Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 8: Giới thiệu chung về chăn nuôi sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 43, 44, 45, 46, 47.
Bạn đang đọc: Công nghệ 7 Bài 8: Giới thiệu chung về chăn nuôi
Soạn Công nghệ 7 Bài 8 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về vai trò và triển vọng ngành chăn nuôi ở nước ta, các phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Công nghệ 7 Bài 8 Giới thiệu chung về chăn nuôi sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Công nghệ 7 Bài 8: Giới thiệu chung về chăn nuôi
Câu hỏi mở đầu Công nghệ 7 bài 8
Em hãy kể tên một số sản phẩm của chăn nuôi mà em biết?
Trả lời:
Một số sản phẩm của chăn nuôi:
– Thịt lợn
– Trứng
– Áo lông cừu
– Sữa
1. Vai trò triển vọng của chăn nuôi
Câu hỏi trang 43
Chăn nuôi có vai trò như thế nào đối với con người, kinh tế và xã hội?
Gợi ý đáp án
Chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, kinh tế và xã hội thông qua việc cung cấp:
– Cung cấp thực phẩm
– Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến;
– Cung cấp sức kéo;
– Cung cấp phân bón cho trồng trọt
– Tạo việc làm.
Luyện tập trang 43
Em hãy quan sát Hình 8.1 và nêu một số vai trò của chăn nuôi.
Gợi ý đáp án
Quan sát Hình 8.1, ta thấy có 4 vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi:
– Cung cấp thực phẩm cho con người: thịt, trứng, sữa, …
– Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: áo len lông cừu, sữa tắm
– Cung cấp sức kéo.
– Cung cấp phân bón cho trồng trọt: phân chuồng và nước rửa chuồng của vật nuôi.
Vận dụng trang 43
Em hãy kể tên một số loại vật nuôi ở địa phương em và nêu những lợi ích của chúng.
Gợi ý đáp án
Một số loại vật nuôi ở địa phương em:
+ Trâu, bò cung cấp sức kéo (cày bừa, kéo xe…) và để lấy thịt, sữa….
+ Lợn, gà, bò là nguồn cung cấp thịt chủ yếu của các địa phương.
+ Chó, mèo là vật nuôi trong nhà: chó giữ nhà và cũng cung cấp thịt, mèo bắt chuột…
+ Gà, vịt, ngan, ngỗng: cung cấp thịt và trứng.
Câu hỏi trang 44
Em hãy cho biết những lợi thế phát triển chăn nuôi của nước ta.
Gợi ý đáp án
– Ngành chăn nuôi nước ta có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai như:
+ Nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng
+ Liên kết doanh nghiệp trong nước và ngoài nước ngày càng mở rộng;
+ Công nghệ cao trong chăn nuôi được đầu tư và áp dụng ngày càng nhiều;
+ Người dân cần cù, ham học hỏi và thường xuyên cập nhật kiến thức mới về chăn nuôi.
Vận dụng trang 44
Địa phương em có những lợi thế nào để phát triển chăn nuôi?
Gợi ý đáp án
– Ngành chăn nuôi nước ta có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai như:
+ Nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng
+ Liên kết doanh nghiệp trong nước và ngoài nước ngày càng mở rộng;
+ Công nghệ cao trong chăn nuôi được đầu tư và áp dụng ngày càng nhiều;
+ Người dân cần cù, ham học hỏi và thường xuyên cập nhật kiến thức mới về chăn nuôi.
2. Một số vật nuôi phổ biến ở Việt Nam
Câu hỏi trang 44
Em hãy đọc nội dung mục 2 và cho biết tên, đặc điểm của một số vật nuôi phổ biến ở Việt Nam.
Gợi ý đáp án
– Lợn Móng Cái: thân và cổ ngắn, tai nhỏ, lưng võng và bụng xệ, có khoang trắng giữa hai bên hông.
– Lợn Sóc: cơ thể nhỏ, mõm dài và nhọn, da dày mốc, lông đen dài, chân nhỏ đi bằng móng.
– Gà Ri: lông vàng, nâu, tầm vóc nhỏ, dáng thanh gọn, chân có hai hàng vảy xếp hình mái ngói.
– Trâu Việt Nam: vạm vỡ, bụng lớn, toàn thân đen với vài đốm trắng, đầu nhỏ, sừng dài và tai nhỏ.
– Dê cỏ: màu lông đa dạng, tầm vó nhỏ
– Bò vàng: lông màu nâu vàng, u vai nổi, tầm vóc nhỏ
3. Các phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam
Câu hỏi trang 45
Hãy kể tên các phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta.
Gợi ý đáp án
Có ba phương thức chăn nuôi phổ biến là:
– Nuôi chăn thả tự do,
– Nuôi công nghiệp (nuôi nhốt)
– Nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả).
Luyện tập trang 46
1. Em hãy quan sát Hình 8.3 và gọi tên các phương thức chăn nuôi tương ứng.
2. Hãy so sánh đặc điểm của các phương thức chăn nuôi theo mẫu Bảng 8.1.
Gợi ý đáp án
1. Quan sát Hình 8.3 để trả lời:
Hình a: Nuôi bán công nghiệp
Hình b: Nuôi chăn thả tự do
Hình c: Nuôi công nghiệp
2.
Vận dụng trang 46
Hãy kể tên các phương thức chăn nuôi ở địa phương em. Phương thức đó áp dụng cho những loại vật nuôi nào?
Gợi ý đáp án
Ở địa phương em, nuôi nhiều trâu, bò; lợn ; gia cầm
+ Phương thức chăn nuôi được áp dụng với trâu, bò: bán chăn thả
+ Phương thức chăn nuôi được áp dụng với lợn: nuôi nhốt
+ Phương thức chăn nuôi được áp dụng với gia cầm: gà, vịt, ngan: bán chăn thả
4. Một số ngành nghề trong chăn nuôi
Câu hỏi trang 46
Trong chăn nuôi có những ngành nghề phổ biến nào? Hãy nêu đặc điểm của những ngành nghề đó.
Gợi ý đáp án
Trong ngành chăn nuôi có những ngành nghề phổ biến:
– Nghề chăn nuôi: thực hiện các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi, quản lí hoạt động chăn nuôi và đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật.
– Nghề thú y: thực hiện công việc bảo vệ sức khỏe vật nuôi thông qua phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh.
– Nghề chọn tạo giống vật nuôi: thực hiện việc nghiên cứu, chọn lọc và tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.
Luyện tập trang 47
Ngoài những nghề kể trên, hãy kể tên và mô tả những ngành nghề khác trong chăn nuôi mà em biết.
Gợi ý đáp án
Những ngành nghề khác trong chăn nuôi mà em biết:
– Ngành chăn nuôi và sản xuất giống lợn: Chăn nuôi lợn thịt, lợn sữa.
Loại trừ:
+ Hoạt động kiểm dịch lợn, chăm sóc và cho bú được phân vào nhóm 06120 (Hoạt động dịch vụ
chăn nuôi.
+ Giết thịt, chế biến thịt lợn ngoài trang trại chăn nuôi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo
quản thịt và các sản phẩm từ thịt).
– Lao động chăn nuôi: lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi để nhân giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm.. để lấy thịt, sữa..