Công nghệ 7 Bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi

Công nghệ 7 Bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi

Giải bài tập SGK Công nghệ 7 trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi của chương III: Chăn nuôi.

Bạn đang đọc: Công nghệ 7 Bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 9 trong sách giáo khoa Công nghệ 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Công nghệ lớp 7 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Công nghệ lớp 7 bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi

    Mở đầu Công nghệ 7 bài 9 Kết nối tri thức

    Chăn nuôi có vai trò như thế nào đối với con người và nền kinh tế? Ở nước ta, có những vật nuôi phổ biến nào, vật nuôi nào đặc trưng cho vùng miền? Chúng được nuôi theo những phương thức nào?

    Trả lời:

    – Chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với con người và nền kinh tế:

    • Cung cấp thực phẩm.
    • Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến.
    • Cung cấp phân bón hữu cơ trong trồng trọt.
    • Cung cấp sức kéo.
    • Làm cảnh, canh giữ nhà.

    – Ở nước ta, có những vật nuôi phổ biến như: gia súc (lợn, trâu, bò, dê,…); gia cầm (gà, ngỗng, vịt, ngan,…).

    – Vật nuôi đặc trưng cho vùng miền: gà Đông Tảo, lợn cỏ, bò vàng, chó Phú Quốc,…

    – Vật nuôi được nuôi theo hai phương thức là chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại.

    • Chăn nuôi nông hộ là phương thức chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít.
    • Chăn nuôi trang trại là phương thức chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư với số lượng vật nuôi lớn.

    Khám phá Công nghệ 7 bài 9 Kết nối tri thức

    Khám phá 1

    Quan sát Hình 9.1 và nêu một số vai trò của chăn nuôi.

    Trả lời:

    • Hình 9.1a: Cung cấp thực phẩm
    • Hình 9.1b: Cung cấp phân bón hữu cơ trong trồng trọt.
    • Hình 9.1c: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến.
    • Hình 9.1d: Cung cấp sức kéo.
    • Hình 9.1e: Làm cảnh, canh giữ nhà.

    Khám phá 2

    Quan sát Hình 9.2 và cho biết những vật nuôi nào là gia súc, vật nuôi nào là gia cầm. Mục đích nuôi từng loại vật nuôi đó là gì?

    Trả lời:

    – Những vật nuôi là gia súc: lợn (hình a); bò (hình d); dê (hình g); trâu (hình i).

    Mục đích: sản xuất hàng hóa; thực phẩm (lấy thịt, sữa); sức lao động.

    – Những vật nuôi là gia cầm: gà (hình b); ngỗng (hình c); vịt (hình e); ngan (hình h).

    Mục đích: nuôi lấy thịt hoặc lấy trứng cung cấp thực phẩm hoặc các sản phẩm khác, lấy lông vũ.

    Khám phá 3

    Trong các vật nuôi ở Hình 9.3, em có ấn tượng với vật nuôi nào nhất? Vì sao?

    Trả lời:

    Vật nuôi mà em ấn tượng nhất là chó Phú Quốc. Bởi vì chó Phú Quốc là một trong những “Tứ đại quốc khuyển” của Việt Nam, nổi tiếng vì sự mưu trí, gan dạ và trung thành. Một điều rất thú vị ở chó Phú Quốc là chúng không bao giờ ăn các loại thức ăn do người khác làm. Nếu không phải chủ của nó cho ăn, nhất định bọn chúng sẽ không đụng miếng nào, vì thế chúng không dễ bị dính bẫy tiêu diệt bằng cách hạ độc. Một điều đặc biệt ở chó Phú Quốc nữa là chúng nhớ rất lâu, nhất là chủ nhân của bọn chúng. Nếu bị chủ bán đi hoặc cho những người khác, dù lâu lăm không gặp gỡ bọn chúng vẫn hoàn toàn có thể nhận ra ngay.

    Luyện tập Công nghệ 7 bài 9 Kết nối tri thức

    Luyện tập 1

    Nêu mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi.

    Trả lời:

    – Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt. Ngược lại, trồng trọt cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi.

    – Chăn nuôi và trồng trọt đều là một trong những ngành sản xuất chính của nước ta

    – Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

    – Chăn nuôi cung cấp sức kéo cho trồng trọt.

    Luyện tập 2

    Hãy kể tên 3 loại vật thuộc nhóm gia súc, 3 loại thuộc nhóm gia cầm và vai trò của chúng theo mẫu bảng dưới đây:

    Vật nuôi Vai trò
    Gia súc
    Gia cầm

    Trả lời:

    Vật nuôi Vai trò
    Gia súc Bò sữa Cung cấp thực phẩm (thịt, sữa) và xuất khẩu
    Trâu Cung cấp thực phẩm và sức kéo
    Chó Giữ nhà, làm cảnh, làm bạn, cung cấp thực phẩm
    Gia cầm Cung cấp thực phẩm (thịt, trứng), lấy lông chế biến các sản phẩm tiêu dùng khác; phương tiện báo thức ở nông thôn, làm cảnh, đá gà
    Vịt Cung cấp thịt, trứng, lông, một số loài phục vụ xiếc.
    Ngỗng Cung cấp thịt, trứng, lông, ngoài ra còn canh gác, giữ nhà

    Luyện tập 3

    Ngày nay, người ta cho rằng chất thải chăn nuôi là một nguồn tài nguyên rất có giá trị. Em cho biết ý kiến trên đúng hay sai? Tại sao?

    Trả lời:

    Nhận xét về ý kiến trên em thấy, ý kiến đó có hai mặt, vừa đúng vừa chưa đúng.

    Giải thích:

    • Chất thải chăn nuôi chỉ được xem là nguồn tài nguyên có giá trị nếu người chăn nuôi biết cách xử lí, sử dụng đúng cách. Ví dụ sử dụng chất thải chăn nuôi làm nguồn cung cấp khí đốt (biogas)
    • Chất thải chăn nuôi được xem là gây hại tới cuộc sống con người và môi trường xung quanh nếu người chăn nuôi không xử lí tốt chất thải. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người dân xung quanh.

    Luyện tập 4

    Biện pháp nào sau đây là nên hoặc không nên làm để bảo vệ môi trường?

    STT Biện pháp nên và không nên làm để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
    1 Thả rông vật nuôi, cho vật nuôi đi vệ sinh bừa bãi.
    2 Nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn hay quá gần nơi ở.
    3 Chuồng nuôi cạnh đường giao thông, chợ hay khu công cộng để thuận tiện cho việc vận chuyển.
    4 Xả thẳng chất thải chăn nuôi ra ao, hồ, sông, suối,…
    5 Vứt rác vật nuôi chết xuống ao, hồ, sông, suối,…
    6 Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
    7 Thu gom chất thải triệt để và sớm nhất có thể.
    8 Cho người lạ, chó, mèo,, tự do ra vào khu chăn nuôi.
    9 Thu phân để ủ làm bón phân hữu cơ.
    10 Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho trại chăn nuôi.

    Trả lời:

    – Các biện pháp nên làm:

    • Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
    • Thu gom chất thải triệt để và sớm nhất có thể.
    • Thu phân để ủ làm bón phân hữu cơ.
    • Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho trại chăn nuôi.

    – Các biện pháp không nên làm:

    • Thả rông vật nuôi, cho vật nuôi đi vệ sinh bừa bãi.
    • Nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn hay quá gần nơi ở.
    • Chuồng nuôi cạnh đường giao thông, chợ hay khu công cộng để thuận tiện cho việc vận chuyển.
    • Xả thẳng chất thải chăn nuôi ra ao, hồ, sông, suối,…
    • Vứt rác vật nuôi chết xuống ao, hồ, sông, suối,…
    • Cho người lạ, chó, mèo,, tự do ra vào khu chăn nuôi.

    Vận dụng Công nghệ 7 bài 9 Kết nối tri thức

    Quan sát hoạt động chăn nuôi ở gia đình và địa phương em, tìm ra những hoạt động chưa hợp lí và đề xuất các biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường.

    Trả lời:

    – Những hoạt động chưa hợp lí trong chăn nuôi ở địa phương em:

    • Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán chiếm tỷ trọng cao nên khó kiểm soát về dịch bệnh và môi trường.
    • Kiểm soát xử lý môi trường chưa thường xuyên nên ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ngày càng nghiêm trọng.
    • Dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của vật nuôi luôn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát như cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh, dịch tả lợn,… gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi cũng như ngân sách nhà nước.
    • Năng suất, hiệu quả chăn nuôi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, thiếu liên kết, chưa tạo dựng được thương hiệu, đầu ra không ổn định, chủ yếu bán sản phẩm thô cho thương lái, giá thành sản xuất khá cao, sức cạnh tranh kém.

    – Đề xuất các biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường:

    • Sử dụng máy móc, thiết bị và các chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi, giải quyết ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập từ sản phẩm phụ của chăn nuôi (máy tách, ép phân, bể bioga, đệm lót sinh học, nuôi giun,…).
    • Áp dụng công nghệ vi sinh trong thức ăn chăn nuôi để tăng tỷ lệ tiêu hóa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
    • Đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y về chuồng trại, thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để kiểm soát và không bị lây lan dịch bệnh ở vật nuôi.
    • Khuyến khích xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chế biến thực phẩm đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *