Công nghệ 6 Ôn tập chương 2

Công nghệ 6 Ôn tập chương 2

Giải bài tập SGK Công nghệ 6 trang 43 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Ôn tập chương 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm.

Bạn đang đọc: Công nghệ 6 Ôn tập chương 2

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Ôn tập chương 2 trong sách giáo khoa Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Ôn tập chương 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm

Câu 1

Hãy cho biết vai trò của mỗi nhóm thực phẩm chính đối với sức khỏe con người.

Trả lời:

Vai trò của các nhóm thực phẩm là:

  • Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein): có vai trò xây dựng, tạo ra các tế bào mới để thay thế những tế bào già chết đi, giúp cơ thế sinh trưởng và phát triển.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (glucid): nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipid): góp phần cung cấp năng lượng, giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số vitamin cần thiết.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin: tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh để chống lại bệnh tật.

Chúng ta cần sử dụng đầy đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chính để cơ thể phát triển và khỏe mạnh.

Câu 2

Cho biết những thực phẩm sau thuộc nhóm thực phẩm nào.

a. Đỗ xanh (đậu xanh), cua, mực, thịt vịt, trứng cút.

b. Xoài, rau muống, nho, bí đỏ, đu đủ.

c. Bún, khoai lang, ngô (bắp), bột gạo.

Trả lời:

a. Đỗ xanh (đậu xanh), cua, mực, thịt vịt, trứng cút: Nhóm thực phẩm chất đạm

b. Xoài, rau muống, nho, bí đỏ, đu đủ: Chất khoáng, vitamin

c. Bún, khoai lang, ngô (bắp), bột gạo: Bột, đường

Câu 3

Chế độ ăn uống khoa học cần phải đạt những yêu cầu gì?

Trả lời:

Chế độ ăn uống khoa học cần đạt yêu cầu như sau: Chế độ ăn uống khoa học trước hết cần có bữa ăn dinh dưỡng hợp lí. Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí phải có sự phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm chính với tỉ lệ thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Đồng thời bữa ăn dinh dưỡng hợp lí nên có đầy đủ các loại món ăn chính, gồm: món canh, món xào hoặc luộc, món mặn (rán hoặc kho, rang….).

Câu 4

Em hãy tự đánh giá mức độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của gia đình mình và nêu cách khắc phục nếu chưa hợp lí.

Trả lời:

Mức độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày của em đầy đủ 3 bữa chính: sáng, trưa chiều, tối. Em cần phải ít ăn vặt và uống nhiều nước hơn để có chế độ ăn uống khoa học.

Câu 5

Nếu không được bảo quản đúng cách, thực phẩm sẽ bị hư hỏng như thế nào?

Trả lời:

Nếu không được bảo quản đúng cách, thực phẩm sẽ bị mốc, hỏng, giảm giá trị dinh dưỡng, gây ngộ độc, bệnh, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

Câu 6

Hãy trình bày các phương pháp bảo quản thực phẩm mà gia đình em từng sử dụng

Trả lời:

Các phương pháp bảo quản thực phẩm mà gia đình em đã sử dụng là:

  • Ướp lạnh
  • Ngâm đường
  • Hút chân không
  • Muối chua

Câu 7

Hãy kể các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt mà gia đình em đã thực hiện.

Trả lời:

Các phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt mà gia đình em đã thực hiện là:

  • Ướp muối
  • Ngâm chua
  • Phơi khô

Câu 8

Trình bày cách tính chi phí cho một bữa ăn

Trả lời:

Cách tính chi phí cho một bữa ăn:

TT Các bước thực hiện Chi tiết minh họa

1

Ước tính các loại thực phẩm cần dùng

– Thịt lợn: 400 gam

– Rau muống: 300 gam

– Trứng: 4 quả

– Gạo: 400 gam

2

Tính chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng

– Tiền mua thịt lợn:

15 000 đồng/100g x 400g

= 60 000 đồng

– Tiền mua rau muống:

4 000 đồng/100g x 300g

= 12 000 đồng

– Tiền mua trứng:

3 000 đồng /quả x 4 quả

= 12 000 đồng

– Tiền mua gạo:

2 000 đồng/100g x 400g

= 8 000 đồng

3.

Tính chi phí cho mỗi bữa ăn

60 000 đồng + 12 000 đồng

+ 12 000 đồng + 8 000 đồng

= 92 000 đồng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *