Công nghệ 11: Ôn tập chương 6

Công nghệ 11: Ôn tập chương 6

Giải bài tập SGK Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi 11 trang 117 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi chương 6 Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Bạn đang đọc: Công nghệ 11: Ôn tập chương 6

Soạn Công nghệ 11 Ôn tập chương 6: Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi các em hiểu các kiến thức về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Công nghệ lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy sau đây là toàn bộ bài soạn Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi 11 Ôn tập chương 6 trang 117 Kết nối tri thức mời các bạn cùng đón đọc.

Công nghệ 11: Ôn tập chương 6

    Câu 1

    Trình bày sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

    Gợi ý đáp án

    Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vì:

    • Chăn nuôi phát thải tới 18% tổng số khí nhà kính, là một trong những nhân tố chính tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi toàn cầu.
    • Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
    • Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng sức khỏe của vật nuôi và lây lan dịch bệnh.
    • Chất thải chăn nuôi chưa được xử lí đúng kĩ thuật, làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
    • Chăn nuôi phát thải các nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây mất cân bằng sinh thái và gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

    Câu 2

    Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và biện pháp khắc phục.

    Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

    Gợi ý đáp án

    Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:

    Môi trường trong chăn nuôi bị ô nhiễm bởi nguyên nhân chính là do nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, xác gia súc, gia cầm chết không được tiêu hủy đúng kỹ thuật và quy trình. Các chất thải này được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không thông qua bất kì hệ thống xử lý bài bản nào. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn đất, nguồn nước và không khí xung quanh trang trại.

    Các loại khí hình thành thông qua quá trình hô hấp của vật nuôi ra môi trường không khí.

    Các trang trại chăn nuôi nằm xen kẽ trong khu dân cư có quỹ đất nhỏ hẹp. Nằm quá sát các hộ dân và không đủ diện tích để thực hiện các công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải hiệu quả.

    Biện pháp khắc phục:

    • Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt.
    • Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp.
    • Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi.
    • Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại.
    • Chuyển đổi phương thức chăn nuôi.

    Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Địa phương vẫn xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Một số ít hộ chăn nuôi đã triển khai những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nhằm đảm bảo sức khỏe của con người và vật nuôi, giảm thiểu chi phí phòng, chữa bệnh,…

    Câu 3

    Mô tả một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

    Gợi ý đáp án

    Một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi:

    Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học: Chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi,…) được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí. Quá trình lên men kị khí sẽ phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học, đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi. Khí sinh học tạo ra sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm chất đốt, chạy máy phát điện,… Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón. Nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng trong trang trại chăn nuôi.

    Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi có sử dụng nước để dội chuồng, tắm, làm mát cho gia súc.

    Ủ phân compost: Ủ phân compost là quá trình quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi (phân vật nuôi, chất độn chuồng,…) thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. Thông qua quá trình ủ, các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi được phân huỷ nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Bên cạnh đó, nhiệt độ đống ủ có thể đạt đến 70oC nên hầu hết các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt. Phương pháp ủ được sử dụng chủ yếu đối với chất độn chuồng và phân của động vật.

    Xử lí nhiệt: Phương pháp xử li nhiệt (đốt) sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt để làm giảm kích thước chất thải cho khâu xử lí tiếp theo. Đốt chất thải rắn có độ an toàn dịch bệnh cao, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng. Năng lượng phát sinh trong quá trình đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt.

    Lọc khí thải: Không khí trong chuồng nuôi thường chứa bụi, ammonia và các hợp chất gây mùi.

    Khi vật nuôi được nuôi trong hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng được lọc bụi, mùi và ammonia trước khi xả thải ra ngoài. Việc giảm thiểu các khí gây mùi trong không khí có thể thực hiện bằng các kĩ thuật tách khí như hấp thụ khí gây mùi bằng các chất hấp thụ thể lỏng, thể rắn và hoá lỏng khí. Tuy vậy, các giải pháp này thường có chi phí cao.

    Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Địa phương em thường xuyên áp dụng khí sinh học (biogas) và ủ phân compost để xử lí chất thải chăn nuôi.

    Câu 4

    Nêu một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi.

    Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *