 + (2k +1) = (k +1) 2 nên ta có (3) tức là Sk+1 = ( k +1) 2

Theo nguyên lý quy nạp bài toán được chứng minh

Vậy Sn = 1+3 + 5 + … + ( 2n -1) = n2

Tương tự ta có thể chứng minh các kết quả sau đây bằng phương pháp quy nạp toán học.

II. Phương pháp khử liên tiếp:

Giả sử ta cần tính tổng (1) mà ta có thể biểu diễn ai , i = 1,2,3…,n , qua hiệu hai số hạng liên tiếp của 1 dãy số khác, chính xác hơn , giả sử :

a1 = b1 – b2

a2 = b2 – b3

…. …. …..

an = bn – bn+ 1

Khi đó ta có ngay:

Sn = ( b1 – b2 ) + ( b2 – b3 ) + …… + ( bn – bn + 1 )

= b1 – bn + 1

III. Phương pháp giải phương trình với ẩn là tổng cần tính:

Ví dụ 6 : Tính tổng

S = 1+2+22 +……. + 2100 ( 4)

Ta viết lại S như sau :

S = 1+2 (1+2+22 +……. + 299 )

S = 1+2 ( 1 +2+22+ …… + 299 + 2 100 – 2100 )

=> S= 1+2 ( S -2 100 ) ( 5)

Từ (5) suy ra S = 1+ 2S -2101

  • S = 2101-1

Ví dụ 7: tính tổng

Sn = 1+ p + p 2 + p3 + ….. + pn ( p1)

Ta viết lại Sn dưới dạng sau :

Sn = 1+p ( 1+p+p2 +…. + pn-1 )

Sn = 1 + p ( 1+p +p2 +….. + p n-1 + p n –p n )

  • Sn= 1+p ( Sn –pn )
  • Sn= 1 +p.Sn –p n+1
  • Sn( p -1 ) = pn+1 -1

……….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *