Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3

Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3

Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3 giúp các em hiểu rõ định nghĩa, các kiến thức cần nhớ, cùng 6 dạng Toán tìm x cho các em học sinh lớp 3 tham khảo, nắm chắc kiến thức dạng Toán tìm x.

Bạn đang đọc: Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3

Bên cạnh đó, còn có 24 bài tập thực hành cho các em luyện giải thật nhuần nhuyễn, để không còn bỡ ngỡ khi làm bài thi, dễ dàng đạt được kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2022 – 2023 sắp tới. Chi tiết mời các em cùng tải miễn phí chuyên đề Toán tìm x lớp 3:

Tìm x lớp 3

    Tìm x là gì?

    Tìm x là dạng toán đi tìm giá trị của ẩn x trong phép tính.

    Ví dụ: Tìm x biết

    a) x + 5035 = 7110

    x = 7110 – 5035

    x = 2075

    b) x : 27 = 63

    x = 63 x 27

    x = 1701

    Lưu ý cần nhớ khi giải toán tìm X lớp 3

    1. Để giải được các bài toán tìm X thì cần các thành phần và kết quả của:

    Để giải được các bài toán tìm X thì cần dựa vào các thành phần và kết quả của phép tính:

    Phép cộng: Số hạng + Số hạng = tổng

    => Số hạng = Tống – Số hạng

    Phép trừ: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu

    => Số bị trừ = Số trừ + Hiệu, Số trừ = Số bị trừ – Hiệu

    Phép nhân: Thừa số × Thừa số = Tích

    => Thừa số = Tích : Thừa số

    Phép chia: Số bị chia : Số chia = Thương.

    => Số bị chia = Số chia × Thương, Thương = Số bị chia: Số chia

    Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3

    2. Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính:

    a. Trong phép cộng:

    • Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

    b .Trong phép trừ:

    • Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
    • Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

    c. Trong phép nhân:

    • Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

    d. Trong phép chia hết:

    • Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
    • Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương

    e. Trong phép chia có dư:

    • Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.
    • Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia trừ số dư, rồi chia cho thương.

    Các dạng bài tìm X thường gặp ở lớp 3

    1. Dạng 1 (Dạng cơ bản)

    Các bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ, còn vế phải là 1 số.

    Ví dụ: Tìm X:

    549 + X = 1326 X – 636 = 5618

    X = 1326 – 549 X = 5618 + 636

    X = 777 X = 6254

    2. Dạng 2 (Dạng nâng cao)

    Những bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ , vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.

    Ví dụ: Tìm X

    X : 6 = 45 : 5

    X : 6 = 9

    X = 9 x 6

    X = 54

    3. Dạng 3

    Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.

    Ví dụ: Tìm X:

    736 – X : 3 = 106

    X : 3 = 736 – 106 (dạng 2)

    X : 3 = 630 (dạng 1)

    X = 630 x 3

    X = 1890

    4. Dạng 4

    Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.

    Ví dụ: Tìm X

    (3586 – X) : 7 = 168

    (3586 – X) = 168 x 7

    3586 – X = 1176

    X = 3586 – 1176

    X = 2410

    5. Dạng 5

    Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có chứa 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, còn vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số

    Ví dụ: Tìm X

    125 x 4 – X = 43 + 26

    125 x 4 – X = 69

    500 – X = 69

    X = 500 – 69

    X = 431

    6. Dạng 6

    Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có chứa 2 phép tính có dấu ngoặc đơn , còn vế phải là một tổng, hiệu ,tích, thương của hai số

    Ví dụ: Tìm X

    (X – 10) x 5 = 100 – 80

    (X – 10) x 5 = 20 (dạng 5)

    (X – 10) = 20 : 5

    X – 10 = 4

    X = 4 + 10

    X = 14

    7. Các bài tập thực hành

    1. X x 5 + 122 + 236 = 633

    2. 320 + 3 x X = 620

    3. 357 : X = 5 dư 7

    4. X : 4 = 1234 dư 3

    5. 120 – (X x 3) = 30 x 3

    6. 357 : (X + 5) = 5 dư 7

    7. 65 : x = 21 dư 2

    8. 64 : X = 9 dư 1

    9. (X + 3) : 6 = 5 + 2

    10. X x 8 – 22 = 13 x 2

    11. 720 : (X x 2 + X x 3) = 2 x 3

    12. X+ 13 + 6 x X = 62

    13. 7 x (X – 11) – 6 = 757

    14. X + (X + 5) x 3 = 75

    15. 4

    16. 36 > X x 4 > 4 x 1

    17. X + 27 + 7 x X = 187

    18. X + 18 + 8 x X = 99

    19. (7 + X) x 4 + X = 108

    20. (X + 15) : 3 = 3 x 8

    21. (X : 12 ) x 7 + 8 = 36

    22. X : 4 x 7 = 252

    23. (1+ x) + (2 + x) + (3 + x) + (4 + x ) + (5 + x) = 10 x 5

    24. (8 x 18 – 5 x 18 – 18 x 3) x X + 2 x X = 8 x 7 + 24

    Gợi ý

    1. X x 5 + 122 + 236 = 633

    X x 5 + 358 = 633

    X x 5 = 633 – 358

    X x 5 = 275

    X = 275 : 5

    X = 55

    2. 320 + 3 x X = 620

    3 x X = 620 – 320

    3 x X = 300

    X = 300 : 3

    X = 100

    3. 357 : X = 5 dư 7

    X = (357 – 7) : 5

    X = 350 : 5

    X = 70

    4. X : 4 = 1234 dư 3

    X : 4 = 1234 + 3

    X : 4 = 1237

    X = 1237 x 4

    X = 4948

    5. 120 – (X x 3) = 30 x 3

    120 – (X x 3) = 90

    X x 3 = 120 – 90

    X x 3 = 30

    X = 30 : 3

    X = 10

    6. 357 : (X + 5) = 5 dư 7

    (357 – 7) : (X + 5) = 5

    350 : (X + 5) = 5

    X + 5 = 350 : 5

    X + 5 = 70

    X = 70 – 5

    X = 65

    7. 65 : x = 21 dư 2

    x = (65 – 2) : 21

    x = 63 : 21

    x = 3

    8. 64 : X = 9 dư 1

    X = (64 – 1) : 9

    X = 63 : 9

    X = 7

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *