Dẫn chứng về lòng khoan dung

Dẫn chứng về lòng khoan dung

Dẫn chứng về lòng khoan dung mang đến những tấm gương ví dụ tiêu biểu về lòng bao dung cực hay. Qua đó giúp bài văn nghị luận thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, đạt điểm cao. Chính vì thế việc đưa dẫn chứng rất cần thiết cho bài làm văn nghị luận.

Bạn đang đọc: Dẫn chứng về lòng khoan dung

Dẫn chứng về lòng khoan dung

Lòng khoan dung là một phẩm chất tốt đẹp của con người, nó cũng gần như là lòng vị tha. Đức tính ấy được thể hiện rõ nét ở việc rộng lượng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, cho đi bằng cả tấm lòng, không toan tính, mưu cầu điều gì, luôn có tấm lòng rộng mở, độ lượng với người cũng như với chính bản thân mình. Ngoài dẫn chứng về lòng khoan dung các bạn xem thêm dẫn chứng về lòng dũng cảm trong cuộc sống.

Dẫn chứng về lòng khoan dung hay nhất

    Dẫn chứng 1

    Trong một lần lớp đi chơi dã ngoại, nhưng em không đi được do mẹ đang ốm, bố đi làm xa, em gái không ai trông nom. Nên em không thể đi với lớp được. Hạnh dù biết hoàn cảnh em như vậy nhưng vẫn cố tình nói với các bạn rằng em tiếc tiền và không muốn chơi với các bạn trong lớp. Từ sau hôm đó, một số bạn xa lánh và không còn chơi với em. Sau đó mấy hôm, trong một lần Hạnh đang chơi trò nhảy dây thì bị ngã, em liên chạy vội lại cõng bạn lên phòng y tế băng bó, Hạnh cảm ơn và ân hận về hành động của mình. Trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, Hạnh đã xin phép cô giáo đứng dậy xin lỗi em và nói rõ sự thật để các bạn không còn hiểu lầm em nữa. Em tha lỗi cho bạn và mọi người lại chơi vui vẻ với nhau.

    Dẫn chứng 2

    Sự khoan dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện ở lý tưởng cách mạng của Người. Giành độc lập dân tộc, mang lại hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu, là khát vọng cháy bỏng của Người. Trong Bản Tuyên ngôn Độc lập, Người khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đồng thời, Người cũng nhấn mạnh: “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Trong suốt cuộc đời, Người chỉ mong muốn xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Những phẩm chất cao quý ấy được hội tụ và tỏa sáng trong tư tưởng, cử chỉ, lời nói và việc làm của Người, mà bất cứ ai, bất cứ người nào, khi gặp, tiếp xúc với Người đều yêu mến, ngưỡng mộ. Nhà báo Xô viết Ô xíp Manđenxtam đã viết: “ …dân tộc An Nam đáng yêu, một dân tộc rất lịch thiệp và độ lượng, rất ghét những gì thái quá. Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị… Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai.”

    Dẫn chứng 3

    Bạn tha thứ cho người mà trước kia đã hiểu lầm và nói xấu bạn.

    Dẫn chứng 4

    Bỏ qua lỗi nhỏ của một bạn trong lớp đối xử không tốt với mình.

    Dẫn chứng 5

    Thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa lỗi lầm mà bạn gây ra cho mình.

    Dẫn chứng 6

    Bạn vẫn đối xử tốt với người đã đối xử tệ bạc với mình.

    Dẫn chứng 7

    Theo lời dạy của nhà Phật: “Hận thù nên gỡ bỏ, không nên giam cầm”. Thật vậy, hận thù chỉ nên gỡ bỏ chứ đừng giam cầm nó. Cũng như khi ta biết tha thứ cho người khác, ta sẽ cảm thấy tâm hồn mình được bình yên và thanh thản hơn rất nhiều, lòng khoan dung sẽ đem đến cho ta một niềm hạnh phúc đích thực và to lớn.

    Dẫn chứng 8

    Trong lịch sử dân tộc, lòng khoan dung vẫn luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân ta. Giống như khi quân và dân ta anh dũng đánh bại giặc Minh, dù thắng nhưng ta không diệt giặc đến cùng mà vẫn mở cho họ con đường sống, để họ trở về với cuộc sống lương thiện. Hành động đẹp đó đã được thi sĩ Nguyễn Trãi khắc họa lại trong thi phẩm Bình Ngô Đại Cáo:

    “Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền
    Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa”

    Dẫn chứng 9

    “Nhân bất thập toàn” – ý chỉ đã là con người thì chẳng ai có thể hoàn hảo hay tốt đẹp đến mức tuyệt đối. Ai trong mỗi người chúng ta cũng từng hơn một lần mắc lỗi với những người xung quanh hay với chính mình. Sai lầm đó có thể đến từ những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi hoặc do hoàn cảnh khách quan tác động,… Nhưng nếu ta cứ luôn trách móc, chê bai, chế giễu lỗi lầm của người khác thì sẽ ra sao? Không chỉ không cảm thấy bình yên nơi tâm hồn, mà chính cá nhân ta sẽ ngày một tiêu cực đi bởi hành động soi mói, trì triết sai phạm của người khác. Vì vậy hãy rộng lượng bỏ qua sai lầm và trao cho họ cơ hội để sửa đổi bởi lẽ ẩn sâu bên trong mỗi con người đều có những đức tính tốt đẹp, đáng được trân trọng và nâng niu.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *