Công nghệ 11 Bài 1: Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Công nghệ 11 Bài 1: Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Giải bài tập SGK Công nghệ Chăn nuôi 11 trang 6, 7, 8, 9, 10 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của chương I: Giới thiệu chung về chăn nuôi.

Bạn đang đọc: Công nghệ 11 Bài 1: Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Giải Công nghệ 11 Bài 1 Cánh diều các em hiểu được vai trò và thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Công nghệ lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Công nghệ 11 Bài 1: Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

    1. Vai trò của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

    Câu hỏi 1: Hãy kể tên một số sản phẩm chăn nuôi được dùng làm thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

    Gợi ý đáp án

    Một số sản phẩm chăn nuôi được dùng làm thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: : thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng gà, trứng vịt, cá, tôm, bò sữa,…

    2. Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

    2.1. Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi

    Câu hỏi 1: Hãy nêu một số thành tựu nổi bật về công nghệ cao trong chăn nuôi.

    Gợi ý đáp án 

    Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi:

    • Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi: trang bị hệ thống chuồng trại, trang thiết bị hiện đại; quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc được chuyên môn hóa, đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.
    • Công tác chọn giống: ứng dụng công nghệ gene trong chọn lọc, tạo và nhân giống; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển giống.
    • Bảo vệ môi trường: ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế bi

    Gợi ý đáp án

    2.2. Công tác giống

    Câu hỏi 3: Hãy nêu những ứng dụng công nghệ cao được sử dụng trong công tác giống vật nuôi.

    Gợi ý đáp án

    • Ứng dụng công nghệ gene trong chọn lọc, tạo và nhân giống vật nuôi giúp tạo ra những vật nuôi mang những đặc tính mới, ví dụ: cừu sản xuất ra protein trị liệu (albumin, interferon, protein huyết thanh của người)
    • Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển giống: tạo ngân hàng gene vật nuôi bản địa quý hiểm, bảo quản lạnh phôi, bảo quản lạnh tính trùng, thụ tinh trong ống nghiệm, xác định giới tính, cấy truyền phôi….

    2.3. Bảo vệ môi trường

    Câu hỏi 4: Hãy nêu những ứng dụng của công nghệ cao giúp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

    Gợi ý đáp án

    • Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến thức ăn chăn nuôi giúp giảm ô nhiễm môi trường do chất thải của vật nuôi.
    • Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi như: hầm biogas, chế phẩm sinh học, ủ phân hiếu khí,… giúp bảo vệ môi trường và tạo ra nguồn phân bón hữu cơ tốt cho trồng trọt.

    3. Triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

    Câu hỏi 5: Hãy nêu triển vọng của ngành chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

    Gợi ý đáp án

    Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển theo hướng chất lượng cao và bền vững:

    • Phát triển theo hướng ứng dụng đồng bộ công nghệ cao và tự động hoá trong các trang trại chăn nuôi hiện đại đê tăng độ chính xác về kĩ thuật, tăng quy mô, nâng cao năng suất và chất lượng sản phâm, giảm công lao động, tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường.
    • Hướng tới chăn nuôi thông minh (IoT, AI, robot,…) giúp giảm công lao động, đảm bảo an toàn sinh học, minh bạch chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
    • Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gene và công nghệ tế bào phát triển mạnh mẽ sẽ tạo được nhiều giống vật nuôi mang những đặc tính mới, tăng năng suất hoặc tạo ra các sản phẩm có giá trị mới.
    • Công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme và công nghệ protein phát triển sẽ ngày càng tạo ra được nhiều sản phẩm bồ sung, sản phẩm mới phục vụ hiệu quả cho chăn nuôi, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
    • Hướng tới chăn nuôi theo chuỗi giá trị giúp các thành phần tham gia chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo việc điều tiết thị trường.
    • Số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng ăng, kết hợp với chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp các thành tựu về công nghệ cao nhanh chóng được áp dụng vào các khâu của quá trình chăn nuôi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *