Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan rất nhiều đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao. Vậy cách tính tỉ lệ bản đồ như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Công thức tính tỉ lệ bản đồ
Cách tính tỉ lệ bản đồ là một phần rất quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống và trong rất nhiều ngành nghề khác nhau. Hi vọng qua bài học hôm nay các em sẽ biết cách tính tỉ lệ bản đồ để biết cách trả lời các câu hỏi địa lí. Ngoài ra để học tốt môn Địa lí các bạn tham khảo thêm cách tính mật độ dân số, công thức tính năng suất để giải nhanh các bài tập Địa lí.
Cách tính tỉ lệ bản đồ
1. Tỉ lệ bản đồ là gì?
Tỉ lệ của một tấm bản đồ chính là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên tấm bản đồ và khoảng cách ở ngoài thực địa. Trên mỗi một bản đồ, tỉ lệ đó được đặt ở dưới tên bản đồ để cho người đọc biết được mức độ thu nhỏ lên bản đồ của đối tượng bên ngoài thực tế. Thước tỉ lệ thường sẽ đặt ở dưới góc của bản đồ nhằm phục vụ cho việc đo đạc các thông số cũng như khoảng cách và diện tích trên bản đồ. Tỉ lệ của bản đồ càng lớn thì tính về mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
2. Các dạng biểu thị của tỉ lệ bản đồ
Tỉ lệ bản đồ được biểu thị dưới 2 dạng. Đó là:
- Tỉ lệ số: đây chính là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số của chúng càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và điều ngược lại, mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ càng lớn.
- Tỉ lệ thước: chính là tỉ lệ được vẽ lên dưới dạng thước đo có tính sẵn, mỗi đoạn của thước đo đều được ghi số đo của độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ như mỗi một đoạn 1cm trên thước sẽ bằng 1km hoặc 10km trên thực địa. Một số cách tính về tỷ lệ bản đồ 1 500 nghĩa là gì cũng sẽ được áp dụng như thế.
‐ Tỉ lệ số là: là một phần số luôn có tử số bằng 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ sẽ càng nhỏ và ngược lại mẫu của chúng càng nhỏ thì tỉ lệ sẽ càng lớn.
‐ Bản đồ mà có tỉ lệ càng lớn thì số lượng của các đối tượng địa lí đưa lên bản đồ sẽ càng nhiều.
‐ Tiêu chuẩn phân loại của tỉ lệ bản đồ
- Lớn : có tỉ lệ trên 1: 200.000
- Trung bình : sẽ từ 1: 200.000 đến 1:1.000.000
- Nhỏ : là dưới 1:1.000.000
‐ Tỉ lệ thước : đó là một tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới 1 dạng thước đo đã có tính sẵn, mỗi đoạn của thước đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
3. Cách tính tỉ lệ bản đồ
Cách tính tỉ lệ bản đồ rất đơn giản, thực chất đọc xong định nghĩa tỉ lệ bản đồ là gì bạn cũng đã có thể tính được rồi.
– Đánh dấu khoảng trên bản đồ tỉ lệ xích là 1/1000 là cách hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ.
‐ Đặt cạnh tờ giấy đó hoặc thước kẻ đã đánh dấu trên giấy dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số của khoảng cách trên thước tỉ lệ.
‐ Nếu đo khoảng cách này bằng compa thì việc đối chiếu khoảng cách đó với khoảng cách trên thước tỉ lệ sẽ dễ dàng hơn, rồi bạn đọc trị số.
Nếu dùng tỉ lệ số thì tính khoảng cách giống như ở phần trên.
Ví dụ
Dựa vào bản đồ trên, bạn hãy tính khoảng cách thực theo đường chim bay, từ khách sạn Hải Vân, đến khách sạn thu Bồn, và từ khách sạn hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn.
Tương tự Đo và tính chiều dài đoạn đường Phan Bội Châu ( từ Trần Quý Cáp đến đường Lý Tự Trọng).
Cách tính: Dùng thước trên bản đồ từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn là 5,5 cm. Ta có tỉ lệ bản đồ ở hình số 8 là 1:7500. Vậy khoảng cách trên thực địa là:
5,5cm x 75000 = 41250cm = 412.5m.
Tương tự như trên, từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn: Khoảng cách đo được trên bản đồ là 4.0cm. Tỉ lệ bản đồ là 1:7500. Vậy khoảng cách trên thự địa là: 4,0cm x 7500 = 30000cm = 300m
4. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ trong cách tính tỉ lệ bản đồ
Bản đồ nào cũng có ghi tỉ lệ bản đồ và ứng dụng ở phía dưới hay ở góc của bản đồ. Dựa vào tỉ lệ của bản đồ mà chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ là bao nhiêu lần so với kích thước thực tế của chúng trên thực địa.
Tỉ lệ bản đồ có liên quan rất nhiều đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
Những bàn đồ có tỉ lệ trên 1 : 200.000 là những bản đồ có tỉ lệ lớn. Những bản đồ có tỉ lệ từ 1 : 200.000 đến 1 : 1.000.000 chính là bản đồ có tỉ lệ trung bình. Còn những bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1.000.000 chính là những bản đồ tỉ lệ nhỏ.
5. Những ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
Bản đồ không chỉ được ứng dụng để xem đường đi, hay địa hình, mà còn được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác, chẳng hạn như kiến trúc xây dựng, quân sự, du lịch,…
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong kiến trúc xây dựng
Ở những công trình lớn, bản đồ là vật dụng không thể thiếu để các bộ phận, có thể làm việc ăn ý với nhau. Bởi một kiến trúc có rất nhiều các chi tiết, như cách bố trí không gian, căn phòng rộng bao nhiêu, tường dầy bao nhiêu, vị trí nào đặt cái gì, lắp cái gì,… rất rất nhiều những vấn đề liên quan, mà bản đồ như một công cụ để các bộ phận, để mọi người có thể làm việc ăn ý với nhau. Và tỉ lệ bản đồ sẽ giúp chúng ta khi nhìn vào bản đồ có thể hiểu được rằng kích thước thực của chúng là bao nhiêu, vô cùng tiện lợi.
Ứng dụng trong quân sự
Thêm một lĩnh vực mà bản đồ mà một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất. Trong mỗi trân đánh quân cả quân dịch và quan ta đều phải sử dụng bản đồ để đưa ra những chiến thuật sống còn. Bản đồ chính là công cụ hỗ trợ điều đó. Trong lĩnh vực này loại bản đồ được sử dụng nhiều nhất là bản đồ địa hình. Loại bản đồ này cũng sử dụng tỉ lệ bản đồ để đo được sự gồ ghề, dốc, độ cao của địa hình. Dựa vào đó mà đưa ra những chiến thật có lợi nhất cho quân ta.
6. Ví dụ về các bài toán ứng dụng tỉ lệ bản đồ
Ví dụ 1: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 2000 khoảng cách giữa hai điểm A và B là 5 cm. Tính khoảng cách hai điểm đó ngoài thực tế.
Đáp án
Khoảng cách giữa hai điểm A và B ngoài thực tế là:
5 x 2000 = 10 000 (cm) = 100m
Đáp số: 100m
Ví dụ 2: Khoảng cách giữa hai tỉnh Bắc Giang và Hà Nội là 60km. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100000 thì khoảng cách giữa hai tỉnh đó dài bao nhiêu xăng ti mét.
Đáp án
Đổi 60 km = 6000000 cm
Khoảng cách giữa hai tỉnh trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100000 là:
6000000 : 100 000 = 60 (cm)
Đáp số: 60cm
Ví dụ 3: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200 chiều dài hình chữ nhật là 8cm, chiều rộng là 5 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó ngoài thực tế.
Đáp án
Chiều dài hình chữ nhật ngoài thực tế là:
8 x 200 = 1600 (cm) = 16 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật ngoài thực tế là:
5 x 200 = 1000 (cm) = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là: 16 x 10 = 160 (m2)
Đáp số: 160m2