Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 53→57.
Bạn đang đọc: Công nghệ 7 Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi
Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 10 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về phòng và trị bệnh cho vật nuôi ở nước ta. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Công nghệ 7 Bài 10 Phòng và trị bệnh cho vật nuôi sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Công nghệ 7 Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi
1. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Câu hỏi trang 53
Quan sát Hình 10.1 và cho biết vật nuôi bị bệnh có những biểu hiện khác thường gì?
Gợi ý đáp án
Hình 10.1a: Cơ thể suy nhược và gầy yếu
Hình 10.1b: bỏ ăn, nằm một chỗ, trên da nổi nhiều nốt đỏ bằng đồng xu
Hình 10.1c: Mệt mỏi, buồn ngủ
Hình 10.1d: Gà có hiện tượng xù lông đi kèm với bỏ ăn, ăn ít lại, chân yếu.
Câu hỏi trang 53
1. Bệnh ở vật nuôi xảy ra khi nào?
2. Có mấy tác nhân gây bệnh ở vật nuôi?
Gợi ý đáp án
1. Bệnh xảy ra khi tồn tại 3 yếu tố:
+ Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật,
+ Động vật có sức đề kháng thấp,
+ Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh.
2. Tác nhân gây bệnh có hai loại: tác nhân bên ngoài và tác nhân bên trong cơ thể.
Câu hỏi trang 54
Vì sao bệnh truyền nhiễm lại gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi?
Gợi ý đáp án
Bệnh truyền nhiễm thường lây lan nhanh thành dịch và gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi.
Luyện tập trang 54
1. Em hãy xác định các tác nhân gây bệnh của vật nuôi trong Hình 10.3.
2. Những bệnh nào có khả năng lây lan nhanh thành dịch?
Gợi ý đáp án
+ Hình 10.3a: Tác nhân gây bệnh bên ngoài do yếu tố Cơ học: chấn thương, tai nạn: trâu bị gãy chân.
+ Hình 10.3b+10.3d+10.3i: Tác nhân gây bệnh bên ngoài do yếu tố Sinh học: vi sinh vật, kí sinh trùng: lợn bị bệnh lở mồm nong móng, bị bệnh gạo, bị bệnh dịch tả lợn châu Phi.
+ Hình 10.3e+10.3h: Tác nhân gây bệnh bên ngoài do yếu tố Lí học: nhiệt độ cao, thấp quá: gà bị nhiễm lạnh, bò bị cảm nắng.
+ Hình 10.3g: Tác nhân gây bệnh bên ngoài do yếu tố Hóa học: bò bị ngộ độc thức ăn.
+ Hình 10.3.c: Tác nhân gây bệnh bên trong (di truyền).
2. Bệnh có khả năng lây lan thành dịch là bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh truyền nhiễm).
Câu hỏi trang 55
Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Gợi ý đáp án
Vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là một trong những hoạt động quan trọng trong chăn nuôi:
– Sẽ đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững;
– Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu hỏi trang 55
Em hãy nêu các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi.
Gợi ý đáp án
Các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi:
– Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine.
– Chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
– Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống
– Nhốt riêng vật nuôi ốm để theo dõi và điều trị để tránh lây lan.
– Không bán và mổ thịt vật nuôi bị bệnh Không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thái của chúng ra môi trường khi chưa xử lí.
– Không sử dụng thức ăn thừa, các thiết bị dụng cụ của vật nuôi ốm, chết khi chưa được sát trùng.
Vận dụng trang 55
Tại một trang trại nuôi lợn chưa tiêm phòng vaccine, trong đàn lợn xuất hiện một số con có triệu chứng xuất hiện một số con có triệu chứng sốt rất cao (41 – 420C), run rẩy, bỏ ăn, khó thở, kèm theo da đỏ rực lên rồi tím tái từng mảng lớn. Một số con bị chết được mổ bán thịt. Những con bị bệnh còn lại được chủ trang trại nhốt riêng và báo cho thú y địa phương. Bác sĩ thú y xác định lợn bị bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn gây ra. Những con lợn bị bệnh sau đó được tiêm kháng sinh, dùng thuốc hạ sốt và thuốc bổ.
1. Em hãy đọc tình huống trên và liệt kê những việc làm đúng và chưa đúng của chủ trang trại.
2. Nếu em là chủ trang trại, em sẽ làm như thế nào?
Gợi ý đáp án
1. Đọc tình huống ta thấy:
– Việc làm đúng của chủ trang trại:
+ Chủ trang trại đã nhốt riêng các con bị bệnh còn lại;
+ Báo cho thú y địa phương
– Việc làm chưa đúng:
+ Chưa tiêm phòng vaccine cho đàn lợn;
+ Đã mổ bán thịt những con lợn bị chết do bệnh.
2. Nếu em là chủ trang trại, em sẽ
+ Tiêm phòng vaccine đầy đủ chi đàn lợn.
+ Thường xuyên theo dõi quan sát biểu hiện bất thường của đàn vật nuôi, nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường sẽ nhốt riêng các con lợn có dấu hiệu và báo ngay cho cán bộ thú y.
+ Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống.
+ Các con lợn bị chết tuyệt đối không giết mổ, phải đem đi tiêu hủy đúng nơi quy định.
Câu hỏi trang 56
Khi vật nuôi bị bệnh, người nuôi cần làm gì?
Gợi ý đáp án
Khi vật nuôi bị bệnh, người nuôi cần trị bệnh cho vật nuôi, báo ngay cán bộ thú y đến khám và điều trị.
Bác sĩ thú y sẽ căn cứ vào loại bệnh, mức độ bệnh và hiệu quả kinh tế mà đưa ra biện pháp xử lí thích hợp.
2. Vệ sinh trong chăn nuôi
Câu hỏi trang 56
Hãy quan sát Hình 10.4 và cho biết những yêu cầu về vệ sinh trong chăn nuôi.
Gợi ý đáp án
Quan sát Hình 10.4, ta thấy những yêu cầu về vệ sinh trong chăn nuôi:
– Vệ sinh chuồng và dụng cụ chăn nuôi
– Vệ sinh thức ăn, nước uống trong chăn nuôi
– Vệ sinh thân thể vật nuôi
– Quản lí chất thải chăn nuôi.
Câu hỏi trang 56
Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?
Gợi ý đáp án
Chuồng nuôi hợp vệ sinh là chuồng có điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, …) phù hợp cho vật nuôi. Khi xây dựng chuồng cần chú ý chọn địa điểm, hướng chuồng và kiểu chuồng phù hợp. Chuồng và dụng cụ chăn nuôi cần được làm sạch hằng ngày, tiêu độc khử trùng trước và sau mỗi lứa nuôi hoặc khi có dịch bệnh.
Câu hỏi trang 57
Thức ăn, nước uống trong chăn nuôi như thế nào là đảm bảo vệ sinh?
Gợi ý đáp án
Thức ăn, nước uống cho vật nuôi đảm bảo vệ sinh:
+ Đúng chủng loại, đủ khối lượng và hợp vệ sinh
+ Thức ăn bảo quản ở nơi cao ráo, khô, thoáng khí, tránh nắng, mưa và tránh sự xâm hại của côn trùng, chuột bọ. Hằng ngày cần thu dọn thức ăn vương vãi, dư thừa, đồng thời thay nước uống mới.
Câu hỏi trang 57
Vệ sinh thân thể cho vật nuôi phải làm như thế nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những công việc đó.
Gợi ý đáp án
– Tùy loại vật nuôi, giai đoạn phát triển và thời tiết mà cho vật nuôi tắm, chải và vận động hợp lí.
– Ý nghĩa: nhằm làm sạch thân thể, phòng ngừa các bệnh ngoài da, tăng cường trao đổi chất và nâng cao sức khỏe.
Câu hỏi trang 57
Quản lí chất thải chăn nuôi cần được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc quản lí chất thải chăn nuôi là gì?
Gợi ý đáp án
– Quản lí chất thải chăn nuôi bao gồm:
+ Chất thải chăn nuôi cần được thu gom, phân loại và xử lí đúng cách.
+ Phân, nước tiểu, thức ăn thừa, xác vật nuôi và các loại rác thải khác như túi nylon, chai lọ.. cần được thu gom, phân loại và xử lí đúng cách.
+ Chất thải hữu cơ có thể được xử lí bằng phương pháp ủ làm phân bón (phân compost), phương pháp ủ khí sinh học (biogas) để tạo ra nhiên liệu, phương pháp nuôi trùn quế,..
+ Các loại rác thải khác cần được gom vào nơi quy định để tiêu hủy.
– Ý nghĩa:
+ Góp phần phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi.
+ Làm tăng thêm nguồn thu và hạn chế ô nhiễm môi trường.