TOP 7 Dàn ý về lòng tự trọng mà Download.vn giới thiệu trong bài viết dưới đây sẽ là tư liệu cực kì hữu ích với các bạn học sinh. Qua đó các bạn nhanh chóng nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch để biết cách viết bài văn nghị luận hay.
Bạn đang đọc: Dàn ý nghị luận xã hội về lòng tự trọng (7 Mẫu)
Lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Vậy dưới đây là 7 mẫu dàn ý nghị luận về lòng tự trọng hay nhất mời các bạn cùng đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dàn ý về bệnh vô cảm, dàn ý nghị luận về tinh thần tự học.
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng tự trọng hay nhất
Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng
1. Giải thích
- Lòng tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
2. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của lòng tự trọng
– Tự trọng là sống trung thực
- Tự trọng là hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập
- Tự trọng là dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, sống trong sáng, thẳng thắn
– Tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách
- Tự trọng là dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.
- Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc….
– Dẫn chứng:
- Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.
- Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…
3. Đánh giá – mở rộng
- Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.
- Con người sống có lòng tự trọng sẽ giúp cho xã hội phát triển, văn minh.
- Cần phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao, tự đại…
4. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực…
- Mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày
Dàn ý về lòng tự trọng
I. Mở bài
- Dẫn vắn về vấn đề cần nghị luận: Lòng tự trọng
- Lòng tự trọng là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người trong chúng ta cần phải có để hoàn thiện nhân cách hoàn hảo.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Tự trọng là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự và phẩm giá của chính mình.
- Tự trọng được định nghĩa là biết người biết ta, không gây ra những việc xấu khiến bản thân hổ thẹn với mọi người.
- Tự trọng giúp mỗi người trong chúng ta biết được mình đúng chỗ nào, mình sai chỗ nào. Từ đó ngày càng hoạn thiện hơn.
- Người tự trọng sẽ làm việc bằng chính thực lực của bản thân mình.
- Tự trọng giúp mỗi người sống một cách có ích nhất có thể
- Tự trọng trong mỗi người giúp khơi gợi nhiều đức tính tốt khác nhau.
- Người có lòng tự trong sẽ biết tôn trọng người khác.
2. Biểu hiện
- Người tự trọng làm mọi việc bằng chính thực lực của bản thân, không coi cóp gian lận hoặc bắt chước bất kì ai.
- Tự trọng giúp con người ta sống và làm việc một cách nghiêm túc, không bị ai nhắc nhở.
- Người tự trong khi làm sai việc gì đề lắng nghe những đóng góp để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành và cởi mở.
- Người tự trọng luôn thể hiện một thái độ tốt với mọi người xung quanh. Tôn trọng người già và cởi mở với người trẻ.
- Người tự trong luôn biết bản thân đang làm gì và không bị tha hóa bởi những yếu tố xấu xa từ môi trường xung quanh.
3. Bàn luận mở rộng
- Những người không có lòng tự trọng vẫn tồn tại rất nhiều trong xã hội hiện nay.
- Người không có lòng tự trọng thường làm việc trái đạo lí, vô lương tâm.
- Người không có lòng tự trọng thường ăn nói cư xử thiếu văn hóa
- Tất cả những đối tượng trên cần bị lên án và phê phán nặng nề
4. Nhận thức và hành động
- Mỗi con người cần có những suy nghĩ đúng đắn và trang bị bản thân một đức tính tự trọng.
- Luôn sống một cách chan hòa và làm những điều tốt đẹp tránh xa những cái xấu.
- Nhận thức được điểm mạnh điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa.
- Là học sinh cần phải cố gắng học tập, tiếp thu những điều tốt đẹp từ bạn bè.
III. Kết bài
- Khẳng định lại tầm quan trọng của lòng tự trọng
- Lời nhắn nhủ đến mọi người hãy sống bằng cách sống giàu lòng tự trọng để giúp xã hội trở nên tốt hơn
Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng
I. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Bản thân mỗi người không ai hoàn hảo một cách tuyệt đối, tuy nhiên luôn hướng tới những phẩm chất tốt đẹp là cách để mỗi người hoàn thiện nhân cách
– Nêu vấn đề nghị luận: Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện nhân cách
II. Thân bài
1. Giải thích lòng tự trọng là gì và tại sao phải có lòng tự trọng?
– Tự trọng: Là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Tự trọng là biết mình biết mình biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân hổ thẹn
– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
- Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện
- Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
- Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích ⇒ Xã hội lành mạnh hơn
- Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác
- Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác
2. Biểu hiện của những người có lòng tự trọng
– Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận
– Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc không để bị nhắc nhở, phàn nàn
– Tự trọng là khi nhận ra cái sai của mình và lắng nghe những lời góp ý để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành, cởi mở
– Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em
– Lòng tự trọng còn thể hiện ở việc con người ý thức được mình, không bị tha hóa bởi các yếu tố tiêu cực
3. Bàn luận mở rộng
– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân:
- Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm
- Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
- Học sinh vô lễ với thầy cô
⇒ Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán. Những người ngay cả bản thân mình không tôn trọng được thì làm sao có thể thì sao có thể mong được người khác tôn trọng
4. Bài học nhận thức và hành động
– Mỗi con người cần ý thức và suy nghĩ đúng đắn về bản thân và trang bị cho bản thân lòng tự trọng
– Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu
– Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa
– Liên hệ bản thân: Chúng ta là học sinh cần cố gắng học tập, tiếp thu điều tốt đẹp từ thầy cô bạn bè
III. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình
– Lời nhắn nhủ: Mỗi chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.
Lập dàn ý về lòng tự trọng
1. Mở bài
- Giá trị của con người thực sự xuất phát từ những giá trị tốt đẹp tiềm ẩn bên trong tâm hồn và một trong những giá trị ấy là lòng tự trọng của mỗi con người.
- Người ý thức được ý nghĩa và giá trị của lòng tự trọng cũng chính là người định đoạt được giá trị của bản thân mình, từ đó luôn cố gắng giữ gìn và hoàn thiện, ngày một nâng cao phẩm giá của mình.
2. Thân bài
* Khái niệm tự trọng:
- Tự trọng có nghĩa là luôn tự biết chú ý, giữ gìn những phẩm giá tốt đẹp của bản thân, luôn coi trọng bảo nhân cách của mình, không cho phép bản thân sống lệch lạc hoặc tác động của môi trường làm ảnh hưởng đến chúng, dù có là ở trong hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nhất.
- Người có lòng tự trọng là người trước hết có tư cách đạo đức, nhân phẩm cao đẹp, sống nhân hậu, vì người cũng là vì mình, tôn trọng bản thân cũng đồng thời tôn trọng mọi người xung quanh, không tùy tiện đánh giá, hay đối xử bất công với người khác bởi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình.
* Biểu hiện:
- Sống trung thực với bản thân, gia đình và xã hội, luôn nỗ lực làm hết mình trong công việc, trung thực, thật thà, không gian dối, sống ngay thẳng, luôn cố gắng khẳng định tài năng và nhiệt huyết của mình.
- Luôn chí công vô tư, có tấm lòng trong sáng, đối xử chân thành với mọi người, không dựng chuyện đặt điều về người khác, không tham gia bình luận hay phán xét một cách chủ quan
- Tự trọng còn thể hiện trong đời sống sinh hoạt cá nhân, một người có lòng tự trọng sẽ biết sắp xếp cuộc sống của mình thật gọn gàng ngăn nắp, biết lên kế hoạch, biết quý trọng thời gian và sức khỏe của bản thân.
- Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của tập thể dù đôi khi phải hy sinh lợi ích cá nhân.
- Thể hiện ở lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn; luôn tỉnh táo và đấu tranh chống lại mọi hành vi làm ảnh hưởng đến dân tộc và đất nước, luôn tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
* Nhận xét:
- Lòng tự trọng có thể xem là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm cách của con người. Người có lòng tự trọng thường là người có một tâm hồn đẹp, được tiếp thu một sự giáo dục rất tốt từ gia đình, nhà trường và xã hội.
- Lòng tự trọng giúp con người ta hoạch định bản thân tốt hơn, biết việc nên và không nên làm, chính vì vậy, cuộc sống và công việc của họ cũng trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn hẳn.
- Người không có lòng tự trọng, không biết giữ gìn phẩm giá, chỉ biết ghen ăn tức ở, ích kỷ, xấu xa, nhỏ nhen chính là tự hạ thấp bản thân mình, đa phần xã hội chẳng mấy ai ưa thích kiểu người như vậy.
- Chớ có lầm tưởng hai khái niệm tự trọng và tự ái, tự cao, tự đại là một.
3. Kết bài
- Lòng tự trọng là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên giá trị của mỗi con người, hướng con người đi theo những suy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ và nâng cao phẩm giá của bản thân, làm đẹp cho chính tâm hồn của mình đồng thời cũng là làm đẹp cho sẽ hội, góp phần phát triển xã hội ngày một văn minh giàu mạnh hơn.
- Con người cần mỗi ngày tự rèn luyện cho bản thân tính tự trọng từ những điều vụn vặt nhất trong cuộc sống.
Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng
I. Mở bài
- Trong cuộc sống ai cũng có những đức tính riêng mà không ai giống ai, trong đó lòng tự trọng là một đức tính cao quý.
- Giới thiệu sơ lược về lòng tự trọng
II. Thân bài
1. Khái niệm về lòng tự trọng
- Lòng tự trọng giúp con người phân biệt đúng sai để biết mình nên làm gì để tạo ra kết quả tốt nhất
- Làm việc theo năng lực và trách nhiệm, không dựa dẫm vào người khác sẽ dễ dàng đạt được thành công
2. Biểu hiện của lòng tự trọng
- Sống trung thực thật thà, làm việc có trách nhiệm với mọi người
- Có tâm hồn trong sáng, thái độ sống tích cực, chăm chỉ làm việc
- Lòng yêu nước, bảo vệ tổ quốc, biết đấu tranh chống lại những hành vi ảnh hưởng đến dân tộc và đất nước mình, giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
- Là người có tư cách đạo đức, sống nhân hậu, không tùy tiện phán xét người khác.
- Tôn trọng mọi người xung quanh, cư xử đúng mực, không coi thường người khác.
- Quý trọng sức khỏe bản thân, thường xuyên chăm lo sức khỏe bản thân và những người thân xung quanh
- Coi trọng sản phẩm của mình và của người khác tạo ra, không chê bai thành quả của người khác
- Việc mình làm được thì không nên dựa dẫm vào người khác
- Không tham lam ích kỉ, biết thương người, giúp đỡ người khác
- Bên cạnh đó còn có những người không biết xấu hổ, không có lòng tự trọng như tham lam, lợi dụng của công làm lợi cho mình, ích kỷ,…
3. Đánh giá
- Lòng tự trọng là một trong những đức tính rất cần thiết cho mỗi con người
- Cần phải giáo dục cho thế hệ tương lai ngay từ nhỏ về lòng tự trọng để tương lai đất nước phát triển
- Phê phán những hành vi ích kỷ tham lam, không có lòng tự trọng
- Phân tích và đánh giá về sự tự trọng, tránh nhầm lẫn giữa tự trọng và tự cao hay tự tin thái quá,..
III. Kết bài
- Tự trọng là một đức tính quý giá của mỗi con người và là thước đo phẩm chất của một con người.
- Lòng tự trọng cần được mọi người học hỏi và phát huy những đức tính tốt đó.
Dàn ý suy nghĩ về lòng tự trọng
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng tự trọng.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Lòng tự trọng: là việc mỗi người nhận thức đúng đắn về giá trị của bản thân, biết phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình để phát triển được tốt hơn. Bên cạnh đó, lòng tự trọng còn là việc chúng ta tôn trọng nhân phẩm, giá trị con người của người khác.
→ Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để sống tốt hơn.
b. Phân tích
- Lòng tự trọng là một phẩm chất vô cùng quan trọng góp phần tạo nên giá trị của con người; khích lệ con người hướng tới những điều tốt đẹp và nâng cao giá trọ phẩm chất, con người của mình.
- Lòng tự trọng là phẩm chất đáng quý cần được đề cao trong xã hội và cần được xây dựng trong mỗi con người. Mỗi người cần biết rèn luyện, nghiêm khắc với bản thân để bồi dưỡng lòng tự trọng và phấn đấu học tập để vươn đến thành công.
- Người có lòng tự trọng luôn cố gắng sống đúng theo chuẩn mực đạo đức xã hội, có suy nghĩ, hành vi, lời nói đẹp đẽ để không làm tổn tương người khác cũng như để bản thân mình được tôn trọng.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có lòng tự trọng, nâng cao giá trị bản thân, cống hiến được những điều tốt đẹp để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người có biểu hiện thiếu tự trọng làm cho con người mất đi những giá trị đạo đức khác, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt trong đời sống xã hội và dẫn đến những hành vi sai lầm… Những người này cần xem xét và thay đổi bản thân mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng tự trọng; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Lập dàn ý suy nghĩ về lòng tự trọng
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng tự trọng.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tự trọng: là việc tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, tự trọng còn là việc chúng ta biết bảo vệ bản thân, không cho người khác động chạm hoặc xúc phạm đến giá trị của mình.
b. Phân tích
– Biểu hiện của người có lòng tự trọng:
- Hiểu được giá trị của bản thân mình, biết mình là ai và cần gì. Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, theo đuổi, thực hiện mục tiêu, ước mở của mình một cách nhiệt thành nhất.
- Người có lòng tự trọng cũng là người không bao giờ coi thường người khác, họ đối xử lịch sự, nhã nhặn với mọi người, luôn tôn trọng những người xung quanh.
– Ý nghĩa của lòng tự trọng:
- Lòng tự trọng khiến cho bản thân người đó tốt đẹp hơn.
- Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác.
c. Đánh giá
Tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,…
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng tự trọng, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.